Cảnh giác với hiện tượng hoại tử ngón tay

Hoại tử ngón tay xảy ra khi các mô và tế bảo của ngón tay chết dần đi, không thể phục hồi như ban đầu. Hoại tử không chỉ gây đau đớn, mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh suốt phần đời còn lại. Trong bài viết này, Hà An Pharmacy sẽ cùng bạn tìm hiểu để chủ động phòng ngừa hoại tử ở ngón tay.

Hoại tử ngón tay là hiện tượng gì?

Hoại tử là thuật ngữ trong lĩnh vực y khoa dùng để chỉ tình trạng các mô bị nhiễm trùng, không có khả năng tái tạo, phục hồi sẽ chết dần đi. Hoại tử xuất phát từ việc thiếu oxy nuôi máu, thiếu máu đến các mô. Hoại tử ở ngón tay là tình trạng một phần các mô của ngón tay bị chết dần đi và không thể tái tạo hay tự phục hồi lại như ban đầu.

Các trường hợp hoại tử nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ phần ngón tay bị hoại tử để ngăn không cho nhiễm trùng lan sang các vị trí lân cận. Mọi vết thương ở ngón tay hoặc bàn tay đều có nguy cơ bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử. Hoại tử ở bàn tay có thể lan rộng và gây hoại tử ngón tay.

hoai-tu-ngon-tay-2.jpg
Hoại tử ngón tay có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Một số dấu hiệu vết thương hoại tử giúp chúng ta nhận biết tình trạng hoại tử ở ngón tay như:

  • Vết thương trên ngón tay hoặc sát ngón tay có triệu chứng đau nhức, sưng đỏ, có mủ và diện tích ngày càng lan rộng một cách nhanh chóng.
  • Cảm giác ngón tay cực kỳ đau nhức, khó chịu, nhất là khi chạm vào hoặc khi vận động.
  • Quan sát quanh vết thương có thể thấy phần da có hiện tượng bong tróc hoặc nhăn nhúm khác thường.
  • Ở các vết thương có thể xuất hiện tình trạng sùi bọt hoặc có mùi hôi khó chịu.
  • Bệnh nhân có triệu chứng sốt từ nhẹ đến sốt cao tùy tình trạng nhiễm trùng.
  • Người bệnh có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…

Nguyên nhân gây hoại tử ngón tay

Ngón tay bị hoại tử có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Nhiễm trùng ngón tay do hóa chất

Ngón tay có vết thương hở mà vẫn tiếp xúc với các loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh thì nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử rất cao. Các hóa chất có tính tẩy rửa mạnh có thể làm chết các mô và tế bào vốn đang bị tổn thương. Khi đó vết thương sẽ khó lành hơn nhưng lại dễ nhiễm trùng hơn. Khi đã nhiễm trùng, nguy cơ hoại tử sẽ cao hơn nhiều lần so với việc phục hồi như ban đầu.

Hoại tử ngón sau chấn thương do tai nạn hay tai nạn lao động

Các chấn thương do tai nạn ở ngón tay có thể làm tổn thương mô mềm, tổn thương xương, tổn thương gân hoặc mất đi một phần ngón tay. Nếu chấn thương nặng như dập nát ngón tay, các mô và tế bào bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được xử lý kịp thời, kháng viêm và chống nhiễm khuẩn hiệu quả, vết thương sẽ không thể phục hồi do tế bào và mô chết dần gây hoại tử.

Sơ cứu vết thương ở ngón tay sai cách

Các vết thương phổ biến ở tay như đứt tay, mụn nhọt, áp xe, lở loét,… Tất cả các vết thương hở này nếu không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng. 

Nhiễm trùng làm tăng nguy cơ hoại tử ngón tay, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu cực nguy hiểm. Vì vậy, hãy sơ cứu vết thương hở đúng cách, sát trùng sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây nhiễm trùng để phòng ngừa hoại tử.

hoai-tu-ngon-tay-1.jpg
Hoại tử có thể đến từ sự bất cẩn trong chăm sóc vết thương hở ở ngón tay

Tắc nghẽn mạch gây hoại tử ngón tay

Hoại tử ngón tay cũng có thể là hệ quả của tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Khi lượng máu nuôi đến ngón tay bị giảm nghiêm trọng, các tế bào và mô không có nguồn nuôi dưỡng sẽ chết dần dẫn đến hoại tử. 

Đối tượng dễ bị tắc nghẽn mạch nhất là nam giới trong độ tuổi trung niên có thói quen ít vận động. Nhiều trường hợp tắc nghẽn mạch máu ngay cả khi không có vết thương nên khó phát hiện. Nếu nhận thấy dấu hiệu tê bì ngón tay, ngón tay đổi màu, người bệnh cần đi khám để phòng ngừa hoại tử.

Mắc bệnh tiểu đường tăng nguy cơ hoại tử ngón tay

Khi mắc bệnh tiểu đường, các vết thương ở ngón tay rất khó lành. Nếu không được chăm sóc và bảo vệ tốt, các tác nhân gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào vết thương. Vết thương nhiễm trùng nặng có thể lan sang các vùng lân cận hoặc gây nhiễm trùng máu. Hoại tử tại vị trí bị thương cũng là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

Khi bị hoại tử ngón tay cần xử lý thế nào?

Khi nhận thấy các dấu hiệu ngón tay bị hoại tử, người bệnh không được tự ý xử lý tại nhà. Việc cần làm ngay là họ nên đến cơ sở y tế để có được sự hỗ trợ của bác sĩ. Khi ngón tay đã bị hoại tử, cách xử lý duy nhất là phẫu thuật để loại bỏ phần mô đã bị hoại tử. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh hoặc kháng viêm tùy theo từng trường hợp.

hoai-tu-ngon-tay-3.jpg
Phẫu thuật xử lý ngón tay hoại tử

Bệnh nhân bị hoại tử ngón tay ngay cả khi đã phẫu thuật vẫn cần nằm viện theo dõi. Vi khuẩn còn sót lại trong vết thương hoàn toàn có thể kích thích nhiễm trùng tái diễn, lan rộng hoặc xâm nhập vào máu. Khi đã đảm bảo không còn trạng thái nhiễm trùng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân xuất viện. Bệnh nhân cần chăm sóc vết thương tại nhà đúng cách để vết thương nhanh lành.

Chăm sóc vết thương ngón tay để phòng hoại tử

Hoại tử ngón tay có thể tiến triển rất nhanh chóng có nguy cơ cắt bỏ một phần ngón tay hoặc toàn bộ ngón tay vì hoại tử là rất cao. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chăm sóc vết thương ở ngón tay, sơ cứu dập ngón tay,… đúng cách để phòng ngừa hoại tử. Các bước sơ cứu đúng cách như sau:

  • Vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng các loại dung dịch sát trùng vết thương như: Dung dịch Prontosan Solution Round B.Braun và một số loại khác. Các dung dịch này có thể loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám vào vết thương. Nếu vết thương có dính đất cát, bùn lầy, bạn nên làm sạch trước bằng oxy già. Khi rửa vết thương cần dốc ngón tay xuống dưới.
  • Nếu quan sát thấy dị vật ở vết thương như mảnh thủy tinh, vụn sắt,… thì cần dùng nhíp sạch gắp dị vật ra.
  • Dùng băng gạc y tế tiệt trùng để cầm máu và thấm khô vết thương.
  • Dùng các sản phẩm sát trùng dạng dung dịch hoặc dạng mỡ. Để chắc chắn không bị dị ứng với sản phẩm, bạn nên tham khảo tư vấn của dược sĩ.
  • Nếu vết thương nhỏ, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà nhưng nếu vết thương lớn, sau khi sơ cứu bạn hãy đến bệnh viện. Qua thăm khám, bác sĩ có thể tư vấn dùng kháng sinh, kháng viêm, tiêm ngừa uốn ván nếu cần thiết.
  • Khi thấy vết thương bị tấy đỏ, đau, bầm máu hoặc da ngón tay đổi màu, bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay lập tức.
hoai-tu-ngon-tay-4.jpg
Xử lý vết thương ở ngón tay đúng cách phòng ngừa hoại tử

Hoại tử ngón tay có thể là hậu quả của những tổn thương nhỏ mà chúng ta không ngờ tới. Vì vậy, khi có các dấu hiệu sớm cảnh báo hoại tử, người bệnh nên đến gặp bác sĩ sớm để phục hồi và bảo toàn được các mô, tránh việc phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ ngón tay.

Xem thêm:

Dấu hiệu vết thương bị hoại tử điều trị như thế nào để không phải cắt bỏ

Ngón tay bị sưng phù và ngứa có nguy hiểm không?



Chat with Zalo