Cảnh giác với bệnh nấm họng thanh quản

Nấm họng thanh quản là bệnh khá hiếm gặp ở thanh quản. Bệnh do nấm gây ra, với những triệu chứng gây khó chịu không chỉ ở thanh quản mà còn cơ thể. Bệnh này thường gặp ở các nước nhiệt đới ẩm với nhiều yếu tố nguyên nhân. Để biết thêm thông tin về bệnh đừng bỏ qua bài viết này nhé. 

Bệnh nấm họng thanh quản là bệnh gì? 

Thanh quản là bộ phận nằm ở cửa ngõ đường hô hấp dưới. Đây là bộ phận hẹp nhất của đường thở đảm nhiệm chức năng thở, phát âm và bảo vệ phổi. 

Nấm họng thanh quản còn được gọi là viêm thanh quản do nấm gây ra. Ở người bình thường, niêm mạc vùng hầu họng miệng, thanh quản thường có nấm sống hoại sinh. Một khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, hoặc thay đổi điều kiện sống, thời tiết nấm sẽ phát triển và gây bệnh nấm thanh quản. 

Bệnh nấm họng thanh quản là gì Bệnh nấm họng thanh quản là gì 

Nguyên nhân dẫn đến nấm họng thanh quản

Nấm họng thanh quản gây ra bởi hai loại nấm Candida và Aspergillus sống cộng sinh tại vùng họng miệng, thanh quản. Chúng sẽ chủ động tấn công và phát triển, hình thành bệnh trên cơ thể khi gặp điều kiện thuận lợi. 

Ngoài ra, còn một số yếu tố bên ngoài gia tăng nguy cơ mắc bệnh này:

  • Yếu tố thời tiết như thiên tai, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái.
  • Trào ngược dạ dày, thực quản làm thay đổi môi trường pH ở thực quản, thanh quản.
  • Hút thuốc lá.
  • Sử dụng corticoid dạng hít.
  • Sử dụng kháng sinh thời gian dài.

Các yếu tố này giúp tạo điều kiện cho nấm sinh trưởng và phát triển dẫn đến gây bệnh nấm ở thanh quản.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc nấm họng thanh quản

Nếu không bảo vệ sức khỏe, chỉ cần có cơ hội, điều kiện thì nấm sẽ tấn công và gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cơ mắc nấm thanh quản:

  • Những người nghiện rượu.
  • Mắc bệnh đái tháo đường.
  • Nhiễm HIV – AIDS.
  • Sử dụng corticoid kéo dài để điều trị một số bệnh. Chẳng hạn như một số bệnh: Viêm khớp dạng thấp, hội chứng thận hư, suy thượng thận,…
  • Mắc các bệnh lý ác tính như: Bạch cầu cấp, bạch cầu mạn.
  • Thường xuyên sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như: Azathioprin, Cyclosporin, Chlorambucil,…
  • Cơ thể yếu, không đủ sức đề kháng, miễn dịch.
  • Bệnh nhân ghép tạng phải dùng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Suy tuyến giáp. 

Triệu chứng của nấm họng thanh quản

Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh này đều không có dấu hiệu rõ ràng nên khó nhận biết và hay bị nhầm lẫn với bệnh khác. Do đó, bệnh nhân có xu hướng tự mua thuốc và chữa tại nhà mà không thăm khám sớm để kịp thời khắc phục tình trạng. 

Triệu chứng cơ năng: Bao gồm các triệu chứng như ho, ngứa họng, khàn tiếng, khó thở tại thanh quản. Mức độ của triệu chứng sẽ tăng dần từ nhẹ đến nặng, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, Đồng thời, còn xuất hiện kèm theo hiện tượng viêm xung huyết, phù nề thanh quản làm cản trở hô hấp của người bệnh. 

Triệu chứng của nấm họng thanh quản Triệu chứng của nấm họng thanh quản 

Triệu chứng toàn thân: Hầu hết bệnh không biểu hiện hay biểu hiện rất ít về triệu chứng toàn thân. Ở một số bệnh nhân có xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, uể oải, chán ăn, buồn nôn,...

Để điều trị kịp thời, bệnh nhân khi xuất hiệu một trong những triệu chứng trên cần kết hợp thăm khám ngay lập tức. Từ đó, được các bác sĩ định hướng chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh.

Chẩn đoán bệnh nấm họng thanh quản

Bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác nhất:

Khám thanh quản: Sử dụng các phương pháp như soi thanh quản trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp này giúp phát hiện các màng giả ở thanh quản. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà màng giả có thể khu trú tại một vùng hoặc một số vị trí. Khi lấy mẫu xét nghiệm, cần phải lấy đúng vị trí tổn thương mới có thể cho kết quả chẩn đoán chính xác. 

Chẩn đoán cận lâm sàng: Xét nghiệm nghiệm mô bệnh học, huyết thanh học, sinh học phân tử, nhuộm soi và nuôi cấy. Các phương pháp này giúp xác định bệnh và làm cơ sở cho lựa chọn thuốc điều trị phù hợp với tình trạng. Để chính xác, cần thực hiện kết hợp các biện pháp chẩn đoán và lấy đúng bệnh phẩm tại các vị trí tổn thương.

Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt: Điều này giúp phân biệt với các bệnh lao thanh quản, ung thư thanh quản để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Vì màng giả có thể trông rất giống với khối u ung thư hay bệnh lao,...

Điều trị bệnh nấm họng thanh quản

Nấm họng thanh quản là bệnh được xem là khó điều trị. Vì nấm có lớp vỏ chitin rất khó ngấm thuốc. Do đó, tùy vào tình trạng mà bác sĩ đưa ra hướng điều trị mang lại hiệu quả nhất. Thông thường, khi điều trị bệnh này cần kết hợp cả điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. 

Điều trị tại chỗ

Bác sĩ thực hiện soi và bóc tách để loại bỏ giả mạc. Từ đó, giúp loại trừ các tác nhân gây bệnh. Mục đích của điều trị tại chỗ giúp giảm liều thuốc uống, rút ngắn thời gian điều trị, thúc đẩy quá trình phục hồi cho người bệnh nhất là khả năng phát âm. Đồng thời, bác sĩ có thể thực hiện chấm thuốc kháng nấm tại những vị trí bị viêm. Thế nhưng, cách này sẽ khó thực hiện đối với những bệnh nhân phản xạ thanh quản quá mạnh.

Điều trị toàn thân

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng nấm đường uống có hiệu quả đối với những bệnh nhân viêm thanh quản do nấm đơn thuần. Đồng thời, cũng áp dụng cho người bệnh không bị suy giảm miễn dịch đáng kể.

  • Viêm thanh quản do nấm Aspergillus gây ra: Dùng Itraconazol với liều 200mg/ngày, trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 tuần.
  • Viêm thanh quản do nấm Candida: Có thể dùng Itraconazol đường uống tương tự điều trị viêm thanh quản do nấm Aspergillus. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định uống Fluconazol 150mg 01 viên trong 2 ngày đầu. Tiếp theo là 1 viên Fluconazole 150mg/tuần cho các tuần tiếp theo. Dùng thuốc điều trị trung bình từ 2 - 4 tuần.
Điều trị nấm họng thanh quản Triệu chứng của nấm họng thanh quản 

Lưu ý: các loại thuốc điều trị nấm gây ảnh hưởng đến gan. Do đó, bệnh nhân chỉ được uống theo liều lượng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Phải tuân thủ tuyệt đối liệu trình điều trị từ bác sĩ để hạn chế nguy cơ tái phát, ít ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả nhanh nhất. 

Hy vọng những thông tin trong bài giúp mọi người nắm được kiến thức về bệnh nấm thanh quản. Điều này giúp mọi người có những cách phòng ngừa, bảo vệ và tăng cường sức khỏe tốt hơn để chống lại các mầm bệnh. 

Thy Võ 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo