Cảnh báo tình trạng thiếu canxi chân tay co quắp

Canxi không chỉ cần cho sức khỏe xương khớp mà còn giữ nhiều vai trò quan trọng đối với các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, không ít người bệnh gặp phải tình trạng thiếu canxi chân tay co quắp nhanh chóng, gây ra nhiều khó khăn trong vận động. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không? Làm sao để sơ cứu kịp thời khi ngón tay bị co quắp do thiếu canxi? Hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Vì sao thiếu canxi chân tay co quắp?

Canxi là một trong những nhân tố quyết định trực tiếp đến khả năng phát triển của xương, răng và cơ bắp. 99% canxi bên trong cơ thể tập trung chủ yếu ở các khớp và xương, phần còn lại nằm trong máu của con người. 

Mặc dù lượng canxi của máu chỉ bằng 1/10.000 hàm lượng canxi có trong xương, nhưng nó lại có nhiệm vụ quan trọng giúp dẫn truyền tín hiệu thần kinh về não bộ, tham gia trực tiếp vào việc cân bằng các thành phần bên trong máu huyết. Nếu lượng canxi trong máu quá thấp, nó sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi máu.

Theo đó, thiếu canxi chân tay bị co quắp là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh hạ canxi máu mà người bệnh cần hết sức lưu ý. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có lượng canxi trong máu thấp ở mức bất thường. Lúc này, hàm lượng canxi không đủ để đáp ứng nhu cầu vận hành của các cơ quan bên trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến việc canxi không được truyền dẫn đến các nhóm cơ, làm cho chức năng co cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cảnh báo tình trạng thiếu canxi chân tay co quắp 1
Thiếu canxi chân tay co quắp là hiện tượng phổ biến ở nhiều người bệnh 

Dấu hiệu nhận biết thiếu canxi chân tay co quắp

Hạ canxi máu nếu không được xử lý và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh như: Bệnh loãng xương, xương giòn, dễ gãy, rụng răng sớm, tê bì chân tay,...

Để nhận biết sớm khi nào người bệnh bị hạ canxi máu, bạn có thể căn cứ vào các triệu chứng điển hình sau:

  • Tê môi và đầu lưỡi, khó nói chuyện.
  • Tê cứng các đầu ngón tay, đầu ngón chân.
  • Co thắt các cơ ở lòng bàn tay tạo thành hình "bàn tay đỡ đẻ", các ngón tay không xòe ra được.
  • Co thắt các cơ ở lòng bàn chân khiến bàn chân duỗi ra như đang đạp xe.
  • Cảm thấy đau nhức các nhóm cơ vùng mặt.
  • Cơn đau lan rộng ra toàn cơ thể, gây co giật toàn thân hoặc khu trú.
  • Người bệnh cảm thấy khó thở do co thắt lồng ngực và cơ quan hô hấp.
  • Tâm trạng trở nên nhạy cảm, dễ cáu giận, buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi,...
  • Xuất hiện các cơn sốt theo từng đợt.
Cảnh báo tình trạng thiếu canxi chân tay co quắp 2
Người bị thiếu canxi thường bị ê nhức vùng mặt 

Đối tượng dễ bị hạ canxi máu

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người già, người trung niên từ 51 tuổi trở lên là nhóm đối tượng dễ bị thiếu canxi chân tay co quắp nhất. Ngoài ra, nếu nằm trong số các trường hợp sau, bạn cũng nên chú ý bổ sung nhiều canxi để tránh ngón tay bị co quắp:

Người có thể trạng yếu

Trẻ em, người già hoặc người mới ốm dậy, có sức khỏe yếu thường kém hấp thu canxi. Hơn nữa, đây cũng là đối tượng thường xuyên phải sử dụng thuốc kháng sinh. Trong khi đó, không thể tránh được những loại thuốc có khả năng làm giảm chuyển hóa canxi.

Phụ nữ mang thai và mãn kinh

Phụ nữ khi mang thai, cho con bú hoặc bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thường có nhu cầu bổ sung canxi nhiều hơn mức bình thường. Nguyên nhân là do sữa mẹ tiết ra có chứa một lượng lớn canxi. Mẹ cũng cần bổ sung nhiều canxi để nuôi dưỡng bào thai.

Trong khi đó, việc suy giảm hormone estrogen trong thời kỳ mãn kinh khiến mật độ xương của phụ nữ giảm đi nhanh chóng.

Mắc bệnh suy tuyến cận giáp

Suy tuyến cận giáp là kết quả của việc thiếu hormone tuyến cận giáp. Căn bệnh này bắt nguồn từ việc người bệnh bị rối loạn chức năng tự miễn dịch hoặc bị tổn thương một số tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật cắt tuyến giáp. Nếu không sản xuất đủ hormone tuyến cận giáp để kiểm soát lượng canxi trong máu, cơ thể người bệnh sẽ thiếu hụt canxi nghiêm trọng.

Cảnh báo tình trạng thiếu canxi chân tay co quắp 3
Suy tuyến cận giáp là nguyên nhân của tình trạng thiếu canxi 

Trẻ bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng đồng nghĩa với việc cơ thể không nhận đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, người duy trì chế độ ăn chay trường, ăn kiêng giảm cân hoặc có chế độ ăn sơ sài, ít chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D và canxi cũng rất dễ bị hạ canxi máu đột ngột.

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân phổ biến khác có thể dẫn đến tình trạng thiếu canxi chân tay co quắp là:

  • Bệnh nhân phải phẫu thuật cắt đoạn ruột.
  • Người mắc hội chứng giảm hấp thu mạn tính.
  • Lạm dụng thuốc lợi tiểu dạng furosemid.
  • Người bị giảm albumin máu, tăng phosphat máu do dùng nhiều kháng sinh nhóm aminosid.
  • Người bị suy thận, sốc nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân ung thư đang thực hiện hóa trị liệu.
  • Viêm tụy.
  • Bệnh nhân thiếu máu được tiếp nhận một lượng máu lớn.
  • Thường xuyên sử dụng các thuốc chống động kinh.
  • Nghiện rượu, bia và các chất kích thích.
Cảnh báo tình trạng thiếu canxi chân tay co quắp 4
Bệnh nhân mắc bệnh thận rất dễ bị hạ canxi máu 

Thiếu canxi chân tay co quắp nên xử lý như thế nào?

Khi người thân, bạn bè hoặc những người xung quanh bị hạ canxi máu dẫn đến ngón tay bị co quắp, bạn cần giữ bình tĩnh. Sau đó, thực hiện ngay phương pháp cấp cứu cho bệnh nhân hạ canxi máu sau:

  • Đỡ bệnh nhân vào chỗ thoáng mát để nghỉ ngơi.
  • Vỗ nhẹ vào 2 bên má bệnh nhân để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo.
  • Nếu người bệnh đã ngất, bạn hãy thử ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng.
  • Pha canxi viên dạng sủi vào cốc nước và cho bệnh nhân uống. Nếu hai hàm răng đã cứng lại và không mở được miệng, bạn dùng thìa bón từ từ. Đồng thời, vỗ mạnh hai bên má cho bệnh nhân tỉnh lại.
  • Nếu không có canxi dạng sủi thì nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Làm gì để phòng ngừa hạ canxi máu?

Để phòng chống cơ thể bị thiếu hụt canxi khiến chân tay co quắp, cách tốt nhất là bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Cụ thể:

  • Xây dựng thực đơn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn có thể bổ sung canxi qua một số loại thực phẩm giàu canxi như: Hải sản, thịt bò, gà, lợn, rau xanh, cam, chuối,...
  • Sử dụng thêm viên uống canxi khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Tắm nắng vào buổi sáng để kích thích cơ thể tổng hợp vitamin D qua da.
  • Tránh các kích thích từ bên ngoài vì dễ gây khởi phát cơn hạ canxi nếu bản thân có tiền sử mắc bệnh hạ canxi gây co giật hoặc co quắp chân tay.
  • Tránh xa các chất kích thích, nước ngọt, đồ uống có cồn, đồ uống có ga.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên để xương khớp được dẻo dai và tăng cường khả năng hấp thu cũng như trao đổi chất bên trong cơ thể. 
Cảnh báo tình trạng thiếu canxi chân tay co quắp 5
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều vô cùng quan trọng 

Thiếu canxi chân tay co quắp thực sự không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu bạn phát hiện kịp thời và có các biện pháp phòng chống. Hãy chia sẻ ngay thông tin bổ ích này đến với mọi người để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình nhé! 

Xem thêm: Giải đáp: Bị chuột rút có phải thiếu canxi không?



Chat with Zalo