Giải đáp thắc mắc bệnh lao tiềm ẩn có lây không?
Bệnh lao được gây ra khi một loại vi khuẩn có tên là Mycobacterium tuberculosis thông qua các giọt nhỏ được phát tán vào không khí khi một người không được điều trị mắc bệnh lao ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ, cười hoặc tiếp xúc gần. Không phải ai bị nhiễm lao cũng sẽ bị bệnh. Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể mà không phát triển bệnh được gọi là nhiễm lao tiềm ẩn.
![Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể mà không phát triển bệnh được gọi là nhiễm lao tiềm ẩn](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_benh_lao_tiem_an_co_lay_khong_1_c9378e31b0.jpg)
Nhiễm lao tiềm ẩn là gì?
Bệnh lao lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Một người bị nhiễm lao nhưng không phát giác triệu chứng được gọi là nhiễm lao tiềm ẩn. Người bị nhiễm không cảm thấy mệt mỏi vì vi khuẩn lao ở dạng tiềm ẩn hoặc chưa hoạt động trong cơ thể.
Bệnh lao tiềm ẩn có nguy cơ phát triển thành bệnh lao hoạt động và trở thành nguồn lây truyền bệnh. Trong 5 năm đầu, 5% đến 10% số người mắc lao tiềm ẩn sẽ phát triển thành bệnh lao phổi. Tuy nhiên, nguy cơ trở thành bệnh lao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là tình trạng miễn dịch của người nhiễm bệnh.
Tại sao lại cần điều trị nhiễm lao tiềm ẩn?
Khi tình trạng nhiễm lao tiềm ẩn được phát hiện, bạn sẽ được đưa vào kế hoạch điều trị. Việc điều trị là cần thiết vì:
- Những người bị nhiễm lao tiềm ẩn có thể mang vi khuẩn lao trong cơ thể họ trong nhiều năm trước khi phát triển thành bệnh lao tiến triển.
- Đây là cách duy nhất để tiêu diệt vi khuẩn lao hiện có trong cơ thể và ngăn ngừa sự phát triển của mầm bệnh lao trong tương lai.
- Giúp giảm thiểu tỷ lệ bệnh lao tiềm ẩn chuyển thành bệnh lao, ngăn chặn nguồn lây nhiễm, khống chế bệnh lao.
Bệnh lao tiềm ẩn có lây không?
Để biết được bệnh lao tiềm ẩn có lây không, ta cần hiểu rõ vi khuẩn lao trong cơ thể ở bệnh lao tiềm ẩn đã bị bất hoạt, không thể sinh sôi. Một lượng nhỏ vi khuẩn không thể phát tán vào không khí. Do đó, những người mắc bệnh lao tiềm ẩn không thể lây nhiễm cho người khác. Đây cũng là một trong những điều kiện để xác định bệnh nhân lao tiềm ẩn.
Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch bị suy yếu, những người mắc bệnh lao tiềm ẩn sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh lao. Vì vậy, nếu một người mắc bệnh lao tiềm ẩn, nó sẽ trở thành bệnh lao hoạt tính. Lúc này, người bệnh sẽ có khả năng lây nhiễm cho người khác. Do đó, bệnh nhân mắc lao tiềm ẩn nên được điều trị dự phòng kịp thời để giảm nguy cơ phát triển thành bệnh lao.
![Bệnh nhân mắc lao tiềm ẩn nên được điều trị dự phòng kịp thời để giảm nguy cơ phát triển thành bệnh lao](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_benh_lao_tiem_an_co_lay_khong_2_c54a924098.jpg)
Sự khác nhau giữa nhiễm lao dạng tiềm ẩn và bệnh lao?
Những người bị nhiễm lao tiềm ẩn có mang vi khuẩn lao trong cơ thể, nhưng họ không bị bệnh vì vi khuẩn này không hoạt động. Những người này không có triệu chứng của bệnh lao phổi và không thể lây lan vi khuẩn cho người khác. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể phát triển bệnh lao trong tương lai, vì vậy việc điều trị thường được chỉ định để ngăn ngừa bệnh lao.
Người bị bệnh lao phát bệnh do vi khuẩn lao hoạt động, có nghĩa là vi khuẩn lao đang nhân lên và phá hủy mô trong cơ thể. Bệnh nhân thường có các triệu chứng của bệnh lao. Những người bị bệnh lao phổi hoặc lao họng có thể lây lan vi khuẩn cho người khác, vì vậy các loại thuốc bệnh lao cần được kê đơn để điều trị.
Bạn cần làm gì nếu đã từng tiếp xúc với người nhiễm lao dạng tiềm ẩn?
Những người mắc bệnh lao tiềm ẩn không thể truyền vi khuẩn cho người khác. Vì vậy bạn không cần xét nghiệm nếu bệnh nhân đã tiếp xúc với người bị nhiễm lao tiềm ẩn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã tiếp xúc với người bị lao hoặc có các triệu chứng của bệnh lao thì cần đi kiểm tra, xét nghiệm ngay.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao tiềm ẩn
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lao, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, các yếu tố này bao gồm:
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thường hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn lao, nhưng nếu sức đề kháng bị suy yếu, cơ thể sẽ bị giảm khả năng chống chọi bệnh.
Một số bệnh và thuốc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, bao gồm bệnh HIV/AIDS, tiểu đường, bệnh thận giai đoạn cuối, một số bệnh ung thư, phương pháp điều trị ung thư chẳng hạn như hóa trị liệu, một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, các loại thuốc chống thải ghép các cơ quan cấy ghép, bệnh vẩy nến, bệnh Crohn, suy dinh dưỡng, ở độ tuổi rất trẻ hoặc già.
![Bệnh HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_benh_lao_tiem_an_co_lay_khong_3_394bccb20a.jpg)
Đi du lịch hoặc sống ở một số khu vực nguy cơ
Những người sống ở hoặc đi du lịch đến các nước có tỷ lệ mắc lao cao và lao kháng thuốc như châu Phi cận Sahara, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Pakistan có nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn.
Nghèo đói và lạm dụng chất gây nghiện
Thiếu chăm sóc sức khỏe, tiêm chích ma túy, lạm dụng chất gây nghiện và sử dụng rượu làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ phát triển bệnh lao. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lao.
Công việc chăm sóc sức khỏe
Tiếp xúc thường xuyên với những người bị bệnh làm tăng khả năng tiếp xúc với vi khuẩn lao. Đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Hy vọng với những thông tin đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc lao tiềm ẩn có lây không và hiểu thêm một số thông tin về căn bệnh này. Người bị nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn không lây nhiễm, không thể truyền bệnh lao cho người khác, không có biểu hiện lâm sàng về bệnh lao. Người mang vi khuẩn lao tiềm ẩn vẫn khỏe mạnh, lao động và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong diện nguy cơ mắc bệnh lao thì nên đi khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp