Cân nhắc một số rủi ro khi thụ tinh ống nghiệm

Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hầu như tỷ lệ nghịch với độ tuổi của người mẹ. Đồng thời một số rủi ro và biến chứng cũng có thể xảy ra nếu thể trạng của mẹ yếu và nhạy cảm với thuốc.

Rủi ro của phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) là gì?

Mặc dù thụ tinh ống nghiệm là biện pháp có thể giúp nhiều cặp vợ chồng có con sau bao nhiêu nỗ lực tìm con tự nhiên mà không thành. Tuy nhiên, IVF không phải là phương pháp hoàn hảo, nó vẫn có tỷ lệ thất bại và còn tồn tại nhiều điều hạn chế. Khi tiến hành điều trị bằng IVF, các cặp vợ chồng cần nắm rõ được những rủi ro khi thụ tinh ống nghiệm. Một số rủi ro có thể gặp là:

Phản ứng thuốc

Thường các bệnh nhân tiến hành IVF đều gặp một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng các loại thuốc sinh sản để điều chỉnh chu kỳ hay kích thích rụng trứng trước khi làm thủ thuật lấy trứng. Một số phản ứng nhẹ với thuốc có thể là bốc hỏa, đau đầu, đau bụng, đầy hơi và các triệu chứng cảm xúc như bồn chồn, khó chịu, thay đổi tâm trạng hoặc nói chung là cảm thấy suy sụp.

Mặc dù các tác dụng phụ này là khá bình thường, tuy nhiên vẫn nên theo dõi mức độ nghiêm trọng vì mẹ bầu là đối tượng nhạy cảm. Nếu tình trạng đau hay khó chịu trở nên nghiêm trọng thì phải liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ chỉ định nhanh chóng, vì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó nghiêm trọng hơn.

Cân nhắc một số rủi ro khi thụ tinh ống nghiệm 1 Một số loại thuốc dùng để xét nghiệm IVF có thể làm mẹ bị phản ứng thuốc

Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất liên quan đến thuốc đó là hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Đây là một phản ứng tương đối hiếm nhưng nghiêm trọng so các loại thuốc sinh sản được sử dụng để kích thích sản xuất trứng và trưởng thành.

Nhiều triệu chứng của OHSS cũng tương tự như các tình trạng đầy hơi và đau bụng nhưng nhẹ hơn. Ngoài ra, người bị phản ứng thuốc sẽ bị giảm tần suất tiểu, khó thở, ngất xỉu, đau bụng dữ dội hoặc tăng 4 tới 5kg nhanh chóng trong vòng 3 - 5 ngày. Nếu gặp bất cứ các triệu chứng nào kể trên, liên hệ bác sĩ của bạn nhanh nhất có thể để kịp thời xử lý.

Nguy cơ sẩy thai

Thụ tinh ống nghiệm tuy không làm tăng nguy cơ sảy thai, nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Sảy thai khi thực hiện phương pháp IVF sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm lý của các bà bầu nhiều hơn so với việc sảy thai khi mang thai tự nhiên.

Thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là một tình trạng nguy hiểm nếu phôi thai phát triển ở bên ngoài tử cung như vòi trứng. Mặc dù quá trình IVF là đặt phôi trực tiếp vào tử cung, nhưng trong một số ít trường hợp vẫn có thể dẫn đến thai ngoài tử cung.

Hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được xác định nhưng thai ngoài tử cung thường xảy ra ở những phụ nữ có ống dẫn trứng có vấn đề. Đây là một biến chứng nghiêm trọng. Mang thai ngoài tử cung sẽ gây ra sự gia tăng bất thường của hormone thai kỳ, từ đó dẫn đến đau bụng và chảy máu âm đạo có thể xuất hiện.

Cân nhắc một số rủi ro khi thụ tinh ống nghiệm 2 Thai ngoài tử cung không phải trường hợp hiếm gặp khi làm thụ tinh ống nghiệm

Sinh bé sinh non và cân nặng khi sinh thấp

Nếu bạn có thai nhờ phương pháp IVF, có một số trường hợp hiếm gặp là bạn có thể sinh con nhỏ hơn hoặc sớm hơn so với sinh con tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy mức độ hormone cao được sử dụng trong quá trình kích thích làm thụ tinh ống nghiệm có thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Bé sinh ra thấp bé nhẹ cân có thể liên quan đến việc chuyển phôi. Tuy nhiên, cân nặng bé nhẹ sẽ không xuất hiện trong trường hợp làm IVF nhưng sử dụng phôi đông lạnh trước đó.

Mang đa thai

Mang thai nhiều lần và đa thai (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn) là rủi ro khi thụ tinh ống nghiệm cao nhất. Rủi ro cho cả em bé và bà mẹ nghiêm trọng hơn so với mang thai đơn lẻ. Tuy nhiên, những tiến bộ trong kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm đã hạn chế tình trạng này xảy ra. Nhiều phòng khám hiện nay với y bác sĩ chuyên nghiệp, thiết bị hiện đại đã có thể giúp bệnh nhân của họ có thai bằng cách chuyển một phôi thai, gần như giảm thiểu tối đa nguy cơ sinh đa thai.

Cân nhắc một số rủi ro khi thụ tinh ống nghiệm 3 Đa thai dễ xảy ra khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm

Tâm lý

Khi quyết định chọn phương pháp thụ tinh ống nghiệm có nghĩa là các bậc cha mẹ tương lai đã có một cuộc chiến tâm lý rất lớn. Vượt qua IVF là một hành trình ảnh hưởng đến tâm lý rất mạnh, ảnh hưởng cả tới sức khỏe và tinh thần.

Trường hợp mẹ có nồng độ hormone cao, tâm lý không ổn định, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cần thường xuyên đến phòng khám và tâm sự với bác sĩ chuyên môn để giải tỏa áp lực, tránh tình trạng dồn nén, ức chế.

Một số tác dụng phụ khác khi thụ tinh ống nghiệm

Quy trình chọc hút lấy trứng được thực hiện dưới tác dụng an thần nhẹ và gây mê nhưng có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ, như: Chảy máu nhẹ, chân chuột rút nhẹ, đầy hơi, táo bón, vú mềm…

Quá trình chuyển phôi nhanh hơn và dễ dàng hơn nên thường có ít tác dụng phụ hơn, nhưng bạn cũng có thể gặp một số triệu chứng tương tự nên không được chủ quan.

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản được giới chuyên môn đánh giá cao hiện nay. Phương pháp này sử dụng công nghệ hiện đại, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các cặp vợ chồng thực hiện được mong ước làm cha, mẹ khi chẳng may bị vô sinh hiếm muộn. Để có tỷ lệ mang thai thành công cao nhất và giảm thiểu rủi ro khi thụ tinh ống nghiệm thì các cặp vợ chồng cần tìm hiểu thật kỹ và nghe tư vấn của chuyên gia để sẵn sàng vượt cạn.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo