Cần cải thiện tư thế ngủ khi nghẹt mũi như thế nào?
Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh về hô hấp, khiến người bị khó chịu đặc biệt là khi ngủ. Dấu hiệu này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Chứng nghẹt mũi khi ngủ
Tại bất kỳ thời điểm nào, lượng không khí hít vào và thở ra ở một lỗ mũi sẽ lớn hơn nhiều so với lỗ mũi còn lại. Lượng máu tập trung ở một bên lỗ mũi gây nghẹt, sau đó chảy qua mũi bên kia. Nếu người bệnh bị nghẹt mũi khi ngủ lâu ngày sẽ dễ gặp các triệu chứng như đau xoang, nhức đầu,… Thông thường, mũi bị nghẹt một bên nhiều hơn là hai bên, do chúng ta luôn có xu hướng thở bên này nặng hơn bên kia, hai lỗ mũi luân phiên thở dồn dập hơn. Máu càng bị tắc nhiều hơn khi bạn ngủ nghiêng đầu sang một bên gây nghẹt mũi. Dù bị nghẹt mũi một bên hay cả hai bên thì việc bị nghẹt mũi khi ngủ cũng rất khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ.
Nguyên nhân nghẹt mũi khi ngủ
Do tác động của trọng lực: Theo cơ chế, niêm mạc mũi tiết ra chất nhầy và chảy xuống họng. Tuy nhiên, nếu bạn nằm, chất nhầy sẽ khó xuống cổ họng. Mặt khác, chúng ta cũng có xu hướng nuốt ít nước bọt ít hơn khi ngủ, do đó chất nhầy dễ tích tụ trong cổ họng và sống mũi, dẫn đến nghẹt mũi. Ngoài ra, trọng lực cũng gây ra lượng máu giảm khi nằm xuống và góp phần gây nghẹt mũi khi ngủ.
- Do cảm lạnh: Các bệnh như cảm cúm, viêm phế quản cấp, viêm phổi đều là nguyên nhân gây nghẹt mũi. Khi chúng ta nằm xuống, dịch nhầy trong mũi có xu hướng tăng lên nhiều hơn so với khi chúng ta ngồi hay đứng.
- Do không khí khô: Đau mũi có thể trở nên tồi tệ hơn do không khí khô. Khi không khí thiếu ẩm, niêm mạc mũi phải tăng tiết chất nhờn để giữ độ ẩm cho mũi và khi tiết quá nhiều dịch nhầy sẽ dẫn tới nghẹt mũi.
- Vách ngăn mũi bị lệch: Vách ngăn nằm ở giữa mũi. Vì nhiều lý do mà vách ngăn mũi không nằm ở giữa hai mũi. Tình trạng này được gọi là lệch vách ngăn mũi, lúc này chất nhầy đọng lại ở phía mũi hẹp hơn và gây ra nghẹt mũi, đặc biệt là khi chúng ta ngủ.
- Dị ứng: Dị ứng cũng là một nguyên nhân gây ngạt mũi khi ngủ. Các tác nhân gây dị ứng thường là phấn hoa, bụi nhà, lông động vật,... Thuốc kháng histamine có thể giúp giảm bớt các triệu chứng nghẹt mũi dị ứng. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên khám tổng thể để xác định chính xác nguyên nhân để tránh các tác nhân dị ứng càng xa càng tốt.
Cách trị nghẹt mũi khi nằm
Vệ sinh mũi bằng nước muối
Việc vệ sinh mũi bằng nước muối hằng ngày là việc làm cần thiết để làm lỏng dịch nhầy dễ tống ra ngoài. Bạn cần thực hiện đều đặn mỗi ngày để giảm các triệu chứng và làm dịu niêm mạc mũi. Cách rửa mũi như sau: Nghiêng đầu sang một bên khoảng 45 độ rồi bơm nước muối từ một bên mũi để nước chảy ra bên mũi còn lại và làm đổi bên.
Xông mũi với tinh dầu
Tinh dầu có thể giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Vì các hoạt chất trong tinh dầu như tràm trà, sả, gừng, bạc hà,... có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp giảm sưng và giảm nghẹt mũi. Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ. Sau đó thực hiện một số động tác hít thở, xoa bóp vùng mũi dùng để kích hoạt vùng bị tắc nghẽn và giúp không khí lưu thông tốt hơn.
Nếu không dùng máy khuếch tán, bạn có thể xông hơi đơn giản như sau: Cho tinh dầu vào chậu nước nóng. Che đầu bằng khăn để hơi nước bốc lên trong khoảng 10 phút. Giữ khoảng cách an toàn giữa nước và mặt để tránh hơi nước nóng làm bỏng da.
Uống nước ấm
Uống nhiều nước ấm mỗi ngày hoặc trà mật ong, trà chanh ấm giúp làm ấm cơ thể, cổ họng. Các loại trà có tác dụng giải cảm, giảm sưng cổ họng, làm dịu các triệu chứng hô hấp hay cảm lạnh gây ra.
Tạo độ ẩm cho phòng ngủ
Đây là cách giúp không khí bớt khô, làm dịu niêm mạc mũi và loãng chất nhầy tích tụ. Tạo độ ẩm trong phòng khi thời tiết hanh khô hoặc khi bật điều hoà để mũi, họng không bị khô gây nghẹt mũi. Tránh nằm đối diện điều hoà hoặc quạt. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể để tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, virus gây nghẹt mũi.
Tư thế ngủ khi nghẹt mũi
Kê cao gối khi ngủ
Tình trạng ngạt mũi sẽ thuyên giảm nếu bạn kê gối cao hơn bình thường sao cho đầu và cổ tạo với giường một góc 15 độ. Vì chất nhầy theo trọng lực chảy xuống cổ họng thay vì đọng lại trong xoang. Đây là một trong những cách giảm nghẹt mũi hiệu quả.
Thay đổi tư thế ngủ khi bị nghẹt mũi
Nằm ngửa là tư thế tốt nhất khi bạn bị nghẹt mũi. Tránh nằm nghiêng vì chất nhầy khi đó sẽ chảy sang một bên và làm nghẹt mũi nghiêm trọng hơn.
Tạo không gian thoải mái
Nếu bị ngạt mũi, không nên để nhiệt độ phòng quá lạnh vì sẽ khiến niêm mạc mũi bị khô. Luôn đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ, đủ độ ẩm, ánh sáng tối sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Vệ sinh chăn gối thường xuyên
Cần kiểm tra và giặt chăn gối, ga giường thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám vào gây ảnh hưởng đến hô hấp vì bụi bẩn là nguyên nhân gây khó chịu ở mũi, hắt hơi và nghẹt mũi.
Ngạt mũi là một trong những triệu chứng cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề về đường thở. Hy vọng với những giải pháp về tư thế ngủ khi nghẹt mũi trong bài viết trên sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Nếu áp dụng các cách trên mà tình trạng bệnh vẫn không cải thiện thì bạn nên đến bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị chính xác.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp