Cải thảo ăn sống được không? Những ai không nên ăn cải thảo
Cải thảo có nhiều công dụng tuyệt vời như hạ khí, làm mềm cổ họng, giảm bớt rát cổ và ho, bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin A, B, C, E. Cải thảo là một loại rau quen thuộc của người Việt mà chúng còn chữa bệnh vô cùng kì diệu. Cùng nhau tìm hiểu cải thảo ăn sống được không? Những ai không nên ăn cải thảo nhé!
Lợi ích bất ngờ của cải thảo
Tăng cường sức đề kháng
Cải thảo là loại rau xanh đáp ứng hơn 45% nhu cầu hàm lượng vitamin C hàng ngày. Vitamin C giúp hình các tế bào bạch cầu trung tính, hệ miễn dịch được củng cố, ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập.
Cải thiện tiêu hóa
Chất xơ trong cải thảo sẽ làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột. Vì nó là nhiên liệu chính cho các loài vi khuẩn thân thiện như Lactobacilli và Bifidobacteria. Chúng giúp hệ thống miễn dịch được bảo vệ, tổng hợp các chất dinh dưỡng vitamin K2 và B12.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Trong cải thảo có chứa vitamin B9, có tác dụng giảm homocysteine trong máu - nguyên nhân chính gây ra các cơn đau tim. Bên cạnh đó cải thảo cũng hỗ trợ kiểm soát mức độ lắng đọng cholesterol trong tim, giúp tránh rối loạn hệ thống tim mạch, thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch…
Giúp xương khớp chắc khỏe
Bạn có biết trong 100g cải thảo có chứa 21mg phốt pho và 32mg canxi. Sử dụng cải thảo thường xuyên sẽ giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa bệnh loãng xương. Cải thảo chứa thành phần vitamin B3 dạng niacinamide giúp cải thiện khả năng vận động của khớp, tăng cường sức mạnh cơ bắp, ít bị mỏi và đau khớp, cơ hơn.
Giảm các triệu chứng trước kỳ kinh
Sắt chứa hàm lượng cao, nên ăn cải thảo thường xuyên sẽ giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt như tăng huyết áp, chóng mặt,…
Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh hen suyễn
Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu magie như cải thảo giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn, trị chứng thở khò khè, thư giãn cơ phế quản và điều hòa nhịp thở.
Người mắc chứng bệnh này, nên sử dụng thêm cải thảo trong các bữa ăn bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Giúp da khỏe đẹp
Sử dụng cải thảo thường xuyên sẽ bù nước cho làn da, giúp da mịn màng hơn nhờ vitamin, nước trong cải thảo. Đặc biệt hiệu quả trong thời tiết hanh khô, da nứt nẻ.
Cải thảo ăn sống được không? Các sai lầm khi ăn cải thảo
Trả lời thắc mắc cải thảo ăn sống được không? Thì câu trả lời là có thể ăn cái thảo sống nhé. Tuy nhiên thì có vài sai lầm khi ăn cải thảo mà rất nhiều người mắc phải.
- Khi sử dụng cải thảo, chúng ta thường bóc từng lớp lá bên ngoài nấu trước, rồi cất phần còn lại ăn bữa sau nếu không sử dụng hết. Tuy nhiên đây là một cách sai vì phần tâm cải thảo có chứa nhiều axit amin GABA có lợi cho sức khỏe nhưng cần được ăn sớm.
- Nhiều người vẫn lầm tưởng phần tâm của cải thảo được bọc trong nhiều lớp lá nên sạch và không cần phải rửa kỹ. Nhưng thực tế, phải mất từ 2 - 3 tháng thì cải thảo mới phát triển ra lõi. Trong giai đoạn này, chúng cần nhiều bón phân và thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó ô nhiễm không khí cũng làm cho vi khuẩn đã tồn tại từ lâu trong lõi.
- Tránh ăn cải thảo trong 3 trường hợp sau: Cải thảo nấu quá chín, đun nhiều lần, cải thảo để quá lâu. Vì cải thảo có nitrit kết hợp với hemoglobin trong cơ thể tạo thành methemoglobin, khiến cơ thể bị thiếu oxy, xuất hiện các triệu chứng ngộ độc nhẹ, buồn nôn, khó thở và tê liệt.
- Không nên ép cải thảo lấy nước uống vì sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng.
- Cải thảo không thích hợp để nấu hoặc đựng trong đồ dùng bằng đồng. Bởi vì đồ đồng sẽ phá hủy axit ascorbic có trong cải thảo và làm giảm hàm lượng dinh dưỡng món ăn.
Những ai không nên ăn cải thảo đặc biệt là cải thảo sống
Người bị táo bón
Những người đang bị táo bón hoặc đi tiểu ít nếu ăn cải thảo sẽ khiến tình trạng càng bệnh trở nên nghiêm trọng thêm. Nếu vẫn muốn ăn cải thảo thì bạn nên nấu chín.
Người bị đau dạ dày
Ăn cải thảo sống là nguyên nhân gây đầy bụng, làm bệnh đau dạ dày trở nên nặng hơn. Do đó, người bị đau dạ dày nên nấu chín cải thảo trước khi ăn để không gây đầy bụng.
Người đang mang thai
Thai phụ có các triệu chứng như trào ngược, dị ứng, khó tiêu thì không nên ăn cải thảo. Bởi ăn cải thảo nhiều sẽ khiến các triệu chứng này nặng hơn, gây hại cho sức khỏe của chính mẹ và cả thai nhi. Cho nên, thai phụ chỉ nên ăn cải thảo nấu chín một lượng vừa đủ.
Người bị bệnh liên quan đến thận
Người đang chạy thận nhân tạo hoặc suy thận nặng không nên ăn cải thảo. Vì cải thảo có thể làm bệnh diễn biến phức tạp và nặng thêm.
Người bị viêm đường tiêu hóa
Các chuyên gia khuyên những người bị viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải thảo sống vì nó sẽ kích thích vùng viêm loét. Người bệnh nên xin tư vấn từ bác sĩ trước khi ăn để tốt cho sức khỏe của bạn hơn.
Qua bài viết này, chắc các bạn cũng đã trả lời được câu hỏi cải thảo ăn sống được không. Nếu gia đình bạn có người thuộc các trường hợp trên thì hãy nhắc nhở họ nên lưu ý khi ăn cải thảo sống nhé!
Phạm Diểm
Nguồn tham khảo: Tổng hợp