Cách xử lý cho cha mẹ khi phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, các ông bố bà mẹ thông thường sẽ đánh giá sức khỏe của con qua mùi, màu sắc của phân hay sự bài tiết của nước tiểu. Nếu phân trẻ sơ sinh có mùi chua thì cha mẹ cũng cần nên lưu tâm vì đây có thể vừa là biểu hiện bình thường nhưng trong nhiều trường hợp nó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Trong bài viết này, hãy cùng Hà An Pharmacy đi tìm nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua cũng như gợi ý một số cách xử lý cho cha mẹ nếu các con gặp phải tình trạng này nhé. 

Những nguyên nhân chính khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Các bé khi vừa lọt lòng mẹ, theo quan sát sẽ thường thấy phân của trẻ nhỏ sẽ có màu xanh và đen, sệt dính vì chúng được cấu thành từ những chất nhầy, nước ối và tất cả những món ăn bé đã tiêu hóa khi còn trong bụng mẹ.

Nhưng trong ba ngày đầu sau sinh, phân của bé thay đổi dần do bú mẹ. Phân có màu nhạt hơn, chuyển từ xanh nâu sang vàng, có thể ngửi thấy mùi ngọt hoặc mùi nhẹ, phân lỏng và đôi khi vón cục. Nhưng nếu ba mẹ phát hiện trẻ đi ngoài có mùi chua, lỏng, cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân chính xác để có hướng điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Có thể kể ra một số nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng phân trẻ có mùi chua như: 

Trẻ không thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng trong bữa các bữa ăn

Quá nhiều đường và chất dinh dưỡng có thể gây kích ứng dạ dày nếu cơ thể của trẻ không hấp thụ được tất cả các chất dinh dưỡng được cung cấp, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và tạo ra mùi hôi. Hấp thu kém có thể do hệ tiêu hóa còn non nớt, hoặc cơ thể bé không có đủ enzym để phân hủy đường lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hoặc cũng có thể do mắc một số bệnh như nhiễm trùng, ký sinh trùng, bệnh tiêu hóa.

Vì vậy, khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra phân có vị chua, mẹ cần cảnh giác và quan sát các dấu hiệu khác của trẻ. Còn đối với các trẻ trong thời kỳ ăn dặm, phân có vị chua, nguyên nhân có thể do cơ thể quá nhiều tinh bột hoặc nấu chưa chín kỹ. Đôi khi, điều này cũng có thể do bé nhạy cảm với một số thức ăn khó tiêu như trứng, đậu nành, các loại hạt,...

Cách xử lý cho cha mẹ khi phân trẻ sơ sinh có mùi chua 1

Phân trẻ có mùi chua là do không hấp thụ hết chất dinh dưỡng

Hệ vi sinh đường ruột của con trẻ bị mất cân bằng

Bên trong đường ruột của chúng ta là một hệ vi sinh đa dạng với cả vi khuẩn tốt và xấu. Đối với trẻ sinh bằng cách tự nhiên, trong quá trình đi qua âm đạo của mẹ khi chào đời, trẻ sẽ nhận được nhiều lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột được bổ sung nhanh chóng. Đối với trẻ sinh mổ, do không có cơ hội tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi trong đường sinh tự nhiên của mẹ nên hệ vi sinh đường ruột của trẻ sẽ dễ mất cân bằng, vi sinh vật có hại có thể phát triển nhanh hơn và khiến phân của trẻ có mùi chua. 

Cách xử lý cho cha mẹ khi phân trẻ sơ sinh có mùi chua 2

Loạn khuẩn, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khiến phân của bé có mùi chua

Trẻ vừa trải qua giai đoạn sử dụng kháng sinh

Là một tác dụng phụ không mong muốn, kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mùi chua trong phân trẻ sơ sinh. Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả yếu tố có lợi và có hại nên sau một thời gian sử dụng kháng sinh, một số vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa bị suy yếu dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh. Điều này gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ và làm cho phân có mùi chua.

Cách xử lý cho cha mẹ khi phân trẻ sơ sinh có mùi chua 3

Bé bị rối loạn tiêu hoá khi dùng kháng sinh

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua là do bé bị bệnh xơ nang

Bệnh xơ nang (CF) là một bệnh di truyền nguy hiểm có thể làm tắc nghẽn phổi và đường tiêu hóa, khiến chất nhầy và dịch tiêu hóa đặc và dính.

Chất nhầy đặc có thể làm tắc nghẽn phổi, khó thở và dẫn đến nhiễm trùng phổi nghiêm trọng. Dịch tiêu hóa đặc ngăn cản các enzym tuyến tụy đi đến ruột non để phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, gây ra các triệu chứng tiêu hóa, bao gồm cả tình trạng phân của bé.

Trẻ mọc răng cũng có thể khiến phân có mùi chua

Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc mọc răng là nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua nhưng nhiều cha mẹ chia sẻ rằng bé nhà mình có dấu hiệu này khi mọc răng.

Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu mọc răng, bé có thể có các dấu hiệu như quấy khóc dai dẳng, nhai đồ chơi/nắm tay, sốt hoặc các vấn đề tiêu hóa bao gồm phân có tính axit và nước.

Ngoài ra, nếu bạn cho bé uống thuốc giảm đau mà phân của bé có mùi chua có thể là do nguyên nhân này.

Cách xử lý cho cha mẹ khi phân trẻ sơ sinh có mùi chua 4

Trẻ mọc răng cũng có thể khiến phân có mùi chua

Khi nào phân bé có mùi chua bình thường?

Phân của trẻ sơ sinh có mùi chua không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Nếu phân có mùi chua nhẹ và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác thì đây là dấu hiệu bình thường.

Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng dẫn đến phân trẻ có mùi chua.

Cách xử lý cho cha mẹ khi phân trẻ sơ sinh có mùi chua 5

Nếu trẻ vẫn ăn ngon ngủ tốt thì không đáng lo ngại

Khi nào phân trẻ sơ sinh có mùi chua là bất thường?

Nếu trẻ đi ngoài ra phân có mùi chua ngọt kèm theo những biểu hiện sau đây là dấu hiệu nghiêm trọng, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ:

  • Bé đi phân nhiều, có máu trong phân.
  • Phân mềm và phân có bọt trong 2 giờ.
  • Nôn
  • Đau bụng.
  • Sốt cao.
  • Khóc lóc và mệt mỏi.

Đặc biệt khi nhận thấy trẻ sơ sinh có bọt và nhầy, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bé không được khỏe mạnh.

Nhiều bậc cha mẹ đã hiểu sai về hiện tượng trẻ đại tiện. Cha mẹ thường nghĩ trẻ bị rối loạn tiêu hóa bình thường nên tự uống thuốc tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên, dùng kháng sinh… Vì vậy, với từng độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh sẽ có giải pháp điều trị phù hợp.

Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện ra phân trẻ có mùi chua?

Trẻ dưới 2 tháng

Đối với trẻ dưới 2 tháng, khi trẻ được bú mẹ hoàn toàn, biện pháp tốt nhất là mẹ hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhiều tinh bột, thức ăn chứa nhiều đường. Bởi những thực phẩm trên là một trong những nguyên nhân chính khiến phân của bé 2 tháng tuổi có mùi chua.

Trong trường hợp trẻ uống sữa công thức (do mẹ không đủ sữa cho trẻ bú hoàn toàn), bà mẹ phải dừng ngay sữa đang cho con bú, phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để lựa chọn sữa phù hợp nhất cho em bé.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn

Trong giai đoạn này, nếu phân trẻ sơ sinh có mùi chua, sủi bọt thì nguyên nhân bắt nguồn là từ sữa mẹ do hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm nên khi tiếp nhận sữa có các chất không phù hợp sẽ bị tiêu chảy và phân có mùi.

Do vậy mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho cơ thể như sữa chua, cháo, bánh mì, rau củ quả và hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ chiên nấu nhiều lần…

Đối với trẻ uống sữa công thức

Khi mới bắt đầu uống sữa công thức, trẻ có thể sẽ bị đi ngoài khoảng 23 ngày do sữa có nhiều chất nên trẻ chưa hấp thụ được hết. Nhưng nếu thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua sủi bọt kéo dài mẹ cần tìm hiểu kỹ càng và chọn loại sữa công thức khác phù hợp hơn cho con.

Cách xử lý cho cha mẹ khi phân trẻ sơ sinh có mùi chua 6

Nếu thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua mẹ có thể đổi loại sữa khác

Trẻ đang trong quá trình ăn dặm

Cha mẹ nên tìm hiểu khi làm thực đơn để trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ ăn của trẻ nên hạn chế chất béo và dầu mỡ. Đồng thời bổ sung thêm rau củ quả để cung cấp đủ chất cho trẻ. Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ có thể luộc chín cà rốt, ép lấy nước cho trẻ uống để giảm phân.

Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên cẩn thận với chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế ăn dầu mỡ và xem xét kỹ lưỡng độ an toàn vệ sinh của thực phẩm trẻ ăn, hoặc vệ sinh của các vật dụng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày.

Cách xử lý cho cha mẹ khi phân trẻ sơ sinh có mùi chua 7

Chế độ ăn của trẻ nên hạn chế chất béo và dầu mỡ để phân không có mùi chua

Trẻ bị loạn khuẩn hoặc nhiễm khuẩn

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường ruột hoặc loạn khuẩn là do sử dụng kháng sinh, thức ăn không đảm bảo vệ sinh,... mẹ nên bổ sung men vi sinh.

Nếu trẻ đi tiêu khoảng 2-3 lần/ngày, phân có mùi chua, mẹ có thể cân nhắc sử dụng men tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ nhưng cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa. Do sử dụng men tiêu hóa trong thời gian dài, lạm dụng có thể khiến cơ chế hoạt động tự nhiên của hệ tiêu hóa trở nên bị “nhờn”. Việc chọn mua men vi sinh tốt cũng cần lưu ý để mua được những sản phẩm uy tín, đảm bảo.

Kết luận

Tóm lại, màu sắc và kết cấu phân là những yếu tố quan trọng nhất để xác định xem trẻ có đi tiêu phân bình thường hay không. Các yếu tố như tần suất, số lượng và mùi rất khác nhau tùy thuộc vào từng bé cũng như lượng dinh dưỡng ăn vào từng thời điểm khác nhau. Nếu bạn lo lắng về những thay đổi trong phân của bé, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các mẹ những thông tin quan trọng về tình trạng trẻ sơ sinh phân có mùi chua.

Nga Linh 

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo