Cách phòng chống trùng kiết lị hiệu quả cho cả nhà

Trùng kiết lị được biết đến như là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh kiết lị ở người. Ở thể nhẹ, trùng kiết lị đi vào ruột và gây ra các hội chứng lị như đau quặn bụng, tiêu chảy ra máu. Nhưng nếu không được ngăn chặn, chúng có thể gây ra biến chứng lên gan như gan hóa mủ, áp-xe gan, phổi. Biết cách phòng chống trùng kiết lị sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm loại trùng này, giữ gìn sức khỏe của chính mình và những người thân yêu. 

Trùng kiết lị là loại trùng gì?

Trùng kiết lị, tên khoa học là Entamoeba histolytica, là một giống trùng biến hình. Khác ở chỗ, chúng có chân giả ngắn và sinh sản nhanh hơn các loại trùng biến hình khác. 

Trùng kiết lị tồn tại và phát triển trong môi trường nước, rau sống và thức ăn ít nhất từ 7 - 10 ngày. Chúng tồn tại trên quần áo và đồ dùng ăn uống của người bị nhiễm bệnh từ 6 - 7 tuần. Đặc biệt, bào xác của trùng kiết lị có thể bám trên cơ thể ruồi, nhặng đến 9 tháng trước khi lây truyền vào thức ăn.

Khi xâm nhập vào cơ thể người, trùng kiết lị sẽ ký sinh ở thành ruột và tiêu hóa hồng cầu để sinh trưởng. Do cơ chế phá hủy hồng cầu để sinh sản của trùng, mà người bị nhiễm trùng kiết lị sẽ bị nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời và triệt để.

cach-phong-chong-trung-kiet-li-1.jpg
Trùng kiết lị là một loại trùng biến hình có khả năng sinh sản nhanh

Đường lây nhiễm của trùng kiết lị

Một người bị mắc bệnh kiết lị có thể thải ra khoảng 300 triệu bào xác trùng kiết lị mỗi ngày. Những bào xác này tồn tại trong môi trường tự nhiên đến tận 9 tháng. Sau đó, chúng bám vào ruồi, nhặng để truyền qua thức ăn và gây bệnh cho người. 

Khi đã vào đến đường ruột thông qua việc ăn uống, trùng kiết lị sẽ chui ra khỏi bào xác và gây ra viêm loét ở niêm mạc ruột. Chúng nuốt hồng cầu ở thành ruột và tiêu hóa để sinh trưởng và phát triển. Người bị bệnh kiết lị phải đối mặt với nhiều hội chứng như rối loạn tiêu hóa, thiếu máu,... rất có hại. 

Tính nguy hiểm khi nhiễm trùng kiết lị

Trùng kiết lị gây ra các triệu chứng nguy hiểm ở người như:

  • Bệnh lị amip ở ruột: Đau bụng âm ỉ, tiêu chảy, đi phân lỏng vài lần rồi chuyển sang hội chứng lị gồm đau quặn bụng, mót rặn. phân có máu). Số lần đi tiêu trong ngày từ 5 - 15 lần, không sốt hoặc sốt nhẹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị ngay thì bệnh sẽ tái phát và tiến triển năng gây áp-xe gan.
  • Bệnh lỵ amip ở gan: Viêm gan dẫn đến gan hóa mủ, đau hạ sườn phải lan đến vai, sốt cao, rung gan. Gan hóa mủ nặng có thể gây ra tràn mủ màng phổi, áp-xe phổi.
cach-phong-chong-trung-kiet-li-2.jpg
Trùng kiết lị thường gây triệu chứng đau bụng âm ỉ

Cách phòng chống trùng kiết lị hiệu quả nhất

Để phòng chống trùng kiết lị hiệu quả nhất, các bạn cần thực hiện một số cách dưới đây.

Rửa sạch tay thường xuyên và đúng cách

Con đường dễ dẫn đến mắc trùng kiết lỵ xuất phát từ vệ sinh cá nhân kém, tạo điều kiện cho trùng xâm nhập vào đường ruột khi ăn uống và sinh hoạt. Rửa tay thường xuyên và đúng cách là cách phòng chống trùng kiết lị đầu tiên mà ai cũng phải thực hiện. Các bước rửa tay sạch đúng cách là:

  • Bước 1: Làm ướt tay bằng nước sạch, sau đó thoa xà phòng vào lòng bàn tay, rồi chà 2 lòng bàn tay vào với nhau.
  • Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay bên này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay bên kia. Làm ngược lại với tay bên kia.
  • Bước 3: Dùng lòng bàn tay bên này chà chéo lên mu bàn tay bên kia và làm ngược lại.
  • Bước 4: Dùng đầu ngón tay bên này miết từng kẽ ngón tay bên kia và ngược lại.
  • Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay bên này cọ vào lòng bàn tay bên kia và xoay di xoay lại nhiều vòng. 
  • Bước 6: Xả sạch xà phòng dưới vòi nước, rồi lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch. 
cach-phong-chong-trung-kiet-li-3.jpg
Rửa tay bằng xà phòng đúng cách giúp phòng chống trùng kiết lị

Ăn chín, uống sôi, bảo quản thực phẩm đúng vệ sinh

Cách phòng chống trùng kiết lị thứ hai cần nắm rõ là ngăn chặn nguồn lây từ thức ăn. 

  • Hạn chế ăn uống ngoài lề đường, thức ăn không rõ nguồn gốc.
  • Ưu tiên ăn thực phẩm chế biến tại nhà, được làm sạch và chế biến đúng cách.
  • Bảo quản thực phẩm và rã đông đúng cách.
  • Vệ sinh khu vực chế biến, khu vực ăn uống và nơi bảo quản thực phẩm thường xuyên.

Cách ly với người đang nhiễm trùng kiết lị

Người đang nhiễm trùng kiết lị không nên cầm đồ ăn, thức uống của người khác. Dù đã hết các triệu chứng, thì vi khuyển gây bệnh vẫn tồn tại trong phân của người bệnh từ 1 - 2 tuần. Trẻ em đang sử dụng tã bị nhiễm trùng kiết lị thì lau sạch khu vực thay tã bằng chất khử trùng, rồi bỏ tã bẩn vào túi rác buộc kín. Rửa tay sạch sau khi vệ sinh cho trẻ. 

Ăn uống khoa học để tăng cường sức khỏe

Cách phòng chống trùng kiết lị hiệu quả không đâu khác là cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch chống lại sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh. Nên tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và bổ sung loại khuẩn cho đường ruột như sữa chua, rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm có tính diệt khuẩn như tỏi, lá chè, ngó sen.

cach-phong-chong-trung-kiet-li-4.jpg
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học để tăng cường sức khỏe là cách phòng chống trùng kiết lị tốt

Sử dụng tinh dầu gừng

Tinh dầu chiết xuất từ củ gừng có tác dụng làm giảm các chứng rối loạn tiêu hóa rất tốt, giúp củng cố sức khỏe đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Vệ sinh khử khuẩn nhà cửa thường xuyên 

Vệ sinh và khử khuẩn nhà cửa là nguyên tắc chính để phòng chống nhiều dịch bệnh hiện nay. Thông qua cách phòng chống trùng kiết lị này, bạn có thể ngăn chặn và đẩy lùi sự xâm nhập của các mầm mống gây bệnh hiệu quả. 

Một trong những khu vực cần phải vệ sinh hằng ngày chính là nhà vệ sinh. Đây là nơi thường xuyên ẩm ướt và tiếp xúc với nhiều loại chất thải, tạo điều kiện cho trùng kiết lị phát triển. Bồn cầu và sàn nhà vệ sinh là hai vị trí cần làm sạch kỹ lưỡng và thường xuyên nhất. 

Trên đây là các cách phòng chống trùng kiết lị hiệu quả và dễ thực hiện ngay tại nhà. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, nếu mắc bệnh do trùng kiết lị gây ra, cần phải thăm khám và điều trị kịp thời.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: medlatec.vn



Chat with Zalo