Cách nhận biết bệnh đậu mùa khỉ, dấu hiệu nào cho thấy bạn đang mắc bệnh?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo, dịch bệnh đậu mùa khỉ có thể sẽ tiếp tục tăng số ca nhiễm bệnh trong thời gian tới. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết bệnh đậu mùa khỉ?

Nhận biết bệnh đậu mùa khi qua các triệu chứng nào?

Bạn có biết một người không may bị mắc bệnh đậu mùa khi thì thời gian ủ bệnh là bao lâu không? và phát hiện bệnh qua các triệu chứng nào? Thông thường sau khi một người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ do virus gây bệnh thì thời gian ủ bệnh có thể từ 5 đến 21 ngày. Điều đó nghĩa là sau thời gian ủ bệnh thì các triệu chứng đầu tiên của bệnh mới bắt đầu xuất hiện. Ở một số trường hợp, thời gian ủ bệnh kéo dài trong khoảng từ 7 đến 14 ngày.

Bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên);
  • Đau đầu dữ dội;
  • Đau mỏi lưng và các cơ;
  • Ớn lạnh;
  • Mệt mỏi uể oải;
  • Nổi hạch.

Sau khi sốt, người bệnh có thể bị phát ban từ 1 đến 3 ngày. Các dấu hiệu phát ban có thể xuất hiện ở:

  • Trên khắp gương mặt (tỷ lệ lên đến 95%);
  • Lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ lên đến khoảng 75%);
  • Miệng;
  • Mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc);
  • Cơ quan sinh dục.

Ban đầu chỉ thấy các nốt phát ban chỉ hơi sần trên bề mặt da, sau đó nó mới phát triển nghiêm trọng và trở thành mụn nước, sưng to hơn rồi dần chuyển sang mụn mủ, sau đó mới khô lại, đóng vảy và xẹp xuống. Số lượng tổn thương trên da một người mắc bệnh có thể dao động từ 1 cho đến vài nghìn nốt. Thông thường, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi.

Nếu bạn nghi ngờ và thấy có những triệu chứng trên thì có thể bạn đã mắc bệnh đậu mùa khỉ. Lúc này đừng quá lo lắng mà hãy liên hệ cho cán bộ y tế, hãy kê khai cho họ những thông tin nếu như bạn tiếp xúc gần với người bệnh hoặc di chuyển đến vùng nhiễm bệnh.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ?

Bất cứ ai nếu tiếp xúc gần với người đang mắc bệnh, người có triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ hay tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh thì đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Người đã tiêm vaccine ngừa đậu mùa thì khả năng được bảo vệ ở mức độ nhất định trong phòng ngừa nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, dù tiêm vaccine rồi nhưng vẫn có khả năng mắc bệnh nên bạn hãy chủ động thực hiện hiện các biện pháp để bảo vệ chính bản thân mình và người khác.

Trong đó, các đối tượng sau có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn:

  • Người già, trẻ sơ sinh, trẻ em và người có bệnh nên nên hệ miễn dịch suy giảm thì khả mắc bệnh cao hơn, các triệu chứng cũng nghiêm trọng hơn dẫn tới tử vong. 
  • Cán bộ y tế tiếp xúc với người nhiễm bệnh trong thời gian dài cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Bệnh đậu mùa khỉ thường gặp ở đâu?

Bệnh đậu mùa khỉ thường thấy ở nơi có nhiều rừng nhiệt đới, là nơi của các loài động vật có thể mang virus thường sinh sống như Trung Phi và Tây Phi. Người mắc bệnh đậu mùa khỉ cũng được ghi nhận ở các nước khác do người bệnh tiếp xúc hoặc di chuyển đến khu vực có bệnh đậu mùa khỉ lưu hành.

Con đường lây lan của đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người như thế nào?

Khi người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh thì sẽ bị lây sang người. Vật chủ gồm động vật gặm nhấm và động vật linh trưởng. Nguy cơ mắc bệnh do lây từ động vật sang người có thể giảm bằng cách tránh tiếp xúc với động vật hoang dã nếu không có vật dụng bảo hộ các nhân, đặc biệt là động vật bị ốm hoặc đã chết (kể cả thịt hay máu của chúng). Nếu sống ở các nước có bệnh đậu mùa khỉ lưu hành, động vật mang bệnh đậu mùa khỉ cần nấu chín bất cứ thức ăn nào chứa thịt hoặc bất cứ bộ phận nào của động vật trước khi ăn.

Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người như thế nào?

Người đang mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ lây nhiễm sang người khác trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2 đến 4 tuần). Nếu tiếp xúc gần người bị bệnh, bạn có thể bị lây bệnh, do đó cần chú ý để bảo vệ sức khỏe bản thân. Bệnh này lây lan qua:

  • Nốt ban, dịch cơ thể (dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy có nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Quần áo, đệm, chăn ga gối, khăn mặt hoặc các vật dụng sinh hoạt hàng ngày khác như bát, đũa, đĩa đã bị nhiễm virus do tiếp xúc với  người nhiễm bệnh đều có khả năng làm lây bệnh cho người khác.
  • Nước bọt, vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm.

Lưu ý: 

  • Những người tương tác gần gũi với người nhiễm bệnh như: cán bộ y tế, người nhà hay bạn tình đều có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
  • Người đang mang thai mắc bệnh thì virus cũng có thể làm lây sang bào thai qua rau thai, hoặc từ người mẹ sang con trong hoặc sau sinh do tiếp xúc trực tiếp với da.

Trên đây là cách nhận biết bệnh đậu mùa khỉ qua các dấu hiệu, triệu chứng mà người bệnh mắc phải. Hi vọng với các thông tin trong bài viết trên, bạn đọc sẽ hiểu thêm về căn bệnh này và cách lây lan của chúng để chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả nếu mắc phải.

Hạ Hạ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo