Cách ngăn ngừa nấm miệng khi niềng răng

Niềng răng là quá trình giúp chúng ta cải thiện lại các vấn đề về răng và có được một nụ cười đẹp. Tuy vậy trong lúc niềng răng, bạn phải đối mặt với rất nhiều những phiền toái khác nhau. Trong đó còn có thể gặp nguy cơ bị nấm miệng khi niềng răng. Cùng tìm hiểu cách để phòng ngừa nấm miệng qua bài viết sau:

Nấm miệng là gì?

Nấm miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương do các loại nấm phát triển có tên Candida albicans gây ra. Bệnh này thường xuất hiện tại vùng răng miệng, ở lưỡi, má bên trong và có thể lây lan sang các bộ phận khác như cổ họng, nướu răng, vòm miệng,...

Người bị nấm miệng sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu do xuất các mảng bám màu trắng và chúng bám chắc lên bề mặt lưỡi, miệng. Nếu bạn chải răng hoặc cạo lưỡi mạnh có thể bị chảy máu.

Cách ngăn ngừa nấm miệng khi niềng răng 1Hình ảnh của bệnh nấm miệng

Triệu chứng của nấm miệng

Thông thường khi bị nấm miệng tấn công, bạn sẽ cảm thấy những dấu hiệu sau:

  • Mất vị giác, lúc ăn cảm thấy không ngon miệng.
  • Cảm thấy đau và chảy máu nếu bị cọ xát bởi thức ăn.
  • Xuất hiện các mảng bám màu trắng kem bám ở miệng, lưỡi, niêm mạc, đôi khi còn bám trên nướu răng, amidan.
  • Ở những trường hợp nặng, nấm miệng còn có thể lan xuống cả thực quản, khiến cho người bị luôn có cảm giác có vật gì mắc lại ở cuống họng khi nuốt thức ăn.
  • Có vết nứt ở góc miệng.
  • Nấm miệng nếu lan xuống ruột sẽ gây rối loạn quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh bị ung thư hoặc suy giảm miễn dịch.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh nấm miệng?

Nấm miệng là bệnh rất phổ biến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già, người bị suy giảm miễn dịch, bị đái tháo đường hay thiếu máu, người mắc các bệnh ung thư, mang răng giả, dùng thuốc kháng sinh, corticosteroid, có tiền sử điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị. Đặc biệt nguy cơ bị nấm miệng khi niềng răng cũng rất là cao.

Cách ngăn ngừa nấm miệng khi niềng răng 2 Bạn có thể đối mặt với nguy cơ bị nấm miệng khi niềng răng

Các biện pháp khắc phục nấm miệng tại nhà

Khi phát hiện bị nấm miệng, hãy mau chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có đưa ra đề nghị những biện pháp khắc phục nấm miệng tại nhà. Bên cạnh đó là thay đổi lối sống để điều trị cũng như ngăn chặn bệnh nấm miệng tái phát.

Sau khi bạn được hồi phục, điều quan trọng hơn hết là vẫn giữ thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Một vài lời khuyên bổ ích khác mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Sử dụng bàn chải có lông mềm để chải răng nhằm tránh làm tổn thương vết sưng do nấm miệng.
  • Thay bàn chải đánh răng sau khi bạn đã hoàn thành điều trị.
  • Nếu có đeo răng giả, bạn cần làm sạch đúng cách để giảm nguy cơ tái nhiễm trùng.
  • Tránh tự ý và lạm dụng dùng nước súc miệng hoặc thuốc xịt miệng nếu không được bác sĩ kê đơn.

Một số biện pháp khắc phục nấm miệng tại nhà cũng có thể giúp giảm triệu chứng bệnh mà bạn có thể dùng như:

  • Nước muối;
  • Dung dịch nước và baking soda;
  • Sữa chua;
  • Hỗn hợp nước và chanh;
  • Hỗn hợp nước và giấm táo.

Cách ngăn ngừa nấm miệng khi niềng răng

Có thể thấy nấm miệng là một bệnh gây ra những tổn hại và sự phiền toái cho sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Chính vì điều đó mà việc ngăn chặn nguy cơ bị nấm miệng khi niềng răng là rất cần thiết.

Cách ngăn ngừa nấm miệng khi niềng răng 3 Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bị nấm miệng

Để phòng ngừa nguy cơ nấm miệng, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Đánh răng 2 – 3 lần một ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn, các mảng bám ở khe giữa 2 răng một cách sạch sẽ.
  • Hạn chế dùng nước súc miệng diệt khuẩn vì điều này có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn trong miệng và họng. Từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm.
  • Hãy súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày.
  • Tránh những thức ăn chứa nhiều chất men và đường.
  • Hạn chế việc hút thuốc lá.
  • Nếu đang sử dụng thuốc corticosteroid, cần súc miệng bằng nước sạch hoặc đánh răng sau khi uống thuốc.
  • Bổ sung các thực phẩm như sữa chua tươi có chứa Lactobacillus acidophilus hoặc Bifidobacterium sau khi dùng thuốc kháng sinh để cân bằng vi khuẩn có lợi trong miệng, kìm hãm nấm phát triển.

Trên đây là những thông tin về bệnh nấm miệng cũng như những biện pháp phòng ngừa nấm miệng khi niềng răng. Hãy luôn chú ý quan tâm đến những vấn đề về răng miệng của bạn để hạn chế những tình trạng xấu có thể xảy ra nhé.

Tuyết Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo