Cách đối phó với những trường hợp trẻ sốt nóng lạnh

Dù mẹ thấy trẻ bị sốt kèm theo cảm giác lạnh nhưng không nên ủ kín trẻ mà phải biết các cách hạ nhiệt thông minh khi trẻ sốt nóng lạnh.

1. Biểu hiện nhận biết trẻ sốt nóng lạnh

Khi trẻ sốt nóng lạnh sẽ chia ra làm 3 giai đoạn:

Trẻ sốt lạnh run:

Xuất hiện các cơ sốt lạnh kéo dài từ 15 phút – 1h làm trẻ mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn.

Bé sốt lúc nóng lúc lạnh

Thân nhiệt con bắt đầu tăng dần, trong nhiều trường hợp bé nhà bạn có thể bị sốt lên tới 40 độ C và cực kỳ nguy hiểm nên mẹ phải chú ý. Mẹ thấy bé lúc thì nóng sốt lúc thì lạnh run cầm cập. Lúc này bố mẹ nên tìm cách hạ sốt cho con càng nhanh càng tốt để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng trẻ sốt nóng lạnh này có thể kéo dài tới 6 tiếng đồng hồ.

Cách đối phó với những trường hợp trẻ sốt nóng lạnh

Khi trẻ sốt nóng lạnh, mẹ thấy con vừa nóng vừa lạnh run

Giai đoạn trẻ vã nhiều mồ hôi

Lúc này mẹ thấy nhiệt độ cơ thể đã hạ. Bé sẽ cảm thấy dễ chịu và buồn ngủ, nhưng người vẫn ra nhiều mồ hôi. Tình trạng này của trẻ thường kéo dài 1 tiếng đồng hồ.

2. Cách đối phó với những trường hợp trẻ sốt nóng lạnh

Khi trẻ sốt nóng lạnh, con sẽ run cập cập dù nhiệt độ cơ thể cao. Mẹ hãy áp dụng những mẹo sau:

Cách hạ nhiệt cho trẻ sốt nóng lạnh bằng lau nước ấm

Sau khi cởi bớt quần áo cho bé thoáng mát, mẹ dùng khăn lau nước ấm lên cơ thể để giảm nhiệt độ cho trẻ sốt nóng lạnh và đắp khăn ẩm lên trán, gáy. Chú ý, nên thay khăn thường xuyên sau vài phút. Đây là cách giảm sốt nóng lạnh rất tốt cho những trường hợp bé bị sốt cao vì chúng giúp kiểm soát mức thân nhiệt bé hiệu quả. Đối với trẻ lớn hơn 3 tuổi, mẹ có thể tắm cho bé bằng nước ấm, hoặc nước ấm có pha tinh dầu tràm hoặc tinh dầu oải hương nhé. Nước ấm tốt nhất có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của bé là 2 độ C, tức là khoảng 36-37 độ C.

Cách đối phó với những trường hợp trẻ sốt nóng lạnh

Với bé lớn trên 1 tuổi, mẹ có thể tắm nước ấm cho con trong phòng kín gió

Lưu ý: Không được dùng nước lạnh lau người cho bé vì nước lạnh làm nhiệt độ bên trong cơ thể sẽ tăng lên để giữ ấm. Trường hợp bé lớn hơn 3 tuổi mẹ có thể dùng rượu cao độ hoặc cồn 70% vào khăn mềm. Sau đó, mẹ lau 2 nách, 2 lòng bàn tay và lòng bàn chân, bẹn hán, dọc cột sống cho trẻ sốt nóng lạnh.

Bổ sung nước cho bé

Khi trẻ sốt nóng lạnh, cơ thể thường bị mất nước, do đó mẹ hãy bổ sung nước đầy đủ cho con. Cách bổ sung nước tốt nhất chính là bằng đường uống. Nước bổ sung cho trẻ có thể là nước lọc, sữa, canh rau hay nước ép hoa quả…

Cách đối phó với những trường hợp trẻ sốt nóng lạnh

Ngoài bổ sung nước lọc, mẹ có thể cho con uống nhiều sữa để thêm nhiều dưỡng chất

Trường hợp trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, mệt mỏi hay bị khó nuốt và nôn… sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bé bị thiếu nước thì lúc này mẹ cần cho bé đến các trung tâm Y tế để được truyền dịch bổ sung nước.

Mặc dù cách hạ nhiệt cho trẻ sốt nóng lạnh trên hiệu quả, nhưng mẹ cần theo dõi tình trạng của bé thường xuyên để có thể kịp thời xử lý. Trường hợp bé vẫn không hạ sốt và có triệu chứng co giật, mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có hướng chữa trị hợp lý. Tránh việc tự ý dùng thuốc hạ sốt, nhất là với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Thanh Hoa



Chat with Zalo