Cách để bạn không phải lo về căng cơ khi đánh cầu lông

Đánh cầu lông mang lại nhiều lợi ích sức khỏe lẫn tâm lý cho người chơi. Nhưng không phải ai cũng theo đuổi nó đến cùng bởi hay gặp các chấn thương như căng cơ khi đánh cầu lông. Người chơi bộ môn này nên cần trang bị đủ kiến thức về xử lý và phòng tránh chấn thương như căng cơ. Hôm nay Hà An Pharmacy sẽ bật mí cho bạn.

Đôi nét về bộ môn cầu lông

Cách để bạn không phải lo về căng cơ khi đánh cầu lông 1 Lợi ích tuyệt vời từ bộ môn cầu lông

Cầu lông hay còn có tên khác là vũ cầu. Môn thể thao này thì đấu giữa 2 người (đấu đơn) hoặc 2 cặp (đấu đôi) trên 2 nửa sân hình chữ nhật được ngăn bằng tấm lưới ở giữa. Cách ghi điểm dựa trên người chơi đưa quả cầu qua lưới bằng vợt và cầu chạm đất ở phần sân bên kia của đối phương. Mỗi bên chỉ có một lần chạm cầu duy nhất để cầu sang sân bên kia. Đánh cầu lông mang nhiều lợi ích khác nhau cho người tập như:

  • Cầu lông đồi hỏi sự di chuyển linh hoạt: Bộ môn bắt buộc vận động nhiều bộ phận cơ thể. Đánh cầu lông giúp cơ thể luôn chuyển động và dùng sức đặc biệt ở tay vậy nên chúng sẽ tăng sức bền cũng như khiến bản thân ta linh động hơn.
  • Cầu lông giúp tinh mắt và nhanh tay: Khi luyện tập cầu lông, người chơi phải tập trung quan sát và nhanh chóng đỡ cầu từ đối thủ. Và nhịp trận đấu thường xảy ra rất nhanh theo tốc độ bay của cầu lông vậy nên mắt ta luôn không ngừng co giãn, cải thiện chức năng cơ mắt. Ngoài ra chúng giúp người chơi phản xạ linh hoạt hơn khi luôn ở tình trạng đối đầu khi chơi.
  • Cải thiện tâm lý, giải tỏa stress: Cầu lông giúp người chơi cảm thấy vui vẻ khi luyện tập và không bị nhàm chám bởi tính đối kháng cáo khi tập. Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng chơi thể thao như cầu lông sẽ khiến tâm lý trở nên tích cực và giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Bộ môn này rất phù hợp cho dân văn phòng, công nhân, sinh viên thậm chí người già theo đuổi bởi những tác động tốt về tâm lý.
  • Tạo sự gắn kết và mở rộng giao lưu: Cầu lông đòi hỏi phải có từ 2 người chơi trở lên và thường rất dễ tìm ra các câu lạc bộ cầu lông hội tụ nhiều người đam mê. Vậy nên bộ môn này chính là cầu nối để gia tăng sự đoàn kết và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp.

Tại sao bị căng cơ khi đánh cầu lông?

Cách để bạn không phải lo về căng cơ khi đánh cầu lông 2 Căng cơ khi đánh cầu lông là chấn thương thường gặp

Tình trạng cơ bắp bị kéo giãn quá mức gọi là căng cơ. Căng cơ hay kéo cơ xảy ra khi cơ bắp quá căng hoặc bị xé rách do lạm dụng hoặc sử dụng cơ bắp không đúng cách. Căng cơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào đặc biệt đối với người luyện tập thể thao. Nó thường xuất hiện phổ biến ở phần lưng dưới, cổ, vai, cơ phía sau đùi. Có rất nhiều nguyên nhân gây căng cơ lúc đánh cầu lông nhưng một trong những nguyên nhân chính có thể kể đến như:

Nguyên nhân

  • Không thực hiện kỹ động tác khởi động trước khi luyện tập cầu lông.
  • Chơi cầu lông quá sức dẫn đến cơ bắp bị quá tải.
  • Trong lúc tập luyện bị mất thăng bằng dẫn đến trượt ngã.
  • Dùng sai tư thế tập luyện làm các nhóm cơ cổ, thắt lưng, vai bị giãn.
  • Tập luyện ngay khi không nghỉ ngơi đủ thời gian sau chấn thương.

Biểu hiện

  • Trên vị trí bị căng cơ xuất hiện vết bầm tím, sưng tấy hoặc đỏ do chấn thương.
  • Đau nhức cơ bắp ngay khi nghỉ ngơi, không vận động.
  • Cảm thấy đau nhói khi dùng cơ bắp hoặc các vận động liên quan đến các cơ đó.
  • Có cảm giác thắt nút, co thắt cơ bắp hoặc co cứng.

Cách xử lý và phương pháp phòng tránh căng cơ

Xử lý khi bị căng cơ

Trường hợp bị căng cơ nhẹ:

Nghỉ ngơi: Khi đã bị căng cơ buộc phải dừng chơi ngay để không bị tổn thương nặng hơn, có khả năng hồi phục cao hơn.

Chườm đá: Chườm đá sẽ giúp giảm sưng nề, giảm viêm, giảm đau tại chỗ. Sử dụng túi chườm lạnh hoặc gel lạnh y tế chườm vào vị trí đau khoảng 15 - 17 phút/lần. Thực hiện sau 2 - 3 giờ, ngày 2 - 4 lần.

Băng ép: Giúp cố định vùng bị thương và giảm sưng nề, bầm tím. Sử dụng băng thun y tế hoặc vải có tính đàn hồi quấn quanh vị trí tổn thương. Tuy nhiên không nên băng ép quá chặt gây ứ trệ tuần hoàn.

Gác cao: Giúp giảm sưng nề, hạn chế ứ đọng tuần hoàn.

Trường hợp bị căng cơ nặng:

Đi khám: Đến ngay cơ sở ý tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị khi cơn đau vùng căng cơ không giảm sau một tuần. Hoặc bắt gặp các biểu hiện nào như chảy máu từ vùng chấn thương, không thể cử động tay chân.

Kỷ luật: Tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và tìm đến những cơ sở uy tín để chữa bệnh.

Phòng ngừa căng cơ khi đánh cầu lông

  • Khởi động kỹ càng trước khi luyện tập cầu lông.
  • Chơi cầu lông đúng thao tác, không dùng sức quá mạnh ở các tư thế khó nếu chưa chơi thuần thục.
  • Mang giày vừa chân, đảm bảo di chuyển thoải mái trong lúc tập luyện.
  • Sắp xếp lịch tập khoa học, tránh chơi cầu lông quá sức.
  • Chọn sân tập đảm bảo để tránh tình trạng va chạm khi di chuyển trên sân.
  • Nghỉ ngơi đủ trước khi bắt đầu luyện tập lại sau căng cơ. Với các buổi tập đầu sau chấn thương nên tập nhẹ nhàng rồi tăng dần cường độ theo thời gian.
  • Nên tập các bài tập giãn cơ sau khi đánh cầu lông để thư giãn cơ bắp đúng cách.

Cách xả cơ sau khi đánh cầu lông

Bài tập giãn cơ 1

Chân trụ đứng vững, mũi bàn chân hướng về phía trước. Chân còn lại gập gối sát và đưa ra sau cho tay có thể giữ được mu bàn chân. Tay từ từ kéo mu ban chân lên cao dần và ép dần về hông 1 cách chậm rãi khoảng 20-30s mỗi lần và thực hiện 3-4 lần. Lặp lại với chân còn lại. 

Bài tập giãn cơ 2

2 chân đứng rộng bằng vai, đưa hai tay nắm hờ nhẹ sau lưng. Từ từ nghiêng cổ sang phải cho đến khi thấy căng và gữ trong 2-3 giây. Thực hiện đổi bên, chú ý hít thở đều và sâu, giữ khớp cổ thẳng, không cúi về trước, không ngả về sau.

Cách để bạn không phải lo về căng cơ khi đánh cầu lông 3 Bài tập giãn cơ phòng tránh căng cơ sau khi tập luyện

Bài tập giãn cơ 3

2 chân đứng rộng bằng vai, lưng thẳng. Tay trái giơ thẳng, song song với mặt đất, tay phải ôm bên ngoài tay trái ngay khuỷu tay và bàn tay phải giơ lên trên, ép vào ngực. Thực hiện từ từ và hít thở sâu.

Căng cơ khi đánh cầu lông không quá nghiêm trọng như ta nghĩ. Bởi chúng ta có thể xử lý và phòng tránh chấn thương này xảy ra một cách chủ động. Nếu bạn kiên trì tuân thủ các phương pháp được chia sẻ trên thì chắc chắn bạn có thể thoả sức đánh cầu lông mà không ngại bị căng cơ.

Bảo Thanh

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo