Cách chẩn đoán nhanh và điều trị ngộ độc thức ăn cho trẻ

Ở trẻ em hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện nên sẽ là nạn nhân của ngộ độc thực phẩm. Các bậc phụ huynh nên chú ý trong khâu chọn thực phẩm cho bé, phải biết cách chẩn đoán nhanh và điều trị khi trẻ bị ngộ độc.

Tiêu chuẩn chấn đoán ngộ độc thức ăn ở trẻ

Cách chẩn đoán nhanh và điều trị ngộ độc thức ăn cho trẻ 1Các triệu chứng ngộ độc cấp tính xảy ra sau vài giờ 

Các triệu chứng cấp tính xảy ra sau vài phút, hoặc vài giờ có khi tới 1 ngày tuỳ thuộc nguyên nhân gây ngộ độc: Trẻ buồn nôn và nôn nhiều, đau bụng ỉa chảy nhiều nước, có khi có máu, có thể sốt hay không sốt.

Mẹ cũng nên nhận biết những dấu hiệu trẻ bị mất nước như trẻ đi đái rất ít, nước tiểu vàng sẫm, khô miệng, khô môi, khát nước (nhưng ở người bị nặng lại không thấy khát), da của trẻ nhăn nheo, véo da trẻ bằng 2 ngón tay nó không đàn hồi nhanh được, mắt trũng sâu, mạch nhanh, thở nhanh, sốt mệt lả người hoặc đôi khi còn dẫn đến co giật. 

Ngoài việc phòng chống ngộ độc thực phẩm tại nhà mẹ cũng nên phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non.

Bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau:

  • Thường xuyên buồn nôn ói.
  • Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu.
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Nhiệt độ trong miệng trẻ cao hơn 38,6oC.
  • Mắt trẻ trũng, khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt.
  • Tầm nhìn bị mờ, cơ yếu và ngứa ran cánh tay.
  • Tay hoặc chân lạnh.
  • Thở nhanh hoặc thở dốc.

Các cách điều trị ngộ độc thức ăn cho trẻ

Cách chẩn đoán nhanh và điều trị ngộ độc thức ăn cho trẻ 2Đối với trẻ bị ngộ độc thực phẩm thì bạn không nên cố gắng ép trẻ nôn

Khi bạn bị ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào và uống oresol để bù điện giải. Tuy nhiên, đối với trẻ bị ngộ độc thực phẩm, bạn không nên cố gắng ép trẻ nôn vì điều này rất dễ làm bé sặc. Nếu trẻ bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo.

Nếu trẻ hôn mê, bạn hãy đặt trẻ nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn tràn vào phổi. Sau khi sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ vào bệnh viện để được điều trị. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất bác sĩ có thể chỉ định bổ sung lượng nước bị mất đi cho trẻ. Chất lỏng và chất điện giải, bao gồm khoáng chất như natri, kali và canxi, giúp duy trì cân bằng lượng nước cơ thể trẻ đã bị mất đi do tiêu chảy. Đó có thể là muối và chất lỏng cung cấp qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa và điều trị mất nước.

Trong trường hợp trẻ nhiễm một số dạng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn nhất định và các triệu chứng rất trầm trọng, trẻ sẽ được dùng kháng sinh. Trong quá trình mang thai, điều trị bằng kháng sinh kịp thời có thể tránh cho thai nhi khỏi bị nhiễm trùng. Nếu trẻ không bị tiêu chảy ra máu hoặc bạn không bị sốt, bác sĩ có thể sẽ cho bạn uống một số loại thuốc loperamide (Imodium A-D) hoặc bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol).

Làm thuyên giảm các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm bằng những biện pháp sau

Cách chẩn đoán nhanh và điều trị ngộ độc thức ăn cho trẻ 3Làm thuyên giảm các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm bằng những biện pháp sau

Mẹ không cần quá lo lắng trẻ ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì và có cần uống thuốc không vì mẹ có thể tự khắc phục tại nhà. Để cho dạ dày trẻ được nghỉ, bạn không nên cho trẻ ăn uống trong vài giờ. Hãy thử cho trẻ ngậm viên đá nhỏ hoặc uống từng ngụm nước nhỏ, húp nước canh hoặc uống nước thể thao không chứa caffeine.

Biết rằng trẻ đang nhận được đủ chất lỏng khi đi tiểu bình thường và nước tiểu trong và không tối màu. Không cho trẻ sử dụng thuốc chống tiêu chảy. Thuốc dùng để điều trị tiêu chảy, như loperamide (Imodium) và diphenoxylate với atropin (Lomotil), có thể làm chậm loại bỏ các vi khuẩn hay độc tố từ hệ thống và có thể làm cho tình trạng ngộ độc thức ăn của trẻ tồi tệ hơn.

Khi bắt đầu ăn uống lại, bạn nên chọn cho trẻ những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa như bánh mì nướng, rau câu, chuối và cơm. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn do bệnh và mất nước khiến bạn yếu đi và mệt mỏi. Sau khi điều trị, cho trẻ khi nôn hết thức ăn, cơ thể trẻ, đặc biệt là dạ dày và ruột, sẽ rất yếu. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải chú ý cho trẻ dùng các loại thực phẩm không gây khó chịu, ví dụ như:

  • Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn lại sữa bột hoặc cháo thịt nạc, cháo thịt gà.
  • Bù đủ nước và các chất điện giải cho bé bằng cách uống oresol từng thìa trẻ nhỏ, từng ngụm đối với trẻ lớn hoặc nước dừa.
  • Nên lựa chọn cho trẻ ăn chuối và ăn ít một sẽ giúp làm dịu dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn.
  • Cơm gạo trắng là thức ăn hoàn hảo sau ngộ độc thực phẩm do không kích thích dạ dày và đủ năng lượng cho cơ thể.
  • Súp cà rốt sẽ cung cấp năng lượng và giúp ổn định dạ dày. Súp cà rốt dễ ăn và tiêu hóa tốt.
  • Yogurt chính là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi nhất cho đường ruột nhất mà các bậc phụ huynh nên bổ sung cho trẻ.

Trúc

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo