Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da hết nhanh, an toàn

Khi nào mẹ có thể tự chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị vàng da và làm thế nào mới đúng phương pháp? Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu các phương pháp điều trị nhé.

Trẻ bị vàng da là do đâu?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da hết nhanh, an toàn 1 Vàng da là tình trạng tăng bilirubin trong máu ở trẻ sơ sinh

Vàng da là tình trạng tăng bilirubin trong máu, hay hiểu cách khác là sự đổi màu vàng của mô cơ thể do sự tích tụ của bilirubin dư thừa. Bilirubin là một chất lỏng màu vàng cam thông qua quá trình phân hủy hồng cầu nên được sản xuất trong gan. Thông thường, bilirubin sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể qua phân. Việc dư bilirubin trong máu cho thấy chức năng bài tiết của gan bị suy giảm hay cơ thể gia tăng sản xuất bilirubin cao bất thường.

Trẻ bị vàng da sinh lý

Tỷ lệ sản xuất bilirubin ở trẻ sơ sinh cao hơn so với người lớn. Thế nhưng, chức năng gan của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện nên không chuyển hết bilirubin tự do thành bilirubin kết hợp dẫn đến tình trạng ứ động bilirubin trong máu. Đồng thời, trong giai đoạn này, thành mạch của trẻ vẫn còn xốp, bilirubin tự do dễ thấm vào lớp mỡ dưới da, gây ra tình trạng vàng da sinh lý.

Vàng da sinh lý thường có thể khỏi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo cho trẻ bú mẹ sớm và đầy đủ, kết hợp một số biện pháp tự nhiên để điều trị các triệu chứng của vàng da.

Trẻ bị vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý xảy ra khi có các rối loạn khác nhau như bệnh truyền nhiễm, di truyền, rối loạn nội tiết tố … Rối loạn này khiến gan không kịp thời chuyển hóa bilirubin trong máu. Thông thường, nguyên nhân gây vàng da bệnh lý ở trẻ em là do tan huyết tiên phát gây nên bởi rối loạn cấu tạo hồng cầu. Trẻ bị tan huyết thứ phát cũng có thể bị vàng da bệnh lý.

Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, vàng da bệnh lý có thể chuyển sang biến chứng vàng nhân não. Trong trường hợp này, hầu hết trẻ bị tử vong, nếu sống sót, trẻ thường bị di chứng nặng về tinh thần và vận động kèm hội chứng bại não. Chính vì thế, khi phát hiện trẻ bị vàng da và tình trạng chuyển biến tăng nhanh, mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da hiệu quả

Đa số trường hợp vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh thường nhẹ do chất bilirubin được đào thải qua phân và nước tiểu và tự khỏi sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan và cần chú ý cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da trong thời gian này để hỗ trợ điều trị.

Trước tiên, mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ để có hướng chăm sóc, điều trị phù hợp, kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da hết nhanh, an toàn 2 Dùng nước ép lúa mì là cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da hiệu quả

Mẹ có thể nhận biết tình trạng vàng da ở trẻ rất dễ dàng bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng, không nên nằm phòng tối. Vì vậy mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ mỗi ngày. Trong trường hợp mẹ khó nhận biết do da trẻ đỏ hồng hoặc đen thì có thể dùng cách khác bằng cách ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da mặt trong đùi vài giây sau đó buông tay ra. Nếu trẻ bị vàng da sẽ thấy được màu da vàng thật sự ở nơi ấn ngón tay.

Nếu trẻ bị vàng da nhẹ sẽ có triệu chứng da vàng nhẹ ở mặt và thân, trẻ vẫn bú tốt, màu vàng xuất hiện muộn sau ngày thứ ba.

Khi phát hiện trẻ bị vàng da, mẹ cần chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da theo hướng dẫn sau đây và tái khám mỗi ngày cho đến khi trẻ hết vàng da:

Mẹ cho trẻ bú mẹ nhiều vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa.

Chú ý chăm sóc rốn, da và vệ sinh thân thể cho trẻ, đặc biệt là giữ ấm cho trẻ.

Khi cho trẻ tắm nắng trị vàng da, mẹ đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời sẽ làm giảm tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.

Mẹ có thể dùng các phương pháp dân gian để tắm cho bé như dùng cỏ mần trầu, lá chè xanh, nước ép lúa mì, trà hoa chuông, trà bồ công anh, táo tàu…

Nếu trẻ bị vàng da nặng, da sẽ vàng sậm lan đến tay, chân, trẻ bú kém hay bỏ bú, màu vàng xuất hiện sớm trong vòng 1 - 2 ngày sau sinh. Trong trường hợp này, mẹ cần phải đưa trẻ nhập viện ngay. Phương pháp điều trị phổ biến tại bệnh việncho trẻ bị vàng da nặng thường có hai cách. Cách chiếu đèn là dùng ánh sáng của đèn biến bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa và đường tiểu. Cách thay máu là lấy bớt chất bilirubin nhanh chóng ra khỏi cơ thể.

Chăm sóc trẻ bị vàng da cần lưu ý gì?

Trong dân gian việc dùng các loại lá cây đun nước để tắm cho trẻ sơ sinh chữa vàng da là phươn pháp quen thuộc, theo kinh nghiệm hoặc mách bảo nhau. Tuy nhiên mẹ cần cân nhắc khi tắm cho trẻ bằng lá cây vì cách này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Da trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc da chưa ổn định nên rất dễ bị dị ứng, tổn thương và nhiễm trùng.

Vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết ở trẻ vàng da sơ sinh. Các loại lá mọc ở bờ bụi, ven đường, bờ ruộng bị nhiễm khuẩn, thậm chí có nhiễm thuốc trừ sâu rất khó rửa sạch, nếu đun sôi thì mầm bệnh cũng không được loại bỏ hết. Đặc biệt vào mùa nắng nóng, việc tắm lá không đúng cách càng khiến trẻ bị bội nhiễm có thể nhiễm trùng huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vàng da sơ sinh có thể tiến triển nặng thành vàng da bệnh lý. Trong một số ít trường hợp, vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó và khi đó vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh.

Để nhận biết vàng da sơ sinh, cha mẹ nên nhìn trẻ bằng ánh sáng mặt trời không nên nằm phòng tối và nhìn trẻ bằng ánh sáng đèn sẽ không phát hiện kịp thời. 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da hết nhanh, an toàn 3 Đặt trẻ bị vàng da nhẹ ở gần cửa sổ để tắm nắng trị khỏi bệnh

Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng lan rộng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Cùng với vàng da có xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật.... 

Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

Hầu hết vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh chỉ cần theo dõi không cần điều trị và sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn. Với những trường hợp trẻ có mức bulirubin quá cao, cần được can thiệp về y tế vì biliburin có thể di chuyển đến não và gây tổn thương não. Có hai phương pháp điều trị thường được sử dụng là chiếu đèn năng lượng và truyền máu.

Với trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ, mẹ có thể tự điều trị cho trẻ tại nhà bằng cách tắm nắng. Mẹ cần thực hiện đúng cách, đầu tiên đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời vào khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 mỗi sáng. Mẹ cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa. Mẹ cần theo dõi các vùng da vàng lan rộng và các biểu hiện kèm theo. Theo dõi liên tục tình trạng trẻ trong vòng 7 - 10 ngày sau sinh.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc, khi thấy trẻ có biểu hiện vàng da và kèm các biểu hiện nghi ngờ khác mẹ nên cho bé đi khám. Mẹ nên tắm trẻ bằng nước ấm thông thường, không nên dùng lá pha nước tắm cho trẻ một cách tùy tiện, không có chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo