Các hỏi đáp về viêm não Nhật Bản thường gặp
Nắm vững các câu hỏi đáp về viêm não Nhật Bản sẽ giúp cha mẹ có sự hiểu biết cũng như cách phòng chống mắc phải căn bệnh này cho con nhỏ.
1. Câu hỏi 1: Bệnh viêm não Nhật Bản là gì?
Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Bệnh gây nên do virus viêm não Nhật Bản lây truyền qua vật trung gian là muỗi đốt.
![Các hỏi đáp về viêm não Nhật Bản thường gặp 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_hoi_dap_ve_viem_nao_nhat_ban_thuong_gap_1_c61c0e81de.jpg)
2. Câu hỏi 2: Tại sao lại gọi là bệnh viêm não Nhật Bản?
Đây là câu hỏi đáp về viêm não Nhật Bản hay được thắc mắc nhất. Năm 1935 các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra căn nguyên bệnh tại nước này lần đầu tiên với biểu hiện viêm não – màng não tuỷ. Số người người mắc bệnh và tử vong rất cao, từ đó đặt tên là vi rút viêm não Nhât Bản. Năm 1938 tìm ra vai trò truyền bệnh của loài muỗi Culex tritaeniorhynchus. Ở Việt Nam, bệnh VNNB được ghi nhận đầu tiên vào năm 1952.
3. Câu hỏi 3: Ổ chứa của vi rút viêm não Nhật Bản có ở đâu?
Ổ chứa vi rút viêm não Nhật Bản trong thiên nhiên, ở các loài động vật có xương sống- nơi vi rút viêm não Nhật Bản nhân lên và từ đó phát tán rộng.
Ổ chứa vi rút còn gặp ở một số loài động vật sống hoang dã như: Các loại chim, một số loài bò sát.
Một số loài vật nuôi gần người: Lợn (heo), trâu, bò, cừu, chó, dê, khỉ. Riêng bò và ngựa có thể mang virus nhưng ít khi làm lây nhiễm cho con người. Cơ thể người nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản cũng là một loại ổ chứa, nhưng chỉ là tạm thời do thời gian lưu giữ vi rút rất ngắn.
4. Câu hỏi 4: Nhóm tuổi nào có nguy cơ mắc?
Hỏi đáp về viêm não Nhật Bản tiếp theo là câu hỏi đối tượng mắc bệnh bao gồm những ai? Câu trả lời là tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh.
Bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Nhưng người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu chưa từng được tiêm chủng trước đây, hoặc có thể bị nhiễm vi rút khi đi du lịch, lao động và làm việc, công tác vào vùng lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản.
![Các hỏi đáp về viêm não Nhật Bản thường gặp 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_hoi_dap_ve_viem_nao_nhat_ban_thuong_gap_2_e1257b8b58.jpg)
5. Câu hỏi đáp về viêm não Nhật Bản số 5: Bệnh viêm não Nhật Bản có nguy hiểm không và có biểu hiện như thế nào?
Bệnh có biểu hiện cấp tính, bao gồm các dấu hiệu: sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn, bị rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng, nằm ly bì, lú lẫn, hôn mê, có thể kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Tỷ lệ tử vong khá cao có thể lên đến 10% - 20%.
Các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Philippin Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, vùng viễn đông Liên bang Nga hàng năm đều có dịch bệnh viêm não Nhật Bản với số người mắc khá cao.
Nguyên nhân là do hầu hết các nước này có nhiệt độ cao vào mùa hè và mưa nhiều nên rất thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Chim di trú và tập quán chăn nuôi lợn theo hộ gia đình cũng còn phổ biến đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm truyền virut viêm não Nhật Bản trong tự nhiên, rồi đến tình trạng lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản ở người.
6. Câu hỏi 6: Cộng đồng cần làm gì để phòng bệnh viêm não Nhật Bản?
Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:
Tiêm chủng 3 liều: mũi 1 khi trẻ 12 tháng tuổi, mũi 2 sau đó 1 – 2 tuần, mũi 3 sẽ tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó, cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua tuổi 15.
![Các hỏi đáp về viêm não Nhật Bản thường gặp 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_hoi_dap_ve_viem_nao_nhat_ban_thuong_gap_3_00fae5b2f4.jpg)
Muỗi là chính là vật trung gian truyền bệnh nên để phòng bệnh, bạn cần diệt muỗi và chống muỗi đốt.
Một số biện pháp phòng bệnh:
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, phun thuốc diệt muỗi và diệt bọ gậy
- Cho trẻ mặc quần áo dài và ngủ màn. Có thể dùng một số loại thuốc bôi da có tác dụng chống muỗi đốt hiệu quả và an toàn, trẻ hoàn toàn có thể sử dụng.
- Ở khu vực nông thôn, việc chăn nuôi lợn, nuôi chim sẽ tạo điều kiện cho virus có nơi trú ngụ. Tuy nhiên, đặc điểm của virus này là bị diệt ở nhiệt độ cao, dưới ánh nắng mặt trời hoặc các chất tẩy rửa diệt trùng. Vì thế, các hộ gia đình cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng, mát mẻ, xây dựng khu chăn nuôi cách xa nhà ở để bảo đảm sức khỏe.
7. Câu hỏi 7: Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản được thực hiện như thế nào?
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi:
Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình TCMR.
- Mũi 1: lúc trẻ đủ 1 tuổi
- Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
- Mũi 3: sau mũi 2 là một năm
Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ tới 16 tuổi.
Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì vẫn tiêm với 3 liều cơ bản:
- Mũi 1: càng sớm càng tốt
- Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
- Mũi 3: sau mũi 2 là một năm
Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ tới 16 tuổi.
Nếu bạn cũng có những thắc mắc về bệnh như trên, hãy tham khảo những câu hỏi đáp về viêm não Nhật Bản để cập nhật những kiến thức tốt cho mình nhé.
Thanh Hoa