Các cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ đơn giản ngay tại nhà

Trẻ nhỏ thuộc đối tượng có sức đề kháng yếu kém nên rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hắt hơi sổ mũi. Nếu như trẻ không được điều trị kịp thời hoặc đúng cách thì bệnh sẽ chuyển biến nặng và khó có thể điều trị sau này. Hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu về các cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây ra hắt hơi sổ mũi ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân phổ biến nhất làm cho trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hắt hơi sổ mũi đó chính là cảm lạnh. Ở giai đoạn sớm, ở trẻ xuất hiện những triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi liên tục,... Còn ở giai đoạn nặng hơn, trẻ có thể bị ho nặng làm cho tạng phế bị suy yếu nặng nề. Do đó, khi thấy trẻ bắt đầu có các triệu chứng nhẹ, phụ huynh nên tìm cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ nhanh chóng, tránh để tình trạng chuyển biến nặng, khó điều trị hơn.

Thông thường, hốc mũi được bao bọc bởi một lớp niêm mạc và lớp thảm nhầy, có tác dụng giữ lại vi khuẩn, bụi bẩn nhằm bảo vệ mũi xoang. Khi các lớp biểu mô ở bên trong hốc mũi bị kích thích do thời tiết thay đổi đột ngột thì các yếu tố như dị vật, hóa chất, các khối u, tình trạng viêm nhiễm,... sẽ làm cho các tuyến chế ở trong lớp biểu mô tăng lượng sản xuất dịch, gây ra hiện tượng chảy nước mũi. 

Các cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ đơn giản ngay tại nhà 1

Cảm lạnh là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng hắt hơi sổ mũi ở trẻ em

Chảy nước mũi sẽ làm cho trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu vì không thể lưu thông khí trong mũi do các chất dịch nhờn bám lại. Hiện tượng này có thể tự hết nhưng nếu chủ quan có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như viêm tắc vòi tai, viêm thanh - khí - phế quản, viêm họng, viêm xoang,...

Ngoài ra, niêm mạc mũi còn là nơi của nhiều vi khuẩn, virus ẩn náu. Chúng thường phát triển mạnh mẽ nếu ở trong điều kiện không khí lạnh, làm cho trẻ nhỏ gặp hiện tượng cảm lạnh, hắt hơi liên tục. Nếu như bệnh không được điều trị sớm hoặc đúng cách thì trẻ sẽ gặp một vài di chứng như ho nhiều, viêm phổi, viêm phế quản, mệt mỏi, khó chịu, viêm họng,...

Các cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ em

Uống nhiều nước ấm

Trẻ nhỏ hay bị thiếu nước do khi hắt hơi sổ mũi liên tục thì bé thường cảm thấy khó chịu và hay nôn trớ. Không chỉ vậy, thiếu nước còn làm cho da của trẻ nhỏ trở nên xanh xao, nước tiểu đậm màu hơn và cơ thể mệt mỏi rất nhiều. Lúc này, điều cha mẹ cần làm là cho trẻ uống nước ấm thật nhiều để bổ sung nước cho cơ thể, tránh cho trẻ uống nước lạnh dẫn đến gây viêm họng.

Cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà

Thường xuyên cho trẻ nhỏ uống nhiều nước ấm để suy giảm hắt hơi sổ mũi

Bên cạnh đó, nước ấm còn có tác dụng làm cho khoang họng của bé dịu hơn nếu như bé bị đau họng. Việc trẻ được cung cấp đủ lượng nước sẽ làm cho cơ thể bé hạ nhiệt, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cho não và cơ bắp hoạt động ở hiệu suất cao. Vì vậy, cha mẹ nên cho con mình uống nước ấm nhiều lần trong ngày, chia nhỏ phần uống, mỗi lần uống 2-3 muỗng.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm

Sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ nhỏ là điều vô cùng tốt vì giúp cho trẻ trở nên thư giãn hơn do nước ấm giống với môi trường chất lỏng ấm áp ở bên trong bụng mẹ, đồng thời loại bỏ vi khuẩn và thải độc do các lỗ chân lông được giãn nở ra.

Không chỉ vậy, nước ấm còn có công dụng giúp lưu thông máu, giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi sổ mũi hoặc tắc mũi. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý rằng nên đảm bảo nhiệt độ nước cho bé tắm, không nên quá nóng hoặc quá lạnh để tránh nguy cơ bé bị bỏng nước hoặc cảm lạnh.

Massage nhẹ nhàng cho trẻ nhỏ

Đây là phương pháp vừa đơn giản là vừa hiệu quả mà cha mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà để chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ. Việc massage toàn thân sẽ làm cho cơ thể bé ấm lên, giúp máu lưu thông dễ dàng để trẻ cảm thấy thoải mái hơn, tránh bị mệt mỏi và khó chịu.

Các cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Massage nhẹ nhàng khu vực mũi của bé để mũi được thông thoáng là cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà cho trẻ hiệu quả

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể massage riêng khu vực mũi để giảm thiểu tình trạng hắt hơi sổ mũi ở trẻ bằng cách sử dụng nhẹ nhàng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp vào hai bên sống mũi của bé. Sau đó dần dần vuốt nhẹ theo chiều từ dưới lên trên chân mày. Thực hiện động tác này khoảng 5-10 phút để giúp bé thấy dễ thở hơn.

Lưu ý, nếu như bé cảm thấy đau khi cha mẹ thực hiện động tác này thì cần giảm nhẹ áp lực xuống và thực hiện thật từ từ nhé.

Chườm ấm tai và mũi

Tai và mũi là hai bộ phận quan trọng của đường hô hấp, vì vậy mẹ có thể sử dụng túi chườm ấm để giúp máu trở nên lưu thông, giữ ấm cho cơ thể và làm loãng dịch mũi ở bên trong để tránh hiện tượng nghẹt mũi hoặc hắt hơi sổ mũi xảy ra.

Lưu ý, mẹ không nên chườm quá nóng hoặc quá lâu tại một vị trí nhằm tránh tạo cảm giác khó chịu cho bé.

Sử dụng lá hẹ

Trong lá hẹ rất giàu chất chống oxy hóa flavonoid có tác dụng nâng cao sức khỏe của hệ tim mạch, chống lại chứng viêm, giải độc cho cơ thể và cải thiện sức khỏe cho làn da của trẻ nhỏ. Hai hợp chất là lutein và zeaxanthin có tác dụng tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể trẻ nhỏ.

Ngoài ra, lá hẹ còn có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu đờm và cải thiện các triệu chứng như hắt hơi sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể tham khảo nguyên liệu và cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ bằng lá hẹ như sau:

  • Chuẩn bị: 10g lá hẹ, 20g nghệ tươi, 1 quả chanh tươi.
  • Cho nghệ nướng chín gạo vỏ giã nát, thái chanh thành lát mỏng, rửa sạch lá hẹ.
  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào trong bát, đổ một bát nước lọc vào rồi hấp cách thủy trong vòng 15 phút.
  • Bỏ bã lấy nước rồi cho bé uống 2 lần/ngày.
  • Nên cho bé uống sau khi ăn. Kiên trì thực hiện trong vòng một tuần để thấy hiệu quả.
  • Nghệ nướng chín gạo vỏ giã nát, chanh thái lát mỏng, hẹ rửa sạch cắt khúc.

Bằng những cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ ở bài viết trên, Hà An Pharmacy hy vọng rằng sẽ đem lại hiệu quả cho cha mẹ khi tìm kiếm thông tin tham khảo. Nếu như sau khi đã dùng những cách trên mà trẻ vẫn không hết hắt hơi sổ mũi, thậm chí tình hình bệnh còn chuyển biến nặng hơn thì cha mẹ cần cho trẻ đến các cơ sở bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo