Siro Aerius MSD giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng, mày đay (60ml)
Danh mục
Siro trị sổ mũi
Quy cách
Siro - Chai x 60ml
Thành phần
Desloratadine
Thương hiệu
MSD - Schering
Xuất xứ
Bỉ
Thuốc cần kê toa
Không
Số đăng kí
VN-14268-11
0 ₫/Chai
(giá tham khảo)Thuốc Aerius 0.5mg/ml của Công ty Schering (Bỉ), thuốc có thành phần chính là Desloratadine. Đây là một thuốc thuộc nhóm kháng histamin và kháng dị ứng. Thuốc dị ứng Aerius 0.5mg/ml được chỉ định để giảm nhanh các triệu chứng đến viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, sung huyết, nghẹt mũi hay ngứa, chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa họng và ho. Thuốc này cũng được dùng để giảm triệu chứng mề đay như giảm ngứa, giảm kích thước và số lượng phát ban. Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống. Có thể sử dụng cùng hoặc không cùng bữa ăn.
Liều dùng
Người lớn và thanh thiếu niên (> 12 tuổi)
10ml (5mg) Aerius siro, uống 1 lần/ngày để giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng (bao gồm viêm mũi dị ứng không liên tục và viêm mũi dị ứng kéo dài) và mày đay.
Trẻ từ 6 đến 11 tuổi
5ml (2.5mg) Aerius siro, uống 1 lần/ngày để giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng (bao gồm viêm mũi dị ứng không liên tục và viêm mũi dị ứng kéo dài) và mày đay.
Trẻ từ 1 đến 5 tuổi
2.5ml (1.25mg) Aerius siro, uống 1 lần/ngày để giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng (bao gồm viêm mũi dị ứng không liên tục và viêm mũi dị ứng kéo dài) và mày đay.
Trẻ từ 6 tháng đến 11 tháng tuổi
2ml (1mg) Aerius siro, uống 1 lần/ngày để giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng (bao gồm viêm mũi dị ứng không liên tục và viêm mũi dị ứng kéo dài) và mày đay.
Viêm mũi dị ứng không liên tục (triệu chứng xuất hiện < 4 ngày/tuần hoặc < 4 tuần) nên được điều trị phù hợp dựa trên đánh giá tiền sử bệnh của bệnh nhân và nên ngừng điều trị khi hết triệu chứng và tái điều trị khi tái xuất hiện triệu chứng. Trong viêm mũi dị ứng kéo dài (triệu chứng xuất hiện > 4 ngày/tuần và kéo dài > 4 tuần), có thể điều trị liên tục trong thời gian tiếp xúc với dị nguyên.
Làm gì khi dùng quá liều?
Khi có quá liều, cân nhắc dùng các biện pháp chuẩn để loại bỏ phần hoạt chất chưa được hấp thu. Nên điều trị triệu chứng và điều trị nâng đỡ.
Trên một nghiên cứu lâm sàng đa liều ở người lớn và thanh thiếu niên sử dụng Desloratadine lên đến 45mg (cao gấp 9 lần liều lâm sàng) đã không quan sát thấy biểu hiện lâm sàng của quá liều.
Desloratadine không được bài tiết qua thẩm phân máu, chưa rõ liệu có được bài tiết qua thẩm phân phúc mạc hay không.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Aerius 0.5mg/ml, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Trong các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhi, Aerius siro được dùng cho 246 trẻ từ 6 tháng đến 11 tuổi. Nhìn chung tỷ lệ tác dụng bất lợi ở trẻ 2 đến 11 tuổi tương tự ở cả hai nhóm dùng Aerius siro và placebo.
Ở trẻ em và trẻ nhỏ từ 6 đến 23 tháng, những tác dụng bất lợi thường gặp nhất được báo cáo nhiều hơn so với placebo là tiêu chảy (3.7%), sốt (2.3%) và mất ngủ (2.3%).
Trong những thử nghiệm lâm sàng với các chỉ định về viêm mũi dị ứng và mày đay tự phát mạn tính, với liều đề nghị 5mg/ngày, những tác dụng ngoại ý do Aerius viên nén được báo cáo ở 3% bệnh nhân và cao hơn so với bệnh nhân dùng placebo.
Những tác dụng bất lợi thường gặp nhất với tần suất cao hơn placebo là mệt mỏi (1.2%), khô miệng (0.8%), và nhức đầu (0.6%).
Trong quá trình lưu hành Desloratadine trên thị trường, rất hiếm có báo cáo về phản ứng quá mẫn (kể cả phản vệ và phát ban), nhanh nhịp tim, đánh trống ngực, tăng hoạt động tâm thần vận động, cơn động kinh, buồn ngủ, tăng các men gan, viêm gan và tăng bilirubin.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.