Bướu cổ có lây không? Cách phòng ngừa bệnh bướu cổ

Theo thông tin ở các diễn đàn, có nhiều câu hỏi về: Bệnh bướu cổ có lây không? Bướu cổ có nguy hiểm không? Bệnh bướu cổ là căn bệnh khá phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Vì thế, việc tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, tính chất di truyền là điều nhận được nhiều sự quan tâm. Sau đây, Hà An Pharmacy sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn đọc. Cùng theo dõi nhé.

Bướu cổ là gì? Có những dạng nào?

Bướu cổ là quá trình hình thành của khối sưng ở vùng dưới cổ và chúng sẽ di động theo nhịp nuốt. Bướu cổ không gây đau, nhưng kích thước lớn sẽ chèn lên thực quản, khí quản gây ra hiện tượng khó thở. Có 3 dạng bướu cổ như sau:

Bướu cổ đơn thuần

Bướu cổ đơn thuần

Bướu cổ đơn thuần

Là loại bướu lành tính, phải do viêm hoặc u gây nên. Trong bướu cổ đơn thuần, nồng độ hormon không có sự biến đổi, giống với tình trạng bình giáp, biểu hiện dưới 2 hình thức và chúng lành tính: bướu cổ lan tỏa, bướu cổ nhân

Bướu cổ do cường giáp

bệnh lý tuyến giáp, trong đó hormone giáp được phóng thích bởi một lượng lớn hơn mức bình thường. Đây là dạng bướu cổ lành tính, hiệu quả điều trị cao bằng thuốc kháng giáp tổng hợp và phẫu thuật cắt giáp.

Bướu cổ ác tính - Ung thư tuyến giáp

Bệnh này thường xảy ra đối với phụ nữ trung niên và lớn tuổi. Phương pháp điều trị khi bị ung thư tuyến giáp là nạo vét hạch, cắt eo giáp và liệu pháp hormone thay thế.

Bướu cổ ác tính

Bướu cổ ác tính

Dấu hiệu của người bị bệnh bướu cổ

Đây là căn bệnh dễ gặp và khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh bướu cổ có thể kể đến như:

  • Sờ thấy một vài khối u ở vùng cổ trước.
  • Khí quản có cảm giác khó thở.
  • Thực quản bị nuốt nghẹn, khó nuốt.
  • Dây thần kinh thanh quản quặt ngược gây mất tiếng, khàn tiếng.
  • Ngất hoặc tím tái khi giơ hai tay lên cao (vì tuyến giáp nằm sau xương ức, vào trong lồng ngực nên chèn ép mạch máu từ tim ra).
  • Tại chỗ: Màu da cổ bình thường, sờ nắn không đau.

Biểu hiện của bệnh bướu cổ như thế nào?

Bệnh bướu cổ thường có các triệu chứng của bệnh cường giáp, cụ thể như:

  • Ăn khỏe, sụt cân mặc dù ăn nhiều;
  • Hay cáu gắt, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực;
  • Tim đập nhanh hơn bình thường, huyết áp cao;
  • Rung đầu chi, rối loạn tiêu hóa;
  • Xuất hiện bướu nhỏ xung quanh, mắt lồi;
  • Da nóng ẩm, sốt nhẹ, trên da xuất hiện chấm đỏ;
  • Giảm ham muốn tình dục, rối loạn chu kỳ kinh.

Da nóng ẩm, sốt nhẹ

Da nóng ẩm, sốt nhẹ

Khi gặp các biểu hiện trên, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm lâm sàng. Dựa trên chỉ số này, bác sĩ sẽ xác định bạn có bị bướu cổ không? Bệnh bướu cổ có lây không? Đang ở giai đoạn nào để có phương án điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn cho bạn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ là gì?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bướu cổ là cơ thể thiếu iot trầm trọng. Khiến cơ thể không thể tổng hợp các hormone giáp trạng. Theo phản ứng dây chuyển, tuyến giáp tự động to ra để lưu trữ iot. Đây là lý do nếu cơ thể thiếu iot thì tuyến giáp sẽ phình to, kích thước quả bướu cũng lớn hơn.

Cơ thể thiếu iot có thể gây ra bệnh bướu cổ

Cơ thể thiếu iot có thể gây ra bệnh bướu cổ

Bướu cổ có lây không? 

Câu hỏi: Bệnh bướu cổ có lây nhiễm không? Phải chăng đây là loại bệnh có thể lây từ người này sang người khác?

Câu trả lời là không. Theo các chuyên gia tuyến giáp, bướu cổ không có khả năng lây từ người này qua người khác. Bệnh này có thể từ di truyền trong gia đình có người mắc bệnh. Nếu bố hoặc mẹ bị nhiễm độc giáp thì con sinh ra cũng dễ mắc bệnh này. Vì thế, người bệnh hãy yên tâm khi sinh hoạt với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

Bướu cổ có lây không? Bướu cổ là bệnh di truyền không lây

Bướu cổ có lây không? Bướu cổ là bệnh di truyền không lây

Các thành viên trong gia đình thường có chế độ ăn uống giống nhau, chẳng hạn ăn thiếu lượng iot cần thiết sẽ có nguy cơ gây ra bệnh bướu cổ. Khi đó, nếu thành viên trong gia đình bị bệnh, những người còn lại cùng tiềm ẩn rủi ro bị bướu cổ. 

Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không?

Sau khi được chẩn đoán, nếu bệnh bướu cổ là lành tính, bạn có thể yên tâm và thực hiện điều trị bằng phương pháp nội khoa. Nhưng nếu, không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ có những biến chứng như:

  • Kích thước u lớn lên chèn ép: nuốt nghẹn, khó nuốt, khàn tiếng, mất tiếng, khó thở.
  • Xuất huyết trong bướu: Bướu to nhanh, các cơ quan xung quanh bị chèn ép ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
  • Ung thư tuyến giáp: Gây ra biến đổi cấu trúc tuyến giáp, một số vùng tự chủ tăng tiết hormon gây cường giáp, một số vùng tăng số lượng không kiểm soát được và dẫn đến ung thư tuyến giáp.
  • Bướu cổ địa phương ở phụ nữ có thể gây suy giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Suy giáp ở nữ giới

Suy giáp ở nữ giới

Cách phòng ngừa bệnh bướu cổ như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh bướu cổ, chúng ta cần duy trì một lối sống khoa học, hợp lý. Cụ thể:

  • Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đồ cay nóng như: Khoai tây chiên, đồ nướng, thức ăn nhanh,...
  • Tập thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Ngủ đủ 8 tiếng một ngày, sinh hoạt điều độ, tránh tình trạng stress trong thời gian dài.
  • Ăn các thực phẩm giàu iot như: Tôm, cua, cá, hải sản,...

Một điều rất quan trọng mà nhiều người bỏ qua đó là việc thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Nếu phát hiện bướu cổ sớm và có biện pháp điều trị đúng cách giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm sau này.

Hiện nay, chưa có trường hợp lây nhiễm nào từ người này sang người khác khi bị bệnh bướu cổ dù ăn chung, nói chuyện, sờ chạm,… Vì thế, bướu cổ không lây. Hy vọng bài viết có thể mang đến cho quý bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bị bướu cổ sau khi phẫu thuật hãy tái khám định kỳ để theo dõi thường xuyên, phòng ngừa các biến chứng xảy ra.

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo