Biện pháp giúp bạn chủ động ngừa bệnh cúm mùa

Bệnh cúm có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng, nên bạn hãy có biện pháp phòng ngừa cụ thể để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi mắc bệnh.

Một số thông tin về Virus gây bệnh cúm

Virus cúm là một loại virus hình cầu, trên bề mặt có 3 loại kháng nguyên S, H và N. Từ kháng nguyên S phân ra 3 loại virus cúm A, B, C còn với kháng nguyên H và N thì phân ra các chủng cúm.

Có 18 loại kháng nguyên H và 11 loại kháng nguyên N. Chúng có thể kết hợp thành 198 chủng khác nhau cho tổ hợp H và N và chỉ có một số ít trong số đó chủng gây bệnh ở người.

Các chủng cúm mùa như cúm A(H3N2), A(H1N1) có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng và có thể gây ra những vụ dịch.

Biện pháp giúp bạn chủ động ngừa bệnh cúm mùa 1Các chủng cúm mùa như cúm lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng

Cúm B thì được đánh giá là lành tính hơn và hiếm khi tạo thành dịch.

Những chủng cúm A như cúm A(H5N1) và cúm A(H7N9) có nguồn gốc từ gia cầm thì chưa lây lan được từ người sang người nhưng lại rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong rất ca có thể tới 30-50%.

Con đường lây truyền bệnh cúm như thế nào?

Với bệnh cúm mùa, virus lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi nói chuyện, ho hay hắt hơi… hoặc tiếp xúc gián tiếp với một số đồ vật có chứa virus qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Biện pháp giúp bạn chủ động ngừa bệnh cúm mùa 2Bệnh cúm mùa, virus lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp như ho hay hắt hơi

Các chủng cúm gia cầm như cúm A/H5N1, A/H7N9 thì lây sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, sống trong vùng dịch hay chăm sóc, giết mổ, vận chuyển hoặc ăn phải những sản phẩm có chứa virus này chưa được nấu chín như tiết canh.

Triệu chứng của bệnh cúm

Cúm thường có biểu hiện ngay sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh.

Những triệu chứng ban đầu thường gặp là sốt, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau mỏi cơ bắp.

Trẻ em khi mắc cúm có thể kèm triệu chứng đau tai, đau họng, tiêu chảy và nôn mửa

Cúm là bệnh nhiều người rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Và nó chính là nguyên nhân khiến nhiều người xem nhẹ bệnh và không có những biện pháp phòng ngừa, điều trị đúng, từ đó phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc.

Biện pháp chủ động ngừa bệnh cúm mùa

Để phòng ngừa bệnh này cho bản thân, gia đình và cộng đồng thì phải thực hiện các biện pháp chủ động và thụ động sau:

Các biện pháp phòng bệnh thụ động:

Chủ động giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ: rửa tay thường xuyên với bằng xà phòng sát khuẩn

Vệ sinh nhà cửa và mở cửa thoáng gió, định kì lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.

Che miệng khi ho hoặc hắt hơi và giữ khoảng cách an toàn (>2m) và tránh tiếp xúc với người nghi nhiễm khuẩn hô hấp cấp.

Biện pháp giúp bạn chủ động ngừa bệnh cúm mùa 3Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng giấy rồi vất vào thùng rác luôn nhé

Đeo khẩu trang y tế nếu phải tới chỗ đông người như bệnh viện, bến xe, siêu thị.

Tăng cường sức đề kháng bằng tập thể dục, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh và trái cây cho cơ thể.

Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu... Việc chỉ định sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Tránh tiếp xúc gia cầm bị bệnh ốm chết hoặc đi vào vùng có dịch khi không cần thiết, tuyệt đối không ăn các sản phẩm gia cầm chưa nấu chín.

Phòng ngừa chủ động bằng tiêm vacxine cúm hàng năm.

Vacxine cúm được chỉ định sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Việc này không chỉ giúp phòng ngừa các chủng cúm mùa đang lưu hành (chủng cúm A/H1N1 gây đại dịch) mà còn giúp giảm nhẹ triệu chứng nếu mắc phải bện do tính miễn dịch chéo trong vắc-xin.

Những người tiền sử bị di ứng với trứng gà hay thịt gà thì không nên tiêm vắc-xin cúm do có khả năng bị dị ứng.

Khi có biểu hiện như sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi và nghi ngờ cúm thì nên đi khám kịp thời. Chú ý phải đeo khẩu trang, vệ sinh khi ho và súc miệng họng bằng nước muối sinh lý rồi nếu có kết quả chẩn đoán mắc cúm cần cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác và cộng đồng.

Lịch tiêm phòng vắc-xin cúm

Hiện nay đang có 3 loại vắc-xin cúm gồm Vaxigrip (Pháp), Influvac (Hà Lan) và CG Flu (Hàn Quốc).

Đối với vắc-xin Vaxigrip và Influvac, lịch tiêm cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng tiêm vắc-xin cúm: Tiêm 2 mũi và đúng lịch, cách nhau tối thiểu 1 tháng. Đừng quên tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.
  • Trẻ trên 9 tuổi và người lớn: Tiêm 1 mũi 0.5ml. Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.

Đối với vắc-xin GC Flu, lịch tiêm cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 36 tháng đến 9 tuổi chưa từng tiêm vắc-xin cúm:
  • Tiêm 2 mũi và cách nhau tối thiểu 1 tháng. Sau đó, bạn nên nhớ tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.
  • Trẻ trên 9 tuổi và người lớn: Tiêm 1 mũi 0.5ml. Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, hàng năm thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em bị nhiễm cúm. Cho  nên, mỗi người hãy tự trang bị kiến thức cho mình giúp chủ động phòng ngừa bệnh cũng như có hướng điều trị bệnh ngay khi nghi ngờ mắc, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Thanh Hoa



Chat with Zalo