Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu và cách phòng ngừa?

Biến chứng thường gặp nhất trong bệnh bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng, gây tử vong.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu là thể nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở các vùng như tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh hay xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Bệnh bạch hầu rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Hoặc lây gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu và cách phòng ngừa? 1Bệnh bạch hầu rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp

Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho thận, hệ thần kinh trung ương và tim. Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu là khoảng 3% trong tổng số ca mắc bạch hầu.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 2-5 ngày, trẻ thường biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, nổi hạch ở cổ. Giai đoạn sớm khi chưa có giả mạc ở mũi họng, bệnh nhân có thể bị nhầm lẫn với các chứng đau họng khác.

Khi bệnh tiến triển sẽ có thêm các triệu chứng như khó nuốt, khó thở, nhiều trẻ biểu hiện nặng với da xanh, nhịp tim rối loạn, liệt thần kinh. Biến chứng bạch hầu thường gặp nhất trong bệnh bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu và cách phòng ngừa? 2Biến chứng bạch hầu thường gặp nhất trong bệnh bạch hầu là viêm cơ tim.

Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra trong giai đoạn toàn phát của bệnh hoặc cũng có thể xảy ra chậm vài tuần sau khi bệnh đã khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tiên lượng thường xấu, tỉ lệ tử vong rất cao.

Biến chứng viêm dây thần kinh thường ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và thường hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân không tử vong vì biến chứng khác. Liệt màn hầu (màn khẩu cái) thường xuất hiện vào tuần thứ 3 của bệnh. Liệt các dây thần kinh vận nhãn, cơ chi, thậm chí liệt cơ hoành có thể xảy ra, thường là vào tuần thứ 5 của bệnh. Viêm phổi và suy hô hấp có thể sẽ cùng xuất hiện là biến chứng của liệt cơ hoành.

Các biến chứng khác có thể xảy ra như viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp có thể xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu và cách phòng ngừa? 3Biến chứng bạch hầu gây suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp có thể xảy ra ở trẻ em

Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% - 10%.

Phòng bệnh bạch hầu thế nào?

Kể từ khi vắc-xin bạch hầu giải độc tố bạch hầu ra đời năm 1923 cho đến nay tính nghiêm trọng của bệnh dịch đã thay đổi trên toàn thế giới. Hiện nay, bệnh bạch hầu có thể phòng ngừa được bằng biện pháp tiêm phòng vắc-xin.

Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu có mặt trong tất cả các loại vắc-xin kết hợp như: vắc-xin 3 trong 1, vắc-xin 4 trong 1, vắc-xin 5 trong 1 hay vắc-xin 6 trong 1 dành cho trẻ từ độ tuổi 6 tuần tuổi cho đến 6 tuổi.

  • Vắc-xin 6 trong 1 có thể phòng ngừa 6 bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan b, bại liệt và bệnh do Hib.
  • Vắc-xin 5 trong 1 phòng 5 bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và bệnh do Hib
  • Vắc-xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia ComBE Five giúp phòng 5 bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do Hib và viêm gan B.
  • Vắc-xin 4 trong 1 giúp phòng ngừa các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.
  • Vắc-xin 3 trong 1 giúp phòng ngừa các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván.

Trẻ em từ 2 tháng tuổi đã có thể bắt đầu các tiêm bạch hầu với 4 mũi tiêm cơ bản lúc 2 - 3 - 4 tháng tuổi và tiêm liều nhắc lại là mũi thứ tư cách mũi thứ ba khoảng 1 năm. Tiêm nhắc lại sau 7 năm và tiếp theo cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần. Nếu trẻ được tiêm mũi đầu tiên khi trẻ trên 6 tuổi thì tiến hành tiêm 2 mũi cách nhau 30 ngày và nhắc lại bằng mũi thứ 3 sau 6 - 9 tháng sau mũi thứ 2.

Tiêm vắc-xin bạch hầu cho người lớn được thực hiện với 1 mũi vắc-xin tổng hợp theo chu kỳ 10 năm, bắt đầu từ mũi tiêm chủng cuối cùng trong độ tuổi 14 - 16 tuổi.

Nếu trường hợp đối tượng tiêm ngừa không nhớ lần cuối cùng tiêm bạch hầu khi nào thì cần tiến hành tiêm 2 mũi cách nhau 30 ngày và tiêm nhắc lại với mũi thứ 3 sau 6 - 9 tháng sau mũi 2.

Thanh Hoa

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo