Bị sốt xuất huyết uống Ibuprofen được hay không?
Mỗi năm, đặc biệt trong mùa dịch, số ca mắc sốt xuất huyết thường gia tăng nhanh chóng và có diễn biến phức tạp. Khi mắc bệnh, các triệu chứng ban đầu thường xuất hiện là đau toàn thân, đau cơ, đau khớp, đau đầu, sốt cao liên tục từ 39 - 40 độ C, buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng. Nhiều người ban đầu nhầm lẫn sốt xuất huyết với các bệnh lý khác như cúm hoặc sốt do virus thông thường.
Bệnh nhân khi có dấu hiệu sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Tuy nhiên, không ít người tự mua thuốc giảm đau, hạ sốt về dùng khi chưa biết rõ mình mắc sốt xuất huyết và tự điều trị tại nhà. Điều này có thể nguy hiểm vì không phải loại thuốc hạ sốt nào cũng phù hợp với bệnh, thậm chí một số thuốc còn có chống chỉ định và có thể làm tình trạng bệnh trở nặng.
Triệu chứng bệnh nhân bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây ra, lây lan qua vết đốt của muỗi vằn. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau 4 - 7 ngày kể từ khi bị muỗi nhiễm vi rút đốt, và kéo dài từ 5 - 7 ngày.
![bi-sot-xuat-huyet-uong-ibuprofen-duoc-hay-khong (3).jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_sot_xuat_huyet_uong_ibuprofen_duoc_hay_khong_3_d4709c849d.jpg)
Triệu chứng của sốt xuất huyết có thể khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: Sốt cao, đau đầu, đau sau hốc mắt, đau nhức cơ và khớp, cùng với nổi mẩn đỏ. Ở các trường hợp nặng, bệnh có thể gây đau bụng dữ dội, nôn ra máu, chảy máu cam, hoặc thậm chí co giật, đe dọa đến tính mạng.
Vì vậy, khi gặp các dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng xuất huyết đặc trưng của bệnh thường xuất hiện từ ngày thứ 6 trở đi, khi cơn sốt bắt đầu giảm. Các dấu hiệu xuất huyết có thể bao gồm: Xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não hoặc rong kinh bất thường.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến sốc với các biểu hiện như: Mạch nhanh, vã mồ hôi, kích thích, tay chân lạnh, tụt huyết áp, tổn thương gan và men gan tăng cao (SGPT, SGOT).
Bị sốt xuất huyết uống Ibuprofen được hay không?
Ibuprofen là một loại thuốc hạ sốt thuộc nhóm kháng viêm không steroid (NSAID), có khả năng hạ sốt mạnh và kéo dài hơn so với Paracetamol. Vì thế, nhiều người cho rằng khi sốt cao, Ibuprofen là lựa chọn tốt nhất, ngay cả khi chưa rõ nguyên nhân gây sốt có phải do sốt xuất huyết hay không. Tuy nhiên, quan niệm này thực sự rất nguy hiểm.
![bi-sot-xuat-huyet-uong-ibuprofen-duoc-hay-khong (4).jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_sot_xuat_huyet_uong_ibuprofen_duoc_hay_khong_4_573072ff62.jpg)
Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, dù Ibuprofen có tác dụng hạ sốt hiệu quả, nhưng nó thuộc nhóm thuốc chống chỉ định với bệnh nhân sốt xuất huyết. Khi dùng Ibuprofen, nguy cơ xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân sốt xuất huyết tăng cao, thậm chí phải nhập viện cấp cứu. Thuốc này có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như xuất huyết, đau dạ dày. Đặc biệt, ở trẻ em, việc dùng Ibuprofen trong 3 ngày đầu bị sốt có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như giãn mạch, giảm tiểu cầu, xuất huyết nội tạng (đi ngoài ra máu, xuất huyết gan).
Hằng năm, nhiều bệnh nhân nhập viện với tình trạng xuất huyết tiêu hóa do sử dụng Ibuprofen khi điều trị sốt xuất huyết. Vì vậy bệnh nhân cần lưu ý chỉ sử dụng Ibuprofen theo chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, bởi thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Đặc biệt, Ibuprofen không nên dùng trong các trường hợp nghi ngờ sốt xuất huyết, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hay ở những người có tiền sử dị ứng với thuốc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt khi bị sốt xuất huyết
Việc bệnh nhân tự sử dụng thuốc hạ sốt cần phải cân nhắc cẩn thận, nhưng cũng không nên để triệu chứng sốt kéo dài mà không can thiệp. Sốt là phản ứng cấp tính của cơ thể, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đối với trẻ em, người trưởng thành và người già. Vì vậy, cần hạ sốt nhanh chóng để tránh các rủi ro do sốt cao kéo dài.
Khi bệnh nhân mới xuất hiện triệu chứng sốt và chưa được chẩn đoán nguyên nhân chính xác (có thể là sốt xuất huyết hoặc một nguyên nhân khác), tốt nhất nên sử dụng paracetamol (acetaminophen) để hạ sốt. Đây là loại thuốc an toàn hơn và nên có sẵn trong tủ thuốc của mọi gia đình để sử dụng khi cần thiết.
![bi-sot-xuat-huyet-uong-ibuprofen-duoc-hay-khong (2).jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_sot_xuat_huyet_uong_ibuprofen_duoc_hay_khong_2_ad48833c4b.jpg)
Các lưu ý khi sử dụng paracetamol (acetaminophen) để hạ sốt:
Ngưỡng sử dụng thuốc hạ sốt:
- Đối với người lớn: Khi sốt từ 39 độ C trở lên, cần sử dụng thuốc hạ sốt ngay.
- Đối với trẻ em: Sốt trên 38,5 độ C cần hạ sốt ngay, do thân nhiệt của trẻ em có thể tăng nhanh lên 39-40 độ C, ngưỡng nhiệt độ này rất nguy hiểm.
Tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và không tự ý tăng liều lượng.
- Không dùng nhiều loại thuốc có chứa paracetamol cùng lúc, vì dễ dẫn đến quá liều và gây tổn thương gan.
Dạng bào chế của paracetamol cho trẻ em:
- Paracetamol có nhiều dạng bào chế như viên nén, siro, thuốc bột, thuốc cốm, viên sủi và viên đặt hậu môn. Chỉ sử dụng một dạng bào chế để tránh nguy cơ ngộ độc thuốc, gây tổn thương gan và suy giảm chức năng gan.
Các biện pháp hỗ trợ khi hạ sốt:
- Trước khi dùng thuốc, nên kết hợp với chườm mát, nghỉ ngơi ở nơi thoáng đãng, và uống đủ nước để tăng hiệu quả hạ sốt.
- Theo dõi thân nhiệt thường xuyên để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng và tránh sốt cao kéo dài.
![bi-sot-xuat-huyet-uong-ibuprofen-duoc-hay-khong (1).jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_sot_xuat_huyet_uong_ibuprofen_duoc_hay_khong_1_b9085a0d95.jpg)
Phát hiện sớm sốt xuất huyết:
- Cần chú ý các dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, như nổi mẩn đỏ, đau cơ, đau sau hốc mắt, để kịp thời đến bệnh viện thăm khám và điều trị.
Khoảng cách giữa các liều thuốc:
- Không sử dụng các liều paracetamol liên tiếp trong khoảng thời gian dưới 4 giờ để tránh gây tổn thương gan và các biến chứng khác.
Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thể giải đáp thắc mắc bị sốt xuất huyết uống Ibuprofen được hay không? Việc tuân thủ đúng các nguyên tắc khi sử dụng thuốc hạ sốt sẽ giúp kiểm soát triệu chứng hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh lý nghiêm trọng do virus dengue gây ra, và việc phòng ngừa là rất quan trọng, đặc biệt khi bệnh đang gia tăng trong cộng đồng. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết Qdenga là một giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ bạn khỏi cả 04 tuýp của virus dengue. Vắc xin này không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng nếu bạn mắc phải.