Bệnh trĩ có di truyền không?
Bệnh trĩ đến mang theo bao nỗi phiền toái và đau đớn cho người bệnh. Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Không ít người bệnh lo lắng bệnh trĩ sẽ di truyền cho những thế hệ sau. Để đi tìm lời giải cho thắc mắc bệnh trĩ có di truyền không, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Hà An.
Bệnh trĩ có di truyền không?
Trĩ thực chất là tình trạng giãn phình quá mức của các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ gồm:
- Chế độ ăn uống thiếu chất xơ.
- Thói quen uống ít nước.
- Ăn đồ chiên, nướng nhiều dầu mỡ, ăn đồ cay nóng hay ăn quá mặn.
- Uống nhiều rượu bia.
- Thói quen ngồi nhiều, ít vận động.
- Người bị táo bón dài ngày không có biện pháp chữa trị kịp thời.
- Sử dụng một số loại thuốc bổ, thuốc điều trị bệnh cũng dẫn đến táo bón và làm tăng nguy cơ mắc trĩ.
- Phụ nữ trải qua quá trình mang thai và sinh nở, áp lực lên tĩnh mạch hậu môn lớn gây ra trĩ.
Như vậy, có thể thấy không có yếu tố di truyền trong các nguyên nhân gây bệnh trĩ. Các chuyên gia cũng khẳng định, trĩ không phải là bệnh lý có tính di truyền. Nếu cha mẹ mắc bệnh trĩ thì cũng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ của con. Với câu hỏi bệnh trĩ có di truyền không, câu trả lời là không.
![benh-tri-co-di-truyen-khong-1.jpeg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_tri_co_di_truyen_khong_1_ae12760cc8.jpeg)
Tại sao nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh trĩ?
Không ít người thắc mắc, nếu không do yếu tố di truyền, tại sao nhiều người trong gia đình cùng mắc trĩ? Thực chất, đây chỉ là ngẫu nhiên hoặc do các thành viên trong gia đình có thói quen ăn uống, sinh hoạt giống nhau. Sau một thời gian dài sinh sống cùng nhau, việc mọi người trong gia đình có sở thích ăn uống hay thói quen sinh hoạt giống nhau là điều dễ hiểu. Ví dụ, người trong một nhà cùng thích ăn các món chiên, cùng thích ăn mặn,…
Một số ít trường hợp, bệnh trĩ có liên quan đến di truyền là do mất van tĩnh mạch. Khi bị mất van tĩnh mạch, người bệnh không những phải đối mặt với bệnh trĩ mà còn phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe khác như: Giãn tĩnh mạch chân, giãn tĩnh mạch tay, giãn tĩnh mạch ở các cơ quan nội tạng,…
Bệnh trĩ có di truyền không? Câu trả lời là không. Vì vậy người bệnh không cần quá lo lắng. Việc họ cần làm là sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hoặc thuốc trị trĩ phù hợp. Ngoài ra, việc thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng vô cùng quan trọng.
![benh-tri-co-di-truyen-khong-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_tri_co_di_truyen_khong_2_eef54c61c3.jpg)
Làm sao để người trong gia đình không cùng mắc bệnh trĩ?
Như trên đã nói, nguyên nhân chính khiến những người trong gia đình cùng bị mắc bệnh trĩ là do thói quen ăn uống, sinh hoạt giống nhau. Vì vậy, để hạn chế điều này, các gia đình có người mắc bệnh trĩ cần xem xét lại chế độ ăn uống và sinh hoạt đã khoa học chưa? Nếu câu trả lời là chưa, cần thay đổi càng sớm càng tốt.
Về chế độ ăn uống
Các gia đình có người mắc bệnh trĩ cần lưu ý những điều sau trong chế độ ăn uống hàng ngày:
- Chú trọng bổ sung nhiều rau, củ, quả vào các bữa ăn hàng ngày. Rau xanh và trái cây không chỉ cung cấp chất xơ, giúp phòng ngừa táo bón mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Loại nước tốt nhất là nước lọc, nước ép rau củ, trái cây. Tuy nhiên, bạn không nên uống các loại nước ngọt, nước trái cây đóng chai, nước uống có gas.
- Nên tìm hiểu người bị trĩ nên ăn gì để bổ sung vào chế độ ăn uống của gia đình.
- Khi chế biến món ăn nên ưu tiên cách luộc, hấp, kho. Hạn chế nấu đồ ăn theo cách chiên, xào, nướng vì không những làm tăng calo trong thực phẩm mà còn gây khó tiêu, táo bón.
- Hạn chế thêm các gia vị cay nóng khi chế biến món ăn vì chúng sẽ góp phần gây táo bón.
- Người bị táo bón hay bị trĩ nên ưu tiên sử dụng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Đặc biệt, những người bị táo bón nặng nên ưu tiên sử dụng món mềm, chế biến với nhiều chất xơ giúp nhuận tràng.
- Không nên ăn các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,… Chúng không những chứa nhiều muối và chất bảo quản gây khó tiêu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh ung thư.
![benh-tri-co-di-truyen-khong-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_tri_co_di_truyen_khong_3_c8a7713cdc.jpg)
Về chế độ sinh hoạt
Dù bệnh trĩ có di truyền không, việc duy trì một chế độ sinh hoạt cũng là điều cần thiết với sức khỏe cả gia đình.
- Mỗi thành viên trong gia đình nên chọn một bộ môn phù hợp để tập luyện mỗi ngày. Chăm chỉ tập luyện không những giúp phòng bệnh trĩ hiệu quả. Tăng cường vận động, giảm thời gian ngồi một chỗ sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc trĩ.
- Nếu có thói quen rặn khi đại tiện hoặc nhịn đại tiện, bạn nên từ bỏ ngay lập tức. Việc này không chỉ làm tăng nguy cơ táo bón mà còn làm ứ đọng chất độc hại trong cơ thể.
- Không nên tập luyện quá nặng, lao động quá sức hay mang vác vật nặng. Việc này cũng làm tăng nguy cơ hình thành búi trĩ.
- Những người bị trĩ nên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt cần vệ sinh vùng hậu môn kỹ càng để tránh viêm loét, bội nhiễm,…
- Những người thừa cân, béo phì nên áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học. Theo thống kê, việc thừa cân có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị bệnh trĩ.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá. Những sản phẩm này không những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn mang đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.
Với câu hỏi bệnh trĩ có di truyền không, câu trả lời là không. Tuy nhiên, bất cứ ai trong chúng ta cũng không nên chủ quan với “vị khách không mời” này. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ, chúng ta nên thăm khám sớm. Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn dùng thuốc và biện pháp chữa trị hợp lý nhất.