Bệnh tay chân miệng kéo dài bao lâu?

Là cha mẹ bạn luôn mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con trẻ. Chính vì thế khi bé mắc bệnh tay chân miệng bạn cảm thấy rất lo lắng, bạn luôn trăn trở bệnh tay chân miệng kéo dài bao lâu, có nguy hiểm không và nên chăm sóc như thế nào để bé mau khỏi bệnh? Đừng quá lo lắng, tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng kéo dài bao lâu?

bệnh tay chân miệng kéo dài bao lâu-01

Thường bệnh chân tay miệng sẽ khỏi sau 7-10 ngày nếu được điều trị và chăm sóc tốt

Theo các chuyên gia y tế bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh không quá nguy hiểm, thường bệnh sẽ khỏi sau 7-10 ngày nếu được điều trị và chăm sóc tốt. Do đó, các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng nếu bé bị mắc bệnh. Tuy vậy, các bạn cũng tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị, tốt nhất nên tuân thủ đúng các hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Tay chân miệng không phải là một căn bệnh nguy hiểm song nếu chủ quan trong điều trị bệnh vẫn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: viêm não, viêm màng não, thậm chí gây tử vong nhanh chóng.

Ngoài các biến chứng nếu điều trị không đúng cách bệnh tay chân miệng còn có tốc độ lây lan rất nhanh, có thể lây qua việc tiếp xúc gần, qua nước bọt, tiếp xúc gần giống như các căn bệnh về cảm cúm. Đặc biệt bệnh tay chân miệng còn có nguy cơ tái đi tại lại nhiều lần nếu bạn chủ quan trong việc điều trị và phòng ngừa.

Chăm sóc và điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào cho đúng?

Như đã chia sẻ ở phần trên bệnh tay chân miệng trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan vẫn có thể gây ra biến chứng, do đó khi trẻ mắc bệnh các bậc phụ huynh cần nghiêm túc trong việc điều trị. Tất cả những loại thuốc dùng cho bé cần thông qua hướng dẫn và sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

bệnh tay chân miệng kéo dài bao lâu-02

Các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho bé

Bên cạnh đó bạn cũng nên duy trì cho bé một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ dưỡng chất, nên ưu tiên chế biến cho bé các loại thức ăn dạng lỏng và mềm như cháo, súp… để bé không cảm thấy đau rát miệng mỗi khi ăn. Các loại thực phẩm giàu vitamin C cũng có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng nên mẹ nên chú ý bổ sung.

Song song với việc áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học các bậc cha mẹ cũng cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé. Nên tắm cho bé hằng ngày, đồng thời xây dựng cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Quan trọng nhất vẫn là không quên theo dõi các biểu hiện cơ thẻ của trẻ, nếu thấy dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ trở nặng hơn như: sốt cao hơn, nôn ói, co giật… thì cần báo bác sĩ ngay để xử lý kịp thời và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Thắc mắc bệnh tay chân miệng kéo dài bao lâu đã được giải đáp, các thông tin cần biết về bênh tay chân miệng trẻ em cũng đã được trao dồi thêm. Hi vọng với những thông tin này bạn đã biết cách chăm sóc tốt nhất cho các bé.



Chat with Zalo