Bệnh nhân dị ứng thuốc giảm đau phải làm sao?

Đau là cảm giác khó chịu, có thể tác động lớn gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Khi cơn đau tấn công dữ dội có thể khiến bệnh nhân khó có thể chịu được và cần sự hỗ trợ của thuốc giảm đau. Hầu hết các loại thuốc giảm đau trên thị trường đều khá an toàn và phù hợp với hầu hết người trưởng thành từ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên nguy cơ dị ứng thuốc giảm đau vẫn có thể diễn ra nếu sử dụng sai cách, hoặc sai thời điểm. Vì vậy cần biết cách sử dụng thuốc giảm đau sẽ giúp bảo vệ sức khỏe bản thân mình tốt hơn. 

Thuốc giảm đau là gì?

Thuốc giảm đau là loại thuốc được bào chế nhằm mục đích giảm các cơn đau do bệnh lý hoặc tai nạn chấn thương mang lại. Cơn đau có thể khiến bệnh nhân khó chịu và báo hiệu các mô tế bào gặp tổn thương ở đâu đó trong cơ thể. Để làm xoa dịu cơn đau thì người ta thường sử dụng thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau tuy không thể hoàn chấm dứt cơn đau nhưng lại giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi cơn đau được xoa dịu.

di-ung-thuoc-giam-dau-hau-qua-khon-luong-khi-lam-dung-thuoc-giam-dau 1 Thuốc giảm đau là loại thuốc giúp người bệnh xoa dịu những cơn đau

Phân loại thuốc giảm đau

Để phù hợp với mỗi tình trạng đau của người dùng nên hiện nay trên thị trường có một số nhóm thuốc giảm đau như sau:

Thuốc giảm đau không gây nghiện

Đây là nhóm thuốc không gây nghiện về thể chất lẫn tinh thần và có khả năng dung nạp tốt đối với bệnh nhân. Nhóm này thường phổ biến các hoạt chất như Aspirin, Paracetamol, các thuốc chống viêm không steroid NSAID. Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho các cơn đau cấp tính ở mức độ nhẹ và trung bình. 

Thuốc giảm đau kết hợp

Các thuốc giảm đau kết hợp được sử dụng trong nhóm này là các opioid yếu và sử dụng kết hợp với Paracetamol tăng cao tác dụng giảm đau ở mức độ từ trung bình đến dữ dội. Tuy nhiên khi kết hợp hai loại thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp tác dụng phụ. Các thuốc phổ biến ở nhóm này bao gồm Codein và Tramadol.

Thuốc giảm đau mạnh có thể gây nghiện

Thuốc này vì có tính chất gây nghiện và suy hô hấp nên chỉ được dùng trong trường hợp đau cấp tính dữ dội mà các thuốc khác không có hiệu quả. Nó có tác dụng giảm đau mạnh nhất (opioid mạnh) hầu như ngay lập tức ức chế cơn đau với cơ chế tác động vào thụ thể u của hệ thần kinh trung ương.

Việc sử dụng thuốc này phải được quản lý nghiêm ngặt từ bộ y tế. Nhóm thường gồm này có 3 loại thuốc chính như sau: Chất chủ vận toàn phần (Morphin), chất đối kháng (Nalbuphin) và chất chủ vận từng phần (Buprenorphin). 

Dấu hiệu khi dị ứng thuốc giảm đau

Khác với triệu chứng dị ứng các loại thuốc thông thường với biểu hiện nổi mề đay, ban đỏ mà nó còn có nguy cơ tác động đến các bộ phận bên trong cơ thể con người cụ thể bao gồm các triệu chứng sau đây:

  • Nổi mề đay: Mề đay có thể xuất hiện sau dùng thuốc từ 5-10 phút đến vài ngày tuỳ theo từng loại thuốc gây dị ứng và cơ địa người bệnh. Người bệnh có sẽ cảm thấy ngứa, nóng bừng, kèm theo nổi ban cùng sẩn phù trên da. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể nổi mề đay kèm các dấu hiệu toàn thân như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đau bụng, đau khớp, mệt mỏi, sốt cao...
  • Nổi mẩn, ban đỏ: Nổi mẩn hoặc các dạng ban sởi, ban sẩn, thường hình dạng nhỏ như đầu đinh, và thường tạo thành mảng trên da, gây ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân.
  • Phù Quincke: Phù Quincke là dạng mề đay khổng lồ kèm với triệu chứng sưng phù cục bộ thường to gần bằng bàn tay, có thể kèm ngứa và đau nhức khó chịu cho người bệnh. Phù Quincke đường tiêu hóa gây tình trạng nôn ói, tiêu chảy dữ dội cho bệnh nhân.
  • Hội chứng hồng ban đa dạng có bọng nước (Hội chứng Stevens - Johnson): Hội chứng này có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc vài giờ đến nhiều ngày sau đó. Người bệnh thấy mệt mỏi, nóng ran, ngứa khắp cơ thể. Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt cao, nổi ban đỏ, nổi các bọng nước trên da, có thể dẫn đến viêm loét niêm mạc, thậm chí còn gây tổn thương gan thận nghiêm trọng có thể gây tử vong.
  • Hội chứng hoại tử tiêu thượng bì nhiễm độc (Hội chứng Lyell): Hội chứng Lyell có thể xuất hiện vài giờ đến vài tuần sau khi dùng thuốc. Bệnh nhân thường cảm thấy ngứa khắp người, mệt mỏi, sốt cao, mất ngủ, nổi các mảng đỏ, hoặc các chấm xuất huyết. Sau một thời gian, lớp thượng bì trượt ra từng mảng, tách khỏi da. Trong trường hợp mức độ nghiêm trọng còn gây viêm gan, thận, có thể dẫn tới tử vong.
di-ung-thuoc-giam-dau-hau-qua-khon-luong-khi-lam-dung-thuoc-giam-dau 2 Trên da xuất hiện ban đỏ là dấu hiệu phổ biến dị ứng thuốc giảm đau

Bệnh nhân dị ứng thuốc giảm đau phải làm sao?

Lập tức ngừng ngay thuốc đang giảm đau đang sử dụng khi phát hiện ra các triệu chứng dị ứng. Nếu dị ứng nhẹ, có thể dùng các thuốc chống dị ứng tuy nhiên tốt nhất nên đến gặp bác sĩ dù phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Trong trường hợp nặng như khó thở, rối loạn tiêu hóa, tức ngực, phát ban khắp người... cần phải nhanh chóng đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời. 

Người bệnh cần rà soát và nhớ lại các loại thuốc giảm đau đã sử dụng gây dị ứng cơ thể mình. Sau đó cần thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc bị dị ứng, để bác sĩ kê đơn thuốc khác thay thế để tránh dị ứng lần nữa với thuốc giảm đau đó.

Đầu tiên là hỗ trợ giảm triệu chứng như thở oxy, xoa bóp lồng ngực hoặc tiêm epinephrine ngay để duy trì huyết áp và hỗ trợ hô hấp. Dùng thuốc kháng histamin để ngăn chặn các chất do hệ thống miễn dịch kích hoạt. Nếu các triệu chứng viêm nặng có thể dùng corticosteroid kháng viêm.

Sau đó sẽ là giải mẫn cảm với thuốc nếu bạn không thể tìm được thuốc khác để thay thế. Bạn cần điều trị dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để giải mẫn cảm với thuốc giảm đau. Ban đầu dùng một lượng nhỏ thuốc gây dị ứng và sau đó tăng liều lên cao dần. Khoảng thời gian giải mẫn cảm tăng dần từ 15 đến 30 phút, sau đó vài giờ đến vài ngày sao cho không thấy phản ứng dị ứng xảy ra nữa. Điều này giúp cơ thể bạn thích nghi quen dần với thuốc.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thuốc giảm đau

Không được tự sử dụng các loại thuốc khi chưa được phép, chỉ dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Lưu ý bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi nghe theo sự mách bảo từ người không có chuyên môn, cũng không tự ý đưa đơn thuốc của mình để người khác sử dụng. Các loại thuốc giảm đau nếu dùng tùy tiện làm tăng nguy cơ khiến tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn.

Nếu sau vài giờ sử dụng thuốc giảm đau, phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì lập tức đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị kịp thời thì tình trạng dị ứng thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy nếu phát hiện và điều trị tình trạng dị ứng càng sớm càng tốt sẽ làm giảm tác hại của dị ứng

di-ung-thuoc-giam-dau-hau-qua-khon-luong-khi-lam-dung-thuoc-giam-dau 3 Thông báo cho bác sĩ những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng

Trước khi sử dụng thuốc giảm đau cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc. Nếu bệnh nhân từng có tiền sử dị ứng thuốc giảm đau, thì cần phòng tránh nguy cơ dị ứng bằng cách thay thế thuốc khác khi sử dụng. 

Trong trường hợp cần mua thuốc giảm đau thì cần phải thông báo đến bác sĩ hoặc dược sĩ các loại thuốc mình bị dị ứng trước đây. Từ đó, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc hợp lý, an toàn.

Ds Hải Vân 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo