Bệnh dị ứng kháng sinh và những biến chứng không thể ngờ tới
Người mắc bệnh dị ứng kháng sinh cần cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc nếu không muốn chuốc phải những hậu quả đáng tiếc, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong y học vì chúng có thể điều trị dứt điểm nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, có tới 50% người mắc bệnh dị ứng thuốc bị dị ứng với kháng sinh. Vậy thì cụ thể dị ứng kháng sinh là gì và nó có biểu hiện như thế nào, cách điều trị ra làm sao?
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_di_ung_khang_sinh_va_nhung_bien_chung_khong_the_ngo_toi_1_345163aca0.jpg)
1. Biểu hiện khi mắc bệnh dị ứng kháng sinh
Dị ứng kháng sinh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, thực tế ghi nhận, trường hợp mắc bệnh dị ứng kháng sinh ở trẻ nhỏ nhất là 35 ngày tuổi và lớn nhất là 12 tuổi. Thời gian phát bệnh có thể là sau 2 giờ đến 10 ngày sau khi sử dụng thuốc. Khi bị dị ứng kháng sinh, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như: nổi mày đay, phát ban qua da, gây ngứa ngáy, phù nề,… Những triệu chứng này nhìn chung khá giống với các loại dị ứng khác (dị ứng thời tiết, dị ứng do côn rùng cắn, dị ứng ánh sáng, dị ứng cơ địa,...), Tuy nhiên có điều đáng lo ngại hơn, khi bị dị ứng kháng sinh, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện khác mà nếu không có phương pháp cứu chữa kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.
Phù mạch dị ứng:
Đây là hội chứng phổ biến sau khi dùng thuốc, thường sẽ xuất hiện sau vài phút. Tuy nhiên tùy vào cơ địa từng người, có thể sẽ phát bệnh sau vài giờ hoặc vào ngày sau khi uống thuốc. Hầu hết người bị phù mạch sẽ bị sưng nề ở những vùng da như họng, môi, quanh mắt, vùng bụng, và cổ. Nếu phù mạch ở họng sẽ khiến người bệnh bị nghẹt thở. Phù mạch ở ruột gây buồn nôn, bụng quặn đau từng cơn, phù mạch ở tử cung có thể gây chảy máu âm đạo.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_di_ung_khang_sinh_va_nhung_bien_chung_khong_the_ngo_toi_2_dc56a07740.jpg)
Mất bạch cầu hạt:
Hội chứng này thường có các biểu hiện như: sức khỏe giảm sút, sốt cao, viêm loét niêm mạc ở một số cơ quan miệng, họng, mắt, cơ quan sinh dục. Người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Sốc phản vệ:
Đây là loại biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh dị ứng kháng sinh. Biến chứng xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc dạng uống, nhỏ mắt. Triệu chứng của sốc phản vệ thường xuất hiện sau vài giây, hoặc vài phút, chậm nhất là sau 1 giờ dùng thuốc. Người bệnh sẽ có cảm giác nôn nao, khó chịu, hốt hoảng, sau đó mạch đập nhanh bất thường, huyết áp hạ thấp, đau quặn bụng, khó thở, không kiểm soát được bản thân. Nếu không đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời thì khả năng tử vong sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.
2. Cách chữa trị và phòng ngừa bệnh dị ứng kháng sinh
Cách chữa trị:
Việc điều trị dị ứng kháng sinh còn tùy thuộc vào tình trạng hay loại thuốc mà người bệnh đã sử dụng. Mặc dù vậy, có một số cách điều trị dị ứng phổ biến như:
- Ngừng sử dụng các loại thuốc gây dị ứng ngay
- Uống các thuốc chống dị ứng, thuốc kháng Histamin anti H1 thế hệ 2 như: Cetirizin, Fexofenadin, Astemizol, Loratadin
- Nếu bị dị ứng thuốc kháng sinh nặng có thể dùng thêm các thuốc corticoid: Prednisolon, Methyl, Prednisolon
- Tiêm truyền nếu cần thiết
- Bù nước và điện giải cho bệnh nhân
- Cho bệnh nhân uống thuốc lợi tiểu hay uống thuốc chống bội nhiễm
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_di_ung_khang_sinh_va_nhung_bien_chung_khong_the_ngo_toi_3_c8f2002440.jpg)
Uyên