Bệnh đau mắt đỏ và cách phòng chống lây nhiễm mẹ cần biết
Đau mắt đỏ tuy là bệnh lành tính nhưng cũng mang lại nhiều bệnh lý cho trẻ như sốt, đau họng, mắt đỏ ngứa ngày, chảy nước mắt, ghèn mắt. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây và khiến trẻ em vô cùng khó chịu, vì vậy mẹ hãy tìm hiểu ngay những về căn bệnh này để có cách phòng chống lây nhiễm hiệu quả.
Bệnh đau mắt đỏ là gì? Có nguy hiểm không
Đau mắt đỏ là tên dân gian hay gọi của bệnh viêm kết mạc. Khi bị bệnh, trong trắng của trẻ sẽ bị viêm nhiễm do nguyên nhân chủ yếu là nhóm virus Adeno gây ra, khiến người bệnh bị sưng đỏ mắt, trong mắt có cộm và có ghèn nhiều gây ngứa mắt khó chịu.
Bệnh lây lan từ người sang người do virus có sức sống rất mạnh, ngoài việc lây lan trực tiếp thì virus có thể thể tồn tại trên bề mặt các đồ dùng, dụng cụ trong vòng 35 ngày sau đó lây sang người lành. Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ phát triển mạnh vào mùa hè và mùa thu do thời tiết thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Trong 1 số điều kiện thuận lợi bệnh có thể lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp.
Hiện nay có hơn 70% những bệnh về mắt có liên quan đến đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ bản thân chúng không nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị đúng cách sẽ xảy ra nhiều biến chứng thành những bệnh nguy hiểm khác. Bệnh có liên quan tới mắt và giác mạc nên mẹ hãy cẩn trọng khi chăm sóc cho trẻ để tránh ảnh hưởng xấu đến giác mạc của con. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể kể đến như loét giác mạc, phù mắt đỏ, có màng trong mắt và có thể dẫn đến mù lòa.
Những cách phòng tránh lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
Trẻ em dễ mắc bệnh đau mắt đỏ do sức đề kháng yếu và không biết giữ gìn vệ sinh đúng cách, từ đó nâng cao nguy cơ lây nhiễm. Bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh qua đường không khí nên mẹ cần thực hiện những biện pháp sau để phòng chống cho con, nhất là khi nghe tin có nguồn dịch đang bùng phát.
Những việc nên làm khi mùa dịch đau mắt đỏ bùng phát
Vệ sinh thân thể mỗi ngày, đặc biệt là rửa tay sạch sẽ bằng nước sát khuẩn mỗi khi tiếp xúc với những chất dơ bẩn hoặc đi về từ những nơi công cộng.
Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ và những vật dụng trẻ sử dụng hằng ngày bằng nước diệt khuẩn, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày và dạy cho trẻ cách giữ gìn vệ sinh tay chân và thân thể.
Đối với mẹ nên cho dùng riêng khăn lau tay, lau mặt và lau cơ thể. Mẹ nên chuẩn bị riêng cho con vài bộ khăn lau riêng để tránh lây nhiễm những bệnh như đau mắt đỏ, tay chân miệng…
Chăn mền và gối nằm của con nên được giặt sạch thường xuyên khoảng 2 tháng 1 lần, và thường xuyên được phủi bụi sạch sẽ. Mẹ nên thay bao gối mới cho trẻ sau khoảng 6 tháng sử dụng.
Hạn chế cho trẻ đi bơi khi xuất hiện mùa dịch đau mắt đỏ, tay chân miệng. Khi trẻ ra ngoài cũng cần đeo mắt kính phòng chống bụi và khẩu trang y tế để tránh những bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
Tránh tiếp xúc với những bệnh nhân hoặc người liên quan đến bệnh đau mắt đỏ để tránh nguy cơ lây nhiễm. Khi lớp học có trẻ bị bệnh đau mắt đỏ thì mẹ nên chủ động cho con nghỉ học. Không bắt tay, ôm hôn hoặc tiếp xúc gần với những trẻ khác trong mùa dịch đau mắt đỏ để tránh lây lan chéo.
Tránh những thói quen xấu sau vì dễ làm dịch bệnh lây lan nhanh
Trẻ ngậm tay, cho tay vào mắt mũi miệng, hay dụi mắt: mẹ nên nhắc trẻ không nên cho tay vào mắt mũi miệng, đặc biệt là khi tay không được vệ sinh sạch sẽ.
Không xem tivi hoặc điện thoại, máy tính nhiều (xem ít hơn 2 tiếng mỗi ngày), nếu nhiều hơn sẽ làm mỏi mắt, đau mắt và dễ xảy ra những bệnh về tật khúc xạ ở mắt. Khi bé học bài thì khoảng 45p nên cho mắt nghỉ ngơi khoảng 5-10p.
Không nên thức khuya sau 10 giờ, mẹ nên cho bé ngủ 7 - 8 giờ mỗi ngày để có đầy đủ năng lượng, sức đề kháng và giúp đôi mắt khỏe mạnh.
Khi mắt trẻ bị đau hoặc ngứa mẹ nên dùng gạc diệt khuẩn để thấm nước mắt, xem xét tình trạng mắt bé có bị đỏ không. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến bệnh đau mắt đỏ như tròng trắng đỏ, mắt có ghèn,... thì mẹ nên đưa trẻ ngay đến bác sĩ để được khám và chữa bệnh kịp thời.
Có một điều thú vị từ xưa mà ông cha kể lại, đó chính là vào giờ ngọ tết Đoan Ngọ (12h ngày ngày mùng 5 tháng 5) nếu cho trẻ nhìn lên mặt trời và nháy mắt ( nam 7 lần nữ 9 lần) thì trẻ sẽ không bị bệnh đau mắt đỏ.
Tuy nhiên đây chỉ là 1 tục lệ mang ý nghĩa tâm linh và chưa được kiểm chứng nên mẹ không nên làm theo, vì theo bác sĩ khuyến cáo ánh nắng ban trưa rất độc hại cho mắt trẻ vì thế trẻ không nên nhìn trực diện vào ánh mặt trời.
Mẫn