Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và phương hướng điều trị như thế nào?
Cường giáp là một hội chứng bệnh liên quan đến tuyến giáp mà rất nhiều người mắc phải. Tuy căn bệnh này không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Vậy nên khi mắc phải, rất nhiều bệnh nhân có thắc mắc bệnh cường giáp điều trị bao lâu mới khỏi? Để giải đáp thắc mắc, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hà An Pharmacy.
Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp là một tên gọi của hội chứng về tuyến giáp, do nhiều bệnh gây nên chứ không phải là một loại bệnh. Khi mắc bệnh, tuyến giáp sẽ hoạt động nhiều hơn mức bình thường, sản sinh ra nhiều hormone. Các hormone dư thừa này sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể và làm rối loạn các hoạt động bình thường.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do rối loạn hệ tự miễn dịch, hay còn gọi là bệnh Basedow. Cơ thể tạo ra một loại kháng thể kích thích tuyến giáp sản sinh ra thêm nhiều hormone. Đây là một bệnh có tính di truyền, vậy nên trong gia đình có người mắc bệnh bạn cần đi kiểm tra sức khỏe.
Ngoài ra, một số nguyên nhân ít phổ biến hơn là do bướu hoặc các loại virus gây rối loạn hệ miễn dịch gây nên. Một số người không hấp thụ i-ốt từ thực phẩm cũng rất dễ bị bệnh và khiến tuyến giáp hoạt động mạnh. Ngoài ra, phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc mới sinh cũng rất dễ mắc bệnh này.
![Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và phương hướng điều trị như thế nào?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_cuong_giap_dieu_tri_bao_lau_va_phuong_huong_dieu_tri_nhu_the_nao_1_bbb4a6932d.jpg)
Biểu hiện của bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp có thể di truyền trong gia đình. Ngoài ra, chúng ta có thể phát hiện bệnh qua những biểu hiện đặc thù như:
- Cơ thể rối loạn chuyển hóa: Dễ khát dù uống nhiều nước, nhanh đói hoặc cân nặng thay đổi bất thường. Người bệnh có thể sợ nóng, dễ tiết mồ hôi và thường xuyên bị sốt nhẹ. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa và rối loạn sinh dục cũng dễ xuất hiện.
- Các cơ quan hệ tim mạch bị ảnh hướng, dễ dẫn đến mệt mỏi kéo dài và nặng nhất là suy tim. Bạn còn sẽ gặp các cơn đau thắt không thường xuyên do nhu cầu về lượng oxi tăng đột biến.
- Cơ thể có thay đổi rõ rệt về hệ thần kinh. Người mắc bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Vậy nên sinh ra các phản ứng tiêu cực và rất dễ nổi nóng, cáu gắt. Các bộ phận như tay, chân cũng bị ảnh hưởng nên xuất hiện rung tay, mỏi cơ và không có sức.
- Mắt có thể lồi một hoặc hai bên, nổi cộm mắt, sợ ánh sáng, đỏ giác mạc, đau mắt.
- Biểu hiện ở tuyến giáp thường thấy và dễ phát hiện là to lên bất thường. Bạn có thể sờ và cảm nhận thấy, bộ phận sưng lên mềm và không xuất hiện sưng đỏ.
- Ngoài ra khi xét nghiệm, kết quả thường thấy là hormone T3, T4 tăng. So với người bình thường, vì thiếu i-ốt nên người mắc bệnh sẽ có hiện tượng hấp thụ i-ốt bất thường tại các thời điểm.
Cường tuyến giáp sẽ không gây ra nguy hiểm đe dọa đến người bệnh nhưng lại xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi các hormone tiết ra quá nhiều, tim mạch là cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Bạn sẽ dễ bị cao huyết áp, mắc các bệnh về tim mạch khác. Ngoài ra, các bộ phận như xương, cơ, tiêu hóa và mắt cũng chịu tác động xấu.
![Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và phương hướng điều trị như thế nào?4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_cuong_giap_dieu_tri_bao_lau_va_phuong_huong_dieu_tri_nhu_the_nao_4_5e4e97df7a.jpg)
Bệnh cường giáp điều trị bao lâu? Phương hướng điều trị bệnh cường giáp
Khi bạn phát hiện bản thân gặp phải các triệu chứng như trên thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bởi cường giáp tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và không hề dễ chữa khỏi hẳn. Rất nhiều bệnh nhân đặt ra câu hỏi bệnh cường giáp điều trị bao lâu thì khỏi? Tuy nhiên, cần dựa vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh mới phán đoán được. Nhưng hiện nay, thời gian để điều trị thuốc là từ 18 đến 24 tháng, phụ nữ có thai còn có khả năng tái phát trong thai kỳ tiếp theo.
Hiện nay, có một số cách điều trị bệnh cường giáp hiệu quả là:
- Sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp: Thường phải sử dụng duy trì từ 18 đến 24 tháng bằng các loại thuốc Methimazole và PTU. Ngoài ra, những bệnh nhân do thiếu i-ốt sẽ bổ sung thêm bằng thuốc. Liều dùng sẽ được điều chỉnh dựa vào tình trạng bệnh của bẹn sau 1 đến 2 tháng sử dụng.
- Phẫu thuật: Một số bệnh nhân điều trị bằng thuốc trong thời gian tấn công nhưng thất bại, bướu quá to hoặc phụ nữ trong thai kỳ không thể sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật tuyến giáp ở mỗi thùy.
- Điều trị bằng phóng xạ: Những người bệnh đã điều trị nội khoa khỏi nhưng tái phát nhiều lần sẽ được chỉ định điều trị bằng đồng vị phóng xạ 131I. Đặc biệt, phụ nữ có thai hoặc cho con bú chỉ có thể thực hiện phẫu thuật mà không thể điều trị phóng xạ.
![Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và phương hướng điều trị như thế nào?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_cuong_giap_dieu_tri_bao_lau_va_phuong_huong_dieu_tri_nhu_the_nao_2_71a7a399ff.jpg)
Trần Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp