Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? Cách phòng ngừa rạn da khi mang thai
Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy vẫn luôn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm. Hiểu được tâm lý đó, trong bài viết sức khỏe hôm nay, Hà An Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất xoay quanh chủ đề này. Nếu bạn đang có chung nỗi bận tâm này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy?
Rạn da là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai song thực tế cho thấy không phải mẹ bầu nào cũng bị rạn da. Vậy bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy?
Với câu hỏi bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy, các chuyên gia giải đáp như sau: Rất khó để có thể xác định một cách chắc chắn thời điểm cụ thể mẹ bầu bị rạn da trong thai kỳ bởi cơ địa của mỗi mẹ bầu là khác nhau.
Thực tế cho thấy, có không ít mẹ bầu phát hiện các vết rạn da ở tháng thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ song một số mẹ lại xuất hiện các vết rạn da sớm, ngay khi bụng bắt đầu to lên. Bên cạnh đó, có những mẹ đến tận những tháng cuối của thai kỳ hoặc sau sinh mới bị rạn da.
Những mẹ bầu sở hữu làn da trắng sáng thường có xu hướng phát triển các vết rạn da màu hồng nhạt khi mang thai. Trong khi đó, mẹ bầu có làn da sẫm màu hoặc ngăm đen thì thường các vết rạn sẽ có xu hướng sáng hơn những vùng da xung quanh.
![Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? Cách phòng ngừa rạn da khi mang thai 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_bi_ran_da_thang_thu_may_cach_phong_ngua_ran_da_khi_mang_thai_1_30fc1ff9bb.jpg)
Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai
Một số nguyên nhân có thể khiến mẹ bầu bị rạn da có thể kể đến như:
Do sự thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố bên trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi khi mang thai. Sự thay đổi này ngày càng trở nên rõ rệt, đặc biệt là từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi. Lúc này, thai nhi và nhau thai sẽ tiết ra estrogen và progesteron, kích thích các phần tử tiền hắc tố melanin từ đó làm tăng sắc tố da.
Đây là yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của các vết rạn da khi mang thai với màu sắc sẫm hơn so với những vùng da xung quanh. Chưa kể, một số mẹ bầu còn xuất hiện các vết thâm nám xấu xí gây mất thẩm mỹ.
Do tăng cân quá nhanh
Khi mang thai, đa số các mẹ bầu đều bị tăng cân song ở một số mẹ bầu tăng cân quá nhanh khiến cho da bị kéo dãn và mất đi sự đàn hồi vốn có. Chính sự tăng trọng lượng cơ thể của mẹ bầu một cách đột ngột này là nguyên nhân chính khiến cho mẹ bầu gặp phải tình trạng rạn da khi mang thai.
![Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? Cách phòng ngừa rạn da khi mang thai 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_bi_ran_da_thang_thu_may_cach_phong_ngua_ran_da_khi_mang_thai_2_cef9a3f4fc.jpg)
Do cơ địa
Cũng giống như nhiều bệnh lý khác thì rạn da khi mang thai cũng được chứng minh là có liên quan đến cơ địa của từng mẹ bầu. Với những người có cấu trúc da yếu, dễ thay đổi khi bị tác động sẽ có nguy cơ rạn da cao hơn khi mang thai so những người có cấu trúc da bền vững với độ đàn hồi cao.
Do di truyền
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây rạn da khi mang thai mà mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trong gia đình mẹ bạn, em gái hoặc chị gái bạn bị rạn da khi mang thai thì bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
Do mang đa thai hoặc thai to
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến nêu trên thì mẹ bầu mang đa thai hoặc thai to cũng có thể là yếu tố thúc đẩy khiến mẹ bầu bị rạn da khi mang thai. Nguyên nhân là do lúc này tử cung phải dãn rộng để đảm bảo có đủ chỗ cho thai nhi nên vùng da quanh bụng dễ bị rạn hơn so với các vị trí khác.
Các giai đoạn hình thành và phát triển vết rạn da khi mang thai
Vết rạn da khi mang thai được hình thành và phát triển qua các giai đoạn cụ thể sau đây:
- Giai đoạn 1: Khi bụng bầu ngày càng lớn, da bị kéo căng, lớp mô dưới da sẽ bị phá huỷ, làm lộ ra các mạch máu và vết rạn da được hình thành. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy vùng da xung quanh vết rạn thường phẳng và mỏng hơn. Tuy không gây đau song do da bị kéo căng nên mẹ bầu có thể cảm thấy da bị khô và kèm theo cảm giác ngứa.
- Giai đoạn 2: Theo thời gian, các vết rạn da sẽ phát triển về cả chiều dài và chiều rộng, có màu hơi đỏ hoặc tím. Những vết rạn da này thường có chiều dài khoảng 5 - 10mm với các kích cỡ to nhỏ khác nhau.
- Giai đoạn 3: Sau khi sinh, các vết rạn da thường nhạt màu dần, từ màu đỏ hoặc hồng chuyển sang màu trắng nhạt hoặc màu bạc. Nguyên nhân là do lúc này mạch máu đã co lại. Các vết rạn mờ dần, có thể hơi lõm xuống với chiều dài và hình dạng không đồng đều.
Đa số các mẹ bầu đều sẽ bị rạn da ở bụng song các vết rạn cũng có thể xuất hiện trên đùi, hông, phần lưng dưới, mông và ngực. Có thể thấy rằng, rạn da có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể song tập trung chủ yếu vẫn ở những nơi tích tụ nhiều mỡ.
![Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? Cách phòng ngừa rạn da khi mang thai 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_bi_ran_da_thang_thu_may_cach_phong_ngua_ran_da_khi_mang_thai_3_ac6e963947.jpg)
Phòng ngừa tình trạng rạn da khi mang thai
Bên cạnh việc tìm hiểu bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy và các giai đoạn hình thành, phát triển vết rạn da thì làm sao để phòng ngừa tình trạng rạn da khi mang thai cũng là chủ đề đang được nhiều chị em quan tâm. Thực tế cho thấy, trong thai kỳ, mẹ bầu có nguy cơ cao bị rạn da. Vậy phải làm sao để phòng ngừa tình trạng rạn da?
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho mẹ bầu, mẹ bầu có thể tham khảo:
Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học
Dinh dưỡng lành mạnh và khoa học giúp bổ sung cho mẹ bầu nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ.
Trở lại với chủ đề hôm nay, việc mẹ bầu duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da sẽ giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ bên trong, củng cố độ đàn hồi và liên kết collagen bền vững giúp giảm nguy cơ bị rạn da. Chưa kể, việc làm này còn giúp mẹ bầu tăng cân từ từ, không bị tăng cân không kiểm soát và điều này cũng góp phần ngăn ngừa tình trạng rạn da.
Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ giúp đủ nước ối cho bé phát triển bình thường mà còn giúp duy trì độ ẩm cho da, giúp làn da có độ đàn hồi, bền vững liên kết collagen dưới bề mặt da từ đó hạn chế tình trạng rạn da.
Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày
Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày mang lại cho mẹ bầu nhiều lợi ích sức khoẻ, chẳng hạn như tăng mức năng lượng, cải thiện chất lượng giấc ngủ, cải thiện tâm trạng… Không những vậy, tập thể dục còn là cách giúp mẹ bầu duy trì cân nặng hợp lý từ đó ngăn ngừa tình trạng rạn da.
Mặt khác, việc tập thể dục và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày còn giúp mẹ bầu cải thiện lưu thông máu, giữ cho da có độ đàn hồi khi bị kéo căng trong thai kỳ. Do vậy, đây cũng là một trong những cách đơn giản, hiệu quả trong việc phòng ngừa rạn da khi mang thai.
![Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? Cách phòng ngừa rạn da khi mang thai 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_bi_ran_da_thang_thu_may_cach_phong_ngua_ran_da_khi_mang_thai_4_bcf16cd7d2.jpg)
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề rạn da khi mang thai mà Hà An Pharmacy muốn chia sẻ đến quý độc giả. Mong rằng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về chủ đề này đồng thời giải đáp được thắc mắc bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy và làm sao để phòng ngừa tình trạng rạn da. Cảm ơn bạn đọc đã luôn dõi theo và đồng hành cùng Hà An Pharmacy.