Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao?
Trong thời gian mang thai, có thể bạn đã từng bị ngứa mắt và điều này khiến bạn rất khó chịu. Bạn không biết tại sao mình bị ngứa mắt và điều này có ảnh hưởng đến thai nhi không, và vẫn đang loay hoay với câu hỏi “Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao?”. Bạn hãy cùng Nhà Thuốc Hà An tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!
![Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_bi_ngua_mat_phai_lam_sao_1_94bc5a028a.jpeg)
Các triệu chứng của ngứa mắt khi mang thai
Các triệu chứng của ngứa mắt khi mang thai tương tự với ngứa mắt của người không mang thai. Ngứa mắt khi mang thai có thể mang đến cho bạn nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó sẽ có những triệu chứng mà bạn không ngờ tới. Có thể các triệu chứng sẽ xuất ở một hoặc cả hai bên mắt. Chúng bao gồm:
- Ngứa ở mắt hoặc mi mắt;
- Chảy nước mắt;
- Đau nhức;
- Đỏ mắt;
- Cảm giác vướng giống như có vật lạ ở trong mắt;
- Cảm giác nóng ở mắt;
- Gặp khó khăn khi đưa kính áp tròng vào mắt;
- Mờ mắt;
- Nhạy cảm với ánh sáng;
- Tầm nhìn kém trong môi trường thiếu ánh sáng;
- Khó khăn khi đeo kính áp tròng;
- Có thể xuất hiện mủ, màu trắng hoặc màu xanh lá cây.
![Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_bi_ngua_mat_phai_lam_sao_2_0dfb96be87.jpeg)
Nguyên nhân ngứa mắt khi mang thai
Ngứa mắt là tình trạng có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả với bà bầu. Điều này xảy ra khi mắt bị kích ứng do mắt bị vật thể lạ xâm nhập vào mắt, hoặc do tình trạng bệnh lý ở mắt. Biết được nguyên nhân gây ngứa mắt sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao?”.
Các nguyên nhân gây ngứa mắt khi mang thai bao gồm:
- Do dị ứng: Nguyên nhân phổ biến của ngứa mắt là do dị ứng. Ngứa mắt có thể do tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, mạt bụi, đồ trang điểm hoặc do thuốc nhỏ mắt bạn đang dùng. Cơ thể phản ứng với tác nhân kích thích bằng cách giải phóng histamine, khiến các mạch máu trong giãn ra và kích thích các đầu dây thần kinh ở mắt, khiến mắt bị ngứa và chảy nước mắt.
- Chất kích ứng trong không khí: Một số người có thể nhạy cảm với khói, khí thải dầu diesel hoặc mùi nước hoa, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai.
- Nhiễm trùng: Do tác nhân vi khuẩn hoặc virus gây ra, gây ra bệnh lý gọi là viêm kết mạc. Đôi mắt của bạn sẽ bị ngứa, sưng đỏ, đôi khi sẽ tiết mủ khiến mí mắt bị dính vào nhau khi bạn đang ngủ.
- Viêm bờ mi: Nó xảy ra khi các tuyến dầu nhỏ ở gốc lông mi của bạn bị tắc nghẽn. Đôi mắt có thể bị kích ứng và xảy ra hiện tượng sưng đỏ. Tình trạng này có thể khó khỏi, nhưng nó không lây nhiễm và không ảnh hưởng đến thị giác của bạn. Dị ứng hoặc các tình trạng khác về da như mụn trứng cá và viêm da có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Khô mắt: Chất nhờn, dầu, nước và protein giúp tạo ra nước mắt. Vì nhiều lý do khác nhau mà mắt bạn không sản xuất đủ nước mắt, khiến cho mắt bị khô và gây ngứa.
- Vật lạ ở trong mắt: Chất bẩn như bụi, chất hóa học hoặc do côn trùng có thể khiến mắt bị kích ứng và gây ngứa mắt. Ngoài ra với những bà bầu cần đeo kính áp tròng trong công việc hoặc sinh hoạt, đây cũng là một vật lạ gây ngứa mắt.
- Mỏi mắt: Nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính hoặc đọc sách trong điều kiện ánh sáng yếu, những việc này có thể khiến căng mắt, khiến bạn cảm thấy ngứa mắt. Lái xe trên đường khi trời tối hoặc ngày nắng chói trong thời gian dài cũng có thể gây mỏi mắt.
![Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_bi_ngua_mat_phai_lam_sao_3_8792cbc029.jpeg)
Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao?
Nhà Thuốc Hà An đưa ra một số biện pháp an toàn để ngăn ngừa tình trạng ngứa mắt, đồng thời trả lời câu hỏi của bạn là “Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao?” như sau:
- Chú ý đến tình trạng dị ứng của bản thân và có cách phòng ngừa các tác nhân gây dị ứng như đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh đồ dùng thường xuyên để tránh bị dính lông động vật hay phấn hoa…
- Đeo kính râm khi ra ngoài trời để bảo vệ mắt khỏi nắng và gió.
- Uống nhiều nước để giảm thiểu tình trạng khô mắt gây ngứa mắt.
- Thực hiện chế độ ăn uống hài hòa với nhiều loại trái cây.
- Uống vitamin trước khi sinh và các chất bổ sung khác nếu được bác sĩ sản khoa của bạn đề nghị.
- Để cho mắt nghỉ ngơi sau thời gian làm việc dài. Tránh nhìn vào máy tính quá lâu. Nếu việc lái xe gây căng thẳng cho mắt của bạn, hãy tấp vào lề và nhắm mắt lại nghỉ ngơi một chút.
![Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_bi_ngua_mat_phai_lam_sao_4_2ad81ea1e3.jpeg)
Và hãy thử các biện pháp khắc phục tại nhà để giúp làm dịu tình trạng ngứa mắt:
- Rửa mắt: Sử dụng nước muối sinh lý vô trùng để làm sạch mắt. Nhúng một miếng bông vào nước, nhắm mắt lại và chấm nhẹ nhàng lên cả hai bên mắt của bạn. Hãy bắt đầu từ khóe mắt, sau đó là mí mắt trên và mí mắt dưới.
- Xoa bóp cả hai bên mắt: Rửa tay sạch, nhắm mắt lại và nhẹ nhàng xoa bóp mí mắt bằng cách lăn đầu ngón tay lên mí mắt. Điều này có thể giúp bạn tiết nhiều nước mắt hơn và giảm tình trạng ngứa mắt.
- Sử dụng xịt khoáng: Tạo một lớp sương tự nhiên để làm ẩm da mặt và mắt của bạn bằng chai xịt khoáng. Điều này giúp mắt bạn giảm mệt mỏi và được làm sạch khỏi các tác nhân ngoại lai.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa và sản khoa của bạn về việc sử dụng nước nhỏ mắt để ngăn ngứa mắt khi mang thai. Hầu hết các loại nước nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo có trên thị trường đều an toàn để bạn sử dụng khi mang thai.Hãy chắc chắn rằng bạn không sử dụng bất kỳ loại nước nhỏ mắt có chứa thuốc. Kiểm tra kỹ các thành phần và hỏi người bán sản phẩm cho bạn nếu bạn không chắc chắn.
Tốt nhất bạn nên tránh việc đeo kính áp tròng, vì nó cũng có thể bị dính bụi bẩn hoặc vi khuẩn nếu không bảo quản đúng cách. Nếu bạn làm công việc cần phải đeo kính áp tròng, hãy làm sạch chúng thường xuyên và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Những vấn đề nghiêm trọng khác khi ngứa mắt
Một số thay đổi về mắt khi mang thai có thể nghiêm trọng hơn chỉ là ngứa mắt. Thông báo cho bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy căng tức hoặc đau mắt. Các triệu chứng về mắt có thể là biểu hiện của một tình trạng nghiêm trọng khác đang xảy ra, chẳng hạn như tiền sản giật. Hãy đến cơ sở y tế khi bạn cảm thấy:
- Tầm nhìn bị mờ hoặc nhòe.
- Không có khả năng tập trung.
- Bị mù đột ngột hoặc tạm thời.
- Xuất hiện các chấm đen trong tầm nhìn.
- Thay đổi màu sắc trong tầm nhìn.
- Xuất hiện vầng sáng hay vầng hào quang trong tầm nhìn.
![Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? 6](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_bi_ngua_mat_phai_lam_sao_6_eddd202f35.jpeg)
Mang thai có thể gây ra những thay đổi khác về mắt ngoài chứng ngứa mắt. Nếu tầm nhìn bị mờ và nó diễn ra trong thời gian dài, hãy nói với bác sĩ sản khoa của bạn. Bạn có thể sẽ cần thay kính mới, vì hormone thai kỳ có thể khiến mắt bạn bị ngứa và khiến thị lực bị thay đổi. Ngứa mắt có thể sẽ dần biến mất khi cơ thể bạn ổn định hay sau khi sinh con.
Vậy là bạn đã cùng Nhà Thuốc Hà An tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao?”. Nhà Thuốc Hà An cảm ơn bạn vì đã luôn cùng chúng tôi trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng! Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp