Bà bầu ăn mướp được không và nên ăn bao nhiêu là tốt nhất?
Trong quả mướp chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như chất khoáng, chất chống oxy, lipid, vitamin… Đồng thời mướp cũng là một loại quả mang nhiều chất xơ, mangan, kẽm vitamin A, B, C do đó rất tốt đối với sức khỏe. Khi mang thai, các bà bầu thường rất chú trọng đến ăn uống và thường nghi vấn liệu bầu có ăn mướp được không.
Để giải thích về vấn đề này Hà An Pharmacy đã chia sẻ bài viết “Bà bầu ăn mướp được không và nên ăn bao nhiêu là tốt nhất” ở dưới đây. Bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm về thông tin này.
Bầu ăn mướp được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mướp là một loại quả rất tốt cho phụ nữ đang mang thai. Do đó bà bầu có thể ăn mướp trong suốt quá trình mang thai. Theo Đông y, mướp có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt với cơ thể. Đặc biệt với những thai phụ có thân nhiệt cao hơn bình thường, thường xuyên nóng trong thì nên ăn mướp, rất tốt để thanh nhiệt. Ngoài ra, mướp cũng chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai.
Lợi ích của mướp đối với bà bầu
Ăn mướp bổ sung nhiều dưỡng chất rất tốt đối với cơ thể, tuy nhiên bà bầu không nên ăn quá nhiều. Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn mướp đối với bà bầu:
Mướp có tác dụng trị một số bệnh về mắt
Trong mướp chứa thành phần Vitamin A giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng có nguy cơ dẫn tới mù lòa. Bà bầu bổ sung thường xuyên các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, kẽm, đồng trong quá trình mang thai thì sẽ giảm được 25% nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Vitamin A có trong mướp cũng giúp điều trị chứng khô mắt đối với những bà bầu thường xuyên chạy xe máy hay người tiếp xúc nhiều với màn hình điện thoại, máy tính.
Ngăn ngừa tình trạng chuột rút, đau cơ bắp
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cơ bắp là do cơ thể bị thiếu hụt kali. Thiếu kali khiến mẹ bầu bị chuột rút khi mang thai vào sáng sớm và về đêm.
Kali trong quả mướp có tác dụng cân bằng dịch thể và giúp cơ bắp được thư giãn. Ngoài ra, nó cũng giúp ích trong quá trình phân giải carb và protein đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Trong mướp cũng chứa nhiều khoáng chất cung cấp các chất kháng viêm giúp giảm đau nhức xương khớp, tăng cường sức mạnh cơ bắp và hàn gắn các mô liên kết.
Ngăn ngừa thiếu máu
Vitamin B6 là một chất cần thiết trong quá trình sản xuất hemoglobin, nó cũng tham gia vào quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào và huy động khoáng chất sắt. Thiếu hụt tế bào gây nên tình trạng thiếu máu. Bà bầu bị thiếu máu sẽ gặp tình trạng mệt mỏi, đau nhức liên tục. Ăn mướp sẽ giúp bổ sung vitamin B6 và từ đó giúp khắc phục tình trạng này.
Ngăn ngừa mụn, nám, rạn da ở bà bầu
Vitamin C trong mướp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể giúp giảm thiểu tình trạng khô da, ngăn ngừa tình trạng nám, mụn ở bà bầu, đồng thời làm giảm nguy cơ lão hóa da sớm. Vitamin C là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất protein, hình thành da, gân, mạch máu và dây chằng. Nó cũng rất có ích trong việc thúc đẩy làm lành sẹo do mụn gây ra.
Giảm nguy cơ tiểu đường và bệnh tim mạch
Sự chuyển hóa glucose cần có sự góp mặt của magie. Trong mướp chứa lượng lớn magie, nếu hấp thụ khoảng 100mg magie mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể giảm 15% nguy cơ mắc tiểu đường. Mướp cung cấp Vitamin B5 cho cơ thể, giúp giảm trừ các cholesterol xấu và triglyceride, từ đó ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
Ngoài ra, mướp rất giàu chất xơ, cellulose và nước, rất tốt cho quá trình lọc gan, lọc máu của cơ thể, giảm nhẹ và ngăn ngừa táo bón.
Một số công dụng cụ thể của mướp đối với bà bầu
Tăng khả năng tiết sữa của phụ nữ sau sinh
Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, đun sôi với 1 lít nước, để nguội rồi uống đến khi sữa ra nhiều. Ngoài ra có thể nấu với chân giò heo để ăn với cơm, ăn 5 ngày liên tiếp sẽ rất lợi sữa.
Chữa ho, viêm họng, sốt
Khi thai phụ viêm họng có thể lấy một vài lá mướp rửa thật sạch rồi giã với một ít muối. Sau đó thêm nước đun sôi để nguội rồi lọc lấy nước lá mướp để uống trong 1 lần. Hoặc dùng 15g lá mướp đem nấu lấy nước uống sẽ rất tốt trong việc chữa ho, viêm họng.
Tiêu trừ những cơn đau đầu
Lấy 100g hạt đậu xanh ninh thật nhừ với khoảng 1 bát con nước. Sau đó bỏ bã đậu xanh ra, cho 20g hoa mướp cắt nhỏ đã chuẩn bị tiếp tục đun sôi chừng 10 phút, để nguội, gạn lấy nước, uống 2 - 3 lần trong ngày.
Làm giảm sưng phù
Lấy 1 nắm lá mướp khoảng 15g và khoảng 10g cây hoa râm bụt đem rửa sạch với nước, thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó sắc với 1 bát nước đến khi nước cạn ¾ thì dừng lại, để nguội rồi đem uống. Uống liên tục trong vòng 1 tuần, mỗi ngày 1 lần sẽ thấy giảm sưng phù hiệu quả.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn mướp
Ăn mướp rất tốt, tuy nhiên cần ăn đúng và đủ lượng cần thiết thì mới tốt. Dưới đây là một số lưu ý cho bà bầu khi sử dụng mướp trong bữa ăn hàng ngày:
- Đối với những thai phụ có hệ tiêu hóa kém, đặc biệt là người có tỳ vị không chịu được tính hàn thì không nên ăn mướp: Vì mướp có tính hàn, chỉ thích hợp với người hay nóng trong.
- Chọn những quả có độ non vừa phải, không non quá cũng không già quá và đều có thể chế biến thành các món xào, luộc…
- Khi đang bị tiêu chảy, bà bầu không nên sử dụng mướp, vì tính hàn trong mướp sẽ làm dạ dày bạn khó chịu hơn.
- Mướp chứa nhiều chất xơ: Việc ăn quá nhiều mướp sẽ gây chướng bụng. Như vậy, bà bầu dễ chán ăn, ăn không ngon, bỏ qua các thực phẩm dinh dưỡng sẽ làm thiếu hụt chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi.
Trên đây là một số thông tin về bài viết “Bà bầu ăn mướp được không?” mà Hà An Pharmacy chia sẻ. Bạn đọc có thể tham khảo trước khi dùng mướp đối với bà bầu để đạt được hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của Hà An Pharmacy để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec