Ai không nên ăn yến sào? Gợi ý sản phẩm yến sào tốt cho sức khỏe

Đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu khẳng định về lợi ích tuyệt vời của yến sào đối với sức khỏe con người. Bởi vậy, ngay cả khi giá thành của món ăn này khá cao, vẫn có nhiều người tìm mua để cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, vẫn có những người được khuyến cáo không nên sử dụng loại thực phẩm này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ai không nên ăn yến sào qua bài viết dưới đây nhé! 

Ai không nên ăn yến sào? 

Nhiều người cho rằng yến sào có thể chữa được bách bệnh, ngay cả những căn bệnh nguy hiểm. Đây là một quan niệm sai lầm. Việc lạm dụng yến sào một cách vô lý chỉ khiến triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Vậy ai không nên ăn yến sào? 

Trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi 

Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ em vẫn chưa được phát triển toàn diện nên không thể hấp thu được hết những chất dinh dưỡng có trong yến sào. Việc cố gắng bồi bổ sức khỏe cho trẻ bằng loại thực phẩm này chỉ tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, khiến trẻ bị táo bón, đầy hơi, chướng bụng mà không hấp thụ được bất cứ chất dinh dưỡng nào. 

Những người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên đau bụng, đầy bụng cũng không nên ăn yến sào. Yến sào có tính bình, ăn vào sẽ khiến bụng lạnh hơn dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn. Nếu cảm thấy cơ thể quá xanh xao, gầy yếu, thậm chí là suy dinh dưỡng, bạn có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng những loại thực phẩm phù hợp hơn. 

Ai không nên ăn yến sào - Càng ăn càng tổn thọ! Bạn không nên cho trẻ dưới 7 tháng tuổi ăn yến sào 

Người mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính 

Một số chứng bệnh phổ biến là: Viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu,... khiến cơ thể con người yếu đi nhanh chóng. Vì vậy, khi phải tiêu hóa thêm các thực phẩm có tính bình như tổ yến, vi khuẩn, virus sẽ càng có cơ hội để sinh sôi và phát triển. Từ đó, khiến bệnh dai dẳng mãi không khỏi.

Người cảm mạo, sốt 

Các chuyên gia dinh dưỡng người đang trong quá trình hồi phục bệnh nên ăn nhiều yến sào, nhưng không bao gồm những người mắc bệnh cảm mạo hoặc sốt. Nguyên nhân là do trong quá trình mắc bệnh, cơ thể cần đào thải một cách tối đa những chất độc hại ra khỏi cơ thể nên người bệnh chỉ nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa. Việc bổ sung quá nhiều dưỡng chất vào khoảng thời gian này có thể sẽ làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng bệnh. 

Ai không nên ăn yến sào - Càng ăn càng tổn thọ! 2 Ai không nên ăn yến sào? Người bị sốt cao, cảm mạo 

Người bị suy dương, tiểu trong 

Bệnh lý này khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng, khó hấp thụ những loại thực phẩm có nhiều dưỡng chất như tổ yến. Điều này vô tình sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó tiêu, buồn nôn, chán ăn,... hơn. 

Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng và phụ nữ mới sinh

Ai không nên ăn yến sào? Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cũng được thêm vào danh sách những người không được ăn yến sào. Trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai, chị em nên chú ý tất cả các loại thực phẩm được đưa vào cơ thể để tránh làm gián đoạn sự phát triển bình thường của thai nhi. Từ tháng thứ 4 trở đi, khi hệ miễn dịch của thai nhi bắt đầu ổn định, mẹ có thể sử dụng các món ăn chế biến từ yến sào để bồi bổ sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

Phụ nữ mới sinh xong cơ thể bị lạnh cũng không nên ăn yến sào để tránh bị tiêu chảy. Sau sinh 1 tháng, bạn có thể sử dụng một lượng nhỏ yến sào. Ăn quá nhiều yến sào có thể gây dư thừa chất đạm, tăng cân mất kiểm soát hoặc đầy bụng, rối loạn tiêu hóa

Ai không nên ăn yến sào - Càng ăn càng tổn thọ! 3 Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ăn yến sào có thể làm gián đoạn quá trình phát triển của thai nhi 

Liều lượng ăn yến sào hợp lý 

Tùy vào độ tuổi và thể trạng của từng người mà liều lượng sử dụng yến sào sao cho hợp lý cũng khác nhau. Cụ thể: 

  • Trẻ em từ 1 - 4 tuổi nên ăn 1 - 2g tổ yến/ngày. 
  • Trẻ em từ 4 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai và người trẻ tuổi nên ăn khoảng 2 - 3g yến tinh/ngày. 
  • Người già, người mắc các bệnh mãn tính, người có sức đề kháng yếu nên ăn từ 3 - 4g yến/ngày. 

Gợi ý sản phẩm yến sào tốt cho sức khỏe

Nếu muốn cải thiện sức khỏe cho người thân trong gia đình, yến sào chưng đường phèn Green Bird chính là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Với thành phần chứa 15% là sợi yến cùng các dưỡng chất quý giá như: Canxi, sắt, kali, phốt pho, magiê và các loại axit amin, thức uống này rất phù hợp với những người mới ốm dậy và trẻ em bị suy dinh dưỡng. 

Lượng đường trong yến sào cũng được kiểm nghiệm chặt chẽ, không có chứa bất cứ chất bảo quản, chất hóa học nào. Vì vậy, sản phẩm có thể cung cấp năng lượng ngay lập tức trong những lúc bạn mệt mỏi, uể oải sau một ngày dài học tập và làm việc. 

Sử dụng yến sào trong thời gian dài còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh cảm cúm, dị ứng, viêm khớp, ung thư,... Ngoài ra, yến sào còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, có thể ngăn chặn quá trình lão hóa da, làm mờ thâm, mờ nám, tàn nhang,... 

Ai không nên ăn yến sào - Càng ăn càng tổn thọ! 4 Yến sào chưng đường phèn Green Bird

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết ai không nên ăn yến sào phải không nào. Hy vọng bạn sẽ quan tâm hơn tới sức khỏe và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh để nâng cao thể chất cũng như tinh thần nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tienphong.vn



Chat with Zalo