
Thuốc nhỏ mắt Biloxcin Eye 5ml Bidiphar điều trị các bệnh viêm kết mạc, loét giác mạc
Danh mục
Thuốc nhỏ mắt
Quy cách
- Hộp 1 Lọ
Thành phần
Ofloxacin
Thương hiệu
Bidiphar - CÔNG TY CỐ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-28229-17
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc nhỏ mắt Biloxcin Eye dùng trong điều trị các bệnh viêm kết mạc, loét giác mạc do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với ofloxacin.
Cách dùng
- Rửa tay sạch trước khi nhỏ mắt.
- Mở mắt cần nhỏ, nghiêng đầu ra sau, nhìn thẳng đứng.
- Nhẹ nhàng kéo mi mắt dưới xuống.
- Để đầu lọ thuốc gần mắt (tránh ống nhỏ giọt chạm vào mắt, mi mắt hay lông mi), nhỏ thuốc vào mắt.
- Nhắm mắt lại và chớp mắt.
- Khi nhắm mắt, ấn nhẹ ngón tay lên góc trong của mắt.
- Dùng khăn sạch, lau dịch còn dư thoát ra khỏi mắt.
Liều dùng
Viêm kết mạc:
- 2 ngày đầu: Nhỏ 1 – 2 giọt/2 – 4 giờ khi mắt hoạt động.
- 5 ngày tiếp theo: Nhỏ 1 – 2 giọt x 4 lần/ngày.
Loét giác mạc:
- 2 ngày đầu: nhỏ 1 – 2 giọt mỗi 30 phút (khi hoạt động mắt) và sau khi nghỉ ngơi 4 – 6 giờ.
- Khoảng 4 – 6 ngày tiếp theo: nhỏ 1 – 2 giọt/1 giờ (khi hoạt động mắt).
- Trong 3 ngày tiếp theo hoặc cho tới khi khỏi bệnh; nhỏ 1 – 2 giọt x 4 lần/ngày.
- Có thể tăng giảm liều theo tình trạng nhiễm khuẩn và theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Không được sử dụng quá liều chỉ dẫn của thầy thuốc.
Khi quá liều tại chỗ nhỏ mắt có thể dùng nước ấm để rửa mắt. Đồng thời, cần tiến hành điều trị triệu chứng. Theo dõi điện tâm đồ nên được thực hiện do có khả năng kéo dài khoảng QT.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng ofloxacin tác dụng toàn thân là hiếm và hầu hết các trường hợp có thể hồi phục. Do một lượng nhỏ ofloxacin có thể hấp thu hệ thống sau khi nhỏ mắt nên các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Các phân loại tần suất: Rất hay gặp (≥1/10), hay gặp (≥1/100 đến <1/10), ít gặp (≥ 1/1.000 đến < 1/100); hiếm gặp (≥ 1/10.000 đến < 1/1.000); rất hiếm gặp (< 1/10.000) và chưa rõ (chưa thể ước lượng được tần suất từ dữ liệu hiện có).
Các rối loạn hệ thống miễn dịch:
- Chưa rõ: Các phản ứng quá mẫn kể cả các dấu hiệu hoặc triệu chứng của dị ứng mắt (như ngứa mắt và ngứa mí mắt) và phản ứng phản vệ (như phù mạch, sốc phản vệ, khó thở, sốc phản vệ, sưng hầu họng, phù mặt, sưng lưỡi.
Các rối loạn hệ thần kinh:
- Chưa rõ: Hoa mắt.
Các rối loạn mắt:
- Hay gặp: Kích ứng mắt, khó chịu mắt.
- Chưa rõ: Viêm giác mạc, viêm kết mạc, mờ mắt, sợ ánh sáng, phù mắt, cảm giác có vật lạ trong mắt, tăng chảy nước mắt, khô mắt, đau mắt, sung huyết mắt, phủ quanh mắt (kể cả phủ mi mắt).
Các rối loạn tim:
- Chưa rõ: Loạn nhịp thất, xoắn đinh (đã được báo cáo chủ yếu ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ kéo dài khoảng QT), khoảng QT bị kéo dài.
Các rối loạn tiêu hóa:
- Chưa rõ: Buồn nôn.
Các rối loạn ở da và mô dưới da:
- Chưa rõ: Hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Sản phẩm liên quan









Tin tức











