Thuốc Molravir 400 Boston điều trị Covid-19 nhẹ đến trung bình (2 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc kháng virus
Quy cách
Viên nang cứng - Hộp 2 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Molnupiravir
Thương hiệu
Boston - Boston
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD3-166-22
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Molravir 400mg là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp là thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir, chỉ định điều trị Covid-19 nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2.
Cách dùng
Thuốc Molravir 400mg dạng viên nang cứng, được dùng theo đường uống, bạn có thể dùng cùng hoặc không cùng thức ăn.
Bệnh nhân nên uống nguyên viên thuốc với đủ lượng nước (ví dụ: 1 cốc nước). Khuyến cáo không mở, nghiền hoặc nhai viên thuốc.
Liều dùng
Người trưởng thành
Liều khuyến cáo: Dùng liều uống 800 mg molnupiravir (2 viên) mỗi 12 giờ trong 5 ngày.
Độ an toàn và hiệu quả của molnupiravir khi sử dụng trong khoảng thời gian dài hơn 5 ngày chưa được xác định.
Bệnh nhân COVID-19 nên uống molnupiravir sớm nhất có thể sau khi được chẩn đoán nhiễm virus và trong vòng 5 ngày kể từ khi bắt đầu khởi phát triệu chứng.
Giới hạn sử dụng:
- Không được sử dụng molnupiravir quá 5 ngày liên tiếp.
- Không được sử dụng molnupiravir để dự phòng trước hay sau phơi nhiễm.
- Không sử dụng để điều trị khởi đầu cho bệnh nhân cần nhập viện do COVID-19. Do chưa ghi nhận lợi ích của của molnupiravir khi khởi đầu sử dụng ở đối tượng bệnh nhân này. Các bệnh nhân đã được sử dụng trước khi nhập viện có thể tiếp tục sử dụng thuốc cho đủ liệu trình điều trị.
Trẻ em
Độ an toàn và hiệu quả của molnupiravir ở bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được xác định.
Không có dữ liệu trên đối tượng bệnh nhân trẻ em. Khuyến cáo không nên sử dụng thuốc cho trẻ em.
Đối tượng khác
Người cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều molnupiravir ở bệnh nhân cao tuổi.
Người bị suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều molnupiravir ở bệnh nhân suy thận.
Người bị suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều molnupiravir ở bệnh nhân suy gan.
Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Chưa có trường hợp được ghi nhận sử dụng quá liều molnupiravir trên người. Nếu sử dụng thuốc quá liều cần xử trí bằng các biện pháp hỗ trợ chung, bao gồm theo dõi tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Thẩm phân máu không mang lại hiệu quả trong việc đào thải NHC (N-hydroxycytidin).
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên một liều molnupiravir trong vòng 10 giờ so với thời điểm cần sử dụng thuốc, bệnh nhân nên uống ngay khi có thể và tiếp tục uống thuốc theo chế độ liều thông thường.
Nếu quên một liều quá 10 giờ, bệnh nhân không nên uống lại liều đã quên mà cần uống liều kế tiếp theo lịch trình. Không dùng gấp đôi liều để bù lại liều đã quên.
Các tác dụng không mong muốn đã được quan sát thấy trong nghiên cứu lâm sàng của molnupiravir được trình bày trong bảng 3. Tỷ lệ tác dụng không mong muốn quan sát được trong các thử nghiệm lâm sàng này không thể sánh trực tiếp với tỷ lệ trong các thử nghiệm lâm sàng của một loại thuốc khác và có thể không phản ánh tỷ lệ quan sát được trong thực tế. Các tác dụng không mong muốn khác liên quan đến molnupiravir có thể trở nên rõ ràng khi sử dụng rộng rãi hơn.
Nhìn chung, hơn 900 bệnh nhân đã được uống molnupiravir 800 mg x 2 lần/ngày trong các thử nghiệm lâm sàng. Đánh giá tính an toàn của molnupiravir chủ yếu dựa trên phân tích từ các bệnh nhân không nhập viện mắc COVID-19 được theo dõi đến ngày 29 trong nghiên cứu giai đoạn 3 (MOVe-OUT).
Độ an toàn của molnupiravir được đánh giá dựa trên phân tích của thử nghiệm mù đôi giai đoạn 3 (MOVe-OUT), trong đó 1411 bệnh nhân không nhập viện mắc COVID-19 được chọn ngẫu nhiên để điều trị bằng molnupiravir (N=710) hoặc giả dược (N=701) tối đa đến 5 ngày. Các biến cố bất lợi được báo cáo khi các bệnh nhân đang tham gia nghiên cứu hoặc trong vòng 14 ngày sau khi hoàn thành/ngừng nghiên cứu.
Việc ngừng nghiên cứu do một biến cố bất lợi xảy ra ở 1% bệnh nhân dùng molnupiravir và 3% bệnh nhân dùng giả được. Các biến cố bất lợi nghiêm trọng xảy ra ở 7% bệnh nhân dùng molnupiravir và 10% dùng giả dược; các biến cố bất lợi nghiêm trọng nhất có liên quan đến COVID-19. Các biến cố bất lợi dẫn đến tử vong xảy ra ở 2 bệnh nhân (<1%) dùng molnupiravir và 12 bệnh nhân (2%) dùng giả dược.
Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất ở nhóm điều trị bằng molnupiravir trong MOVe-OUT được trình bày trong bảng 3, tất cả đều ở cấp độ 1 (nhẹ) hoặc cấp độ 2 (vừa).
Bảng 3: Các tác dụng không mong muốn xảy ra 1% bệnh nhân dùng molnupiravir trong MOVe-OUT*
- | Molnupiravir (N=710) | Placebo (N=701) |
Tiêu chảy | 2% | 2% |
Buồn nôn | 1% | 1% |
Chóng mặt | 1% | 1% |
* Tần suất của tác dụng không mong muốn dựa trên tất cả các biến cố bất lợi được nghiên cứu viên cho là liên quan đến nghiên cứu.
Các bất thường trong xét nghiệm:
Các bất thường cấp độ 3 và 4 được lựa chọn trong xét nghiệm về hóa học (alanin aminotransferase, aspartate aminotransferase, creatinin và lipase) và huyết học (hemoglobin, tiểu cầu và bạch cầu) đều xảy ra với tỷ lệ ≤ 2% và tương tự tỷ lệ giữa các nhóm nghiên cứu trong MOVe-OUT.
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.