Thuốc Sanaperol điều trị bệnh trào ngược dạy dày, thực quản (3 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc dạ dày
Quy cách
Viên nén bao tan trong ruột - Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thành phần
Rabeprazole
Thương hiệu
Acme - ACME FORMULATION
Xuất xứ
Ấn Độ
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-18457-14
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Sanaperol 20 do công ty Acem Formulation sản xuất, là thuốc chứa hoạt chất chính là rabeprazol, làm giảm acid dạ dày.
Cách dùng
Viên nén Rabeprazole nên được nuốt nguyên viên. Không được nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc. Viên nén rabeprazole có thể được dùng kèm với hoặc không kèm với thức ăn.
Liều dùng
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây loét hoặc ăn mòn
Liều uống cho người lớn khuyến cáo là 20 mg rabeprazole, uống một lần mỗi ngày khoảng 4 đến 8 tuần. Đối với những bệnh nhân không đỡ sau 8 tuần điều trị, có thể dùng thêm một đợt điều trị với rabeprazole 8 tuần nữa.
Duy trì sau khi lành bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây loét hoặc ăn mòn
Liều uống cho người lớn khuyến cáo là 20 mg rabeprazole, uống một lần mỗi ngày.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) sinh triệu chứng
Liều uống cho người lớn khuyến cáo là 20 mg rabeprazole, uống một lần mỗi ngày khoảng 4 tuần. Nếu triệu chứng không được giải quyết hoàn toàn sau 4 tuần, có thể dùng thêm một đợt điều trị nữa.
Điều trị bệnh loét tá tràng
Liều uống cho người lớn khuyến cáo là 20 mg rabeprazole, uống một lần mỗi ngày sau bữa ăn sáng với một đợt điều trị khoảng 4 tuần. Phần lớn bệnh nhân lành vết loét tá tràng trong vòng 4 tuần. Một vài bệnh nhân có thể cần thêm một đợt điều trị nữa để lành vết loét.
Phối hợp các kháng sinh điều trị loét dạ dày tá tràng do HP
Liệu pháp dùng ba thuốc:
- Rabeprazole: 20 mg hai lần mỗi ngày x 7 ngày.
- Amoxicillin: 1000 mg hai lần mỗi ngày x 7 ngày.
- Clarithromycin: 500 mg hai lần mỗi ngày x 7 ngày.
Điều trị các tình trạng tăng tiết acid dịch vị, kể cả hội chứng Zollinger-Ellison
Liều rabeprazole dùng cho những bệnh nhân có tình trạng tăng tiết bệnh lý thay đổi theo từng cá thể. Liều uống khởi đầu cho người lớn khuyến cáo là 60 mg một lần mỗi ngày. Nên điều chỉnh liều theo nhu cầu của từng bệnh nhân và dùng kéo dài theo chỉ định lâm sàng. Một số bệnh nhân có thể cần phải chia liều. Có thể dùng liều lên đến 100 mg một lần mỗi ngày và 60 mg hai lần mỗi ngày.
Không nhất thiết phải điều chỉnh liều dùng cho người già, bệnh nhân có bệnh thận hoặc bệnh nhân suy gan nhẹ đến vừa. Do thiếu dữ liệu lâm sàng của rabeprazole trên bệnh nhân suy gan nặng, nên thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân này.
Rabeprazole được khuyến cáo không dùng cho trẻ em, vì chưa có kinh nghiệm sử dụng ở trẻ em.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Chưa có kinh nghiệm quá liều với rabeprazole. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho rabeprazole. Rabeprazole liên kết mạnh với protein và không dễ dàng bị thẩm tách. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Sanaperol 20, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Trong các nghiên cứu ngắn hạn và lâu dài, các tác dụng phụ sau đây, không kể đến nguyên nhân, đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị với rabeprazole.
- Toàn thân: Suy nhược, sốt, phản ứng dị ứng, ớn lạnh, khó chịu, đau ngực dưới xương ức, cứng cổ, phản ứng nhạy cảm ánh sáng.
- Hệ tim mạch: Cao huyết áp, điện tâm đồ bất thường, đau nửa đầu, ngất, đau thắt ngực, hồi hộp, nhịp xoang tim chậm, nhịp tim nhanh.
- Hệ tiêu hoá: Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, khô miệng, ợ hơi, viêm dạ dày ruột, xuất huyết trực tràng, đại tiện máu đen, chán ăn, loét miệng, viêm miệng, khó nuốt, viêm lợi, viêm túi mật, tăng sự thèm ăn, viêm kết tràng, viêm thực quản, viêm lưỡi, viêm tụy, viêm trực tràng.
- Hệ nội tiết: Cường giáp, nhược giáp.
- Hệ máu và bạch huyết: Thiếu máu, mảng bầm, bệnh hạch bạch huyết.
- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Phù ngoại biên, tăng cân, mất nước, giảm cân.
- Hệ cơ - xương: Đau cơ, viêm khớp, chuột rút chân, bệnh khớp, viêm túi thanh mạc.
- Hệ thần kinh: Mất ngủ, lo âu, chóng mặt, suy nhược, căng thẳng, buồn ngủ, tăng trương lực, đau thần kinh, hoa mắt, co giật, giảm khả năng tình dục, bệnh thần kinh, dị cảm, run.
- Hệ hô hấp: Khó thở, hen, chảy máu cam, viêm thanh quản, nấc cụt, tăng thông khí.
- Da và các phần phụ: Nổi ban, ngứa, toát mồ hôi, mề đay, chứng rụng lông tóc.
- Các giác quan đặc biệt: Đục thủy tinh thể, giảm thị lực, tăng nhãn áp, khô mắt, thị giác bất thường, ù tai, viêm tai giữa.
- Hệ niệu - dục: Viêm bàng quang, tiểu nhắt, thống kinh, khó tiểu, xuất huyết tử cung, đa niệu.
- Các giá trị xét nghiệm: Những thay đổi sau trong các thông số xét nghiệm đã được báo cáo như những tác dụng phụ: Bất thường tiểu cầu, albumin niệu, creatine phosphokinase tăng, hồng cầu bất thường, tăng cholesterol huyết, tăng đường huyết, tăng lipid huyết, giảm kali huyết, giảm natri huyết, tăng bạch cầu, xét nghiệm chức năng gan bất thường, SGPT tăng, nước tiểu bất thường.
- Điều trị phối hợp với amoxicillin và clarithromycin: Trong các thử nghiệm lâm sàng điều trị phối hợp rabeprazole với amoxicillin và clarithromycin (RAC), không thấy có tác dụng phụ nào do sự phối hợp thuốc gây ra. Không thấy có những bất thường xét nghiệm đáng kể trên lâm sàng do bởi sự phối hợp thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.