Dung dịch uống Salzol Windlas Biotech điều trị bệnh hen, bệnh suyễn, co thắt phế quản (100ml)
Danh mục
Siro hen suyễn
Quy cách
Dung dịch uống - Hộp x 100ml
Thành phần
Salbutamol
Thương hiệu
Windlas Biotech - WINDLAS BIOTECH PRIVATE LIMITED
Xuất xứ
Ấn Độ
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-22850-21
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Dung dịch uống Salzol là sản phẩm của Windlas Biotech (Ấn Độ) chứa hoạt chất Salbutamol dùng làm giãn cơ trơn phế quản và tử cung điều trị bệnh hen, bệnh suyễn, co thắt phế quản và/hoặc tắc nghẽn đường hô hấp có hồi phục, làm giảm co thắt phế quản của tất cả các dạng hen phế quản.
Cách dùng
Thuốc Salzol dạng dung dịch uống uống.
Liều dùng
Người lớn: Liều khởi đầu tối thiểu là 2 mg/lần dưới dạng 5ml dung dịch, 3 lần/ngày. Liều dùng thông thường là 4mg (10ml dung dịch lần, 3 - 4 lần/ngày. Có thể tăng đến 8mg (20ml dung dịch /lần, 3-4 lần/ngày nếu như tác dụng giãn phế quản không đạt được.
Người cao tuổi hoặc bệnh nhân nhạy cảm với thuốc này hoặc các thuốc tương tự khác: Nên bắt đầu liều 2 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày.
Trẻ em 2 - 6 tuổi: 1mg (2,5ml dung dịch)/lần, 3 lần/ngày. Có thể tăng liều lên đến 2mg (5ml dung dịch), 3 - 4 lần/ngày.
Trẻ em 6 - 12 tuổi: 2mg (5ml dung dịch)/lần, 3 lần/ngày, có thể tăng lên đến 4 lần/ngày.
Trẻ em trên 12 tuổi: 2mg (5ml dung dịch/lần, 3 lần/ngày. Có thể tăng liều lên đến 4mg (10ml dung dịch), 3 - 4 lần/ngày.
Trẻ em dưới 2 tuổi: Chống chỉ định. Dung dịch uống salbutamol được dung nạp tốt ở trẻ em, do vậy nếu cần thiết các liều có thể tăng đến liều tối đa. Đối với các liều thấp hơn nồng độ của dung dịch có thể pha loãng với nước tinh khiết.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Các dấu hiệu quá liều là do kích thích quá mức thụ thể β-adrenergic, như co giật, đau thắt ngực, huyết áp cao hoặc hạ huyết áp, tim đập nhanh lên tới 200 nhịp/phút, loạn nhịp tim, lo lắng, đau đầu, rùng mình, khô miệng, đánh trống ngực, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi và mất ngủ. Hạ kali máu có thể xảy ra khi quá liều salbutamol. Nồng độ kali huyết tương nên được theo dõi.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Các tác dụng phụ được liệt kê theo hệ thống cơ quan và tần suất. Tần suất được định nghĩa rất phổ biến (≥1/10), phổ biến (≥ 1/100 và < 1/10), không phổ biến (≥ 1/1000 và < 1/100), hiếm (≥ 1/10,000 và < 1/1000) và rất hiếm (< 1/10,000) bao gồm các báo cáo riêng lẻ. Các tần suất rất hiếm và hiểm được xác định từ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng.
Rối loạn hệ thống miễn dịch:
- Rất hiếm: Phản ứng quá mẫn bao gồm phù mạch, nổi mề đay, co thắt phế quản, hạ huyết áp và suy sụp.
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
- Hiếm: Giảm kali máu. Có thể gây hạ kali máu nặng khi điều trị bằng các thuốc chủ vận beta.
Rối loạn hệ thần kinh:
- Rất phổ biến: Run.
- Thường gặp: Đau đầu.
- Rất hiếm: Hiếu động quá mức.
Rối loạn tim mạch:
- Thường gặp: Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.
- Hiếm gặp: Rối loạn nhịp tim bao gồm rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất và thêm nhịp.
- Chưa biết: Thiếu máu cơ tim cục bộ.
Rối loạn mạch máu:
- Hiếm: Giãn mạch ngoại vi.
Rối loạn cơ xương và mô liên kết:
- Thường gặp: Chuột rút cơ bắp.
- Rất hiếm: Cảm giác căng cơ. báo cáo từ các dữ liệu sau khi lưu hành thuốc với tần suất chưa được biết.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.