Thuốc Ricovir 300mg Mylan điều trị nhiễm virus HIV-1, viêm gan B (30 viên)
Danh mục
Thuốc kháng virus
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 30 Viên
Thành phần
Tenofovir disoproxil fumarate
Thương hiệu
Nhãn khác - APC PHARMACEUTICALS & CHEMICAL LIMITED
Xuất xứ
Ấn Độ
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN2-152-13
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Ricovir là sản phẩm của Công ty Mylan Laboratories Limited, có thành phần chính là tenofovir (dưới dạng tenofovir disoproxil fumarate). Thuốc được dùng để điều trị nhiễm virus HIV-1 và virus viêm gan B (HBV) ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên.
Ricovir được bào chế dạng viên nén bao phim và đóng gói theo quy cách hộp 01 lọ x 30 viên.
Cách dùng
Uống thuốc trong bữa ăn hoặc khi ăn nhẹ. Thuốc hấp thu tốt nhất khi no và khi thức ăn có nhiều chất béo.
Với các trường hợp bệnh nhân không nuốt được thuốc, Ricovir có thể được sử dụng dưới dạng hòa tan viên nén trong ít nhất 100 ml nước, nước cam ép hoặc nho ép.
Liều dùng
Người lớn
Liều đề nghị cho điều trị HIV hoặc viêm gan B mãn tính: 300 mg (1 viên) x 1 lần/ngày.
Trẻ em
Ricovir không được đề nghị cho bệnh nhân trẻ em dưới 18 tuổi do thiếu các dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả cho đối tượng này.
Người già
Không có các dữ liệu về liều dùng cho bệnh nhân cao tuổi trên 65 tuổi.
Bệnh nhân suy thận
Tenofovir được bài tiết qua thận và tăng tích lũy khi bệnh nhân suy thận. Cần điều chỉnh khoảng cách liều dùng cho những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 50 ml/phút. Chi tiết như sau:
Việc điều chỉnh liều dùng cho bệnh nhân suy thận dựa trên các dữ liệu hạn chế và có thể là chưa phải là tối ưu nhất. Độ an toàn và hiệu quả của các hướng dẫn điều chỉnh liều dùng này chưa được đánh giá trên lâm sàng. Do vậy, các đáp ứng trên lâm sàng với việc điều trị và chức năng thận nên được theo dõi chặt chẽ trên những bệnh nhân suy thận:
Độ thanh thải creatinin (ml/phút)* |
Bệnh nhân thẩm tách máu |
||
30 - 49 |
10 - 29 |
||
Khoảng cách liều dùng (liều 300 mg Ricovir) |
Mỗi 48 giờ |
Mỗi 72 - 96 giờ |
Mỗi 7 ngày sau khi kết thúc thẩm tách máu** |
* Tính toán dựa trên trọng lượng cơ thể trung bình.
** Nhìn chung, liều dùng 1 lần/tuần trong trường hợp thẩm tách máu 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 4 giờ hoặc sau tổng 12 giờ thẩm tách máu.
Không có liều đề nghị cho bệnh nhân không thẩm tách máu có độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút.
Bệnh nhân suy gan
Không yêu cầu điều chỉnh liều dùng cho bệnh nhân suy gan.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Nếu quá liều xảy ra, bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ dấu hiệu ngộ độc và điều trị hỗ trợ áp dụng khi cần thiết. Tenofovir có thể loại bỏ qua thẩm tách máu, độ thanh thải trung bình của tenofovir qua thẩm tách máu khoảng 134 ml/phút. Đào thải tenofovir bằng thẩm tách phúc mạc vẫn chưa được nghiên cứu.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng Ricovir thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR > 1/100
-
Chuyển hoá và dinh dưỡng: Giảm phospho huyết.
-
Thần kinh: Hoa mắt, nhức đầu.
-
Tiêu hoá: Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, căng bụng, đầy hơi.
-
Gan mật: Tăng ALT.
-
Toàn thân: Mệt mỏi.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Chuyển hoá và dinh dưỡng: Nhiễm acid lactic.
-
Tiêu hoá: Viêm tuỵ.
-
Gan mật: Tăng transaminase.
-
Da và mô dưới da: Ban đỏ.
-
Thận và tiết niệu: Suy thận, suy thận cấp, bệnh ống thận gần (bao gồm cả hội chứng Fanconi), tăng creatinin.
Rất hiếm gặp, ADR < 1/10.000
-
Trung thất, ngực, hô hấp: Khó thở.
-
Thận và tiết niệu: Hoại tử ống thận cấp.
-
Chung: Suy nhược.
Không rõ tần suất
-
Thận và tiết niệu: Viêm thận (bao gồm viêm thận kẽ cấp), đái tháo đường do thận.
-
Cơ xương khớp: Bệnh cơ, nhuyễn xương (cả 2 liên quan đến bệnh ống thận gần).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.