Thuốc Pidoncam 1200mg/5ml Hà Nam điều trị triệu chứng chóng mặt, suy giảm trí nhớ (20 ống x 10ml)
Danh mục
Thuốc thần kinh
Quy cách
Siro - Hộp 20 Ống x 10ml
Thành phần
Piracetam
Thương hiệu
Hà Nam - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VTYT HÀ NAM
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-34327-20
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Pidoncam là dung dịch uống chứa hoạt chất Piracetam dùng điều trị triệu chứng chóng mặt, nghiện rượu. Điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, điều trị hỗ trợ chứng giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não.
Cách dùng
Thuốc Pidoncam có thể uống trước hoặc sau ăn. Nên chia liều hàng ngày thành 2 đến 4 lần.
Liều dùng
Điều trị các hội chứng tâm thần thực thể và điều trị chóng mặt: Khoảng liều từ 1,2 - 2,4 g/ngày (5 - 10 ml/ngày), tùy theo mức độ nghiêm trọng. Liều có thể cao tới 4,8 g/ngày (20 ml/ngày) trong những tuần đầu điều trị. Nên hiệu chỉnh liều ở những bệnh nhân cao tuổi có suy giảm chức năng thận.
Điều trị nghiện rượu: 12 g/ngày (tương ứng với 50 ml/ngày) trong thời gian cai rượu đầu tiên. Điều trị duy trì: Uống 2,4 g/ngày (tương ứng 10 ml/ngày).
Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Liều dùng hàng ngày để phòng ngừa các đợt cấp là 160 mg/kg/ngày, chia đều làm 4 lần. Cần phải duy trì vĩnh viễn liều phòng ngừa cho bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Khi dùng liều dưới 160 mg/kg/ngày hoặc dùng thuốc không đều, có thể dẫn tới tái phát các cơn cấp tính.
Suy giảm nhận thức sau chấn thương não (có kèm chóng mặt hoặc không): Liều ban đầu là 9 - 12 g/ngày (45 - 50 ml/ngày); liều duy trì là 2,4 g/ngày (10 ml/ngày), uống ít nhất trong ba tuần.
Trong bệnh rung giật cơ do nguyên nhân vỏ não: Bắt đầu liều hằng ngày là 7,2 g (30 ml), sau đó tăng thêm 4,8 g (20 ml) mỗi 3 - 4 ngày đến tối đa 24 g (100 ml), chia làm 2 - 3 lần. Sau khi đã đạt liều tối ưu của piracetam, nên tìm cách giảm liều của các thuốc dùng kèm.
Một khi đã bắt đầu, nên tiếp tục điều trị bằng piracetam chừng nào bệnh não căn nguyên vẫn còn tồn tại. Ở những bệnh nhân có giai đoạn cấp tính, sự cải thiện tự nhiên có thể xảy ra sau một khoảng thời gian và vì vậy, cứ mỗi 6 tháng nên thử giảm liều hoặc ngưng điều trị. Nên giảm 1,2 g (5 ml) piracetam mỗi 2 ngày (mỗi 3 hoặc 4 ngày trong trường hợp có hội chứng Lance-Adams) nhằm phòng ngừa khả năng tái phát đột ngột hoặc co giật do ngưng thuốc đột ngột.
Điều trị hỗ trợ chứng khó đọc ở trẻ em: Liều khuyến cáo cho trẻ trong độ tuổi đến trường (từ 9 tuổi) và thanh thiếu niên là 50 mg/kg/ngày.
Bệnh nhân suy thận
Liều thuốc hàng ngày được tính cho từng bệnh nhân theo chức năng thận. Tham khảo bảng dưới đây và chỉnh liều theo chỉ dẫn. Để dùng bảng phân liều này, cần ước lượng hệ số thanh thải creatinin (ml/phút) từ nồng độ creatinin huyết thanh (mg/dl) qua công thức sau: Clcr= {[140 – tuổi (năm)]} x thể trọng (kg)/[72 x creatinin huyết thanh (mg/dl)]} x 0,85 (ở phụ nữ).
Nhóm | Hệ số thanh thải creatinin(ml/phút) | Liều và số lần dùng |
---|---|---|
Bình thường | > 80 | Liều thường dùng hàng ngày, chia 2 - 4 lần |
Nhẹ | 50 - 79 | 2/3 liều thường dùng hàng ngày, chia 2 - 3 lần. |
Trung bình | 30 - 49 | 1/3 liều thường dùng hàng ngày, chia 2 lần. |
Nặng | < 30 | 1/6 liều thường dùng hàng ngày, dùng 1 lần. |
Bệnh thận giai đoạn cuối | - | Chống chỉ định |
Bệnh nhân suy gan
Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân chỉ có suy gan. Nên chỉnh liều thuốc khi dùng cho bệnh nhân vừa suy gan và suy thận (xem bảng chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận).
Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng: Không có phản ứng bất lợi nào được báo cáo liên quan đến quá liều piracetam.
Xử trí quá liều: Trong trường hợp quá liều cấp tính, có thể xử trí bằng cách rửa dạ dày hoặc sử dụng thuốc gây nôn. Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho trường hợp quá liều piracetam. Điều trị quá liều sẽ gồm điều trị triệu chứng và có thể bao gồm cả chạy thận nhân tạo.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
Rối loạn máu và hệ bạch huyết:
- Không đủ bằng chứng để kết luận: Rối loạn xuất huyết.
Rối loạn hệ thống miễn dịch:
Không đủ bằng chứng để kết luận: Phản ứng phản vệ, quá mẫn.
Rối loạn tâm thần:
- Thường gặp: Lo lắng.
- Ít gặp: Trầm cảm.
- Không đủ bằng chứng để kết luận: Kích động, lo lắng, lú lẫn, ảo giác.
Rối loạn hệ thần kinh:
- Thường gặp: Chứng tăng động.
- Ít gặp: Buồn ngủ.
- Không đủ bằng chứng để kết luận: Mất điều hòa vận động, rối loạn thăng bằng, động kinh, nhức đầu, mất ngủ.
Rối loạn tai và tiền đình:
- Không đủ bằng chứng để kết luận: Chóng mặt.
Rối loạn mạch:
- Hiếm gặp: Viêm tĩnh mạch huyết khối, hạ huyết áp
Rối loạn tiêu hóa:
- Không đủ bằng chứng để kết luận: Đau bụng, đau bụng vùng trên, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
Rối loạn da và mô dưới da:
Không đủ bằng chứng để kết luận: Phù mạch, viêm da, ngứa, nổi mề đay.
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.