Viên nén Olanxol 10mg Danapha điều trị tâm thần phân liệt (10 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc thần kinh
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thành phần
Olanzapine
Thương hiệu
Danapha - CÔNG TY CP DƯỢC DANAPHA
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-26068-17
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Olanxol của công ty cổ phần dược Danapha, thành phần chính là olanzapin. Olanxol là thuốc điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, tâm thần hưng cảm và phòng ngừa tái phát ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực.
Cách dùng
Olanxol là thuốc dùng bằng dường uống, không phụ thuộc bữa ăn.
Liều dùng
Sử dụng thêm dạng bào chế có hàm lượng 5 mg, 15 mg để phù hợp với từng chỉ định.
Người lớn
Tâm thần phân liệt:
- Liều khởi đầu là 5 đến 10 mg/ngày, liều mục tiêu 10 mg/ngày, khuyến cáo điều chỉnh liều tới 10 mg/ngày được thực hiện từng đợt cách nhau không dưới 1 tuần. Tuy nhiên, khuyến cáo dùng trên 10 mg/ngày chỉ sau khi đánh giá lại về mặt lâm sàng.
- Olanzapin không được khuyến cáo sử dụng với liều lớn hơn 20 mg/ngày.
Hưng cảm:
-
Đơn trị liệu: Liều từ 10 - 15 mg/ngày. Điều chỉnh liều 5 mg được thực hiện cách nhau không dưới 24 giờ nếu cần thiết sao cho khoảng liều nằm trong giới hạn 5 - 20 mg/ngày. Nếu có sự đáp ứng có thể điều trị tiếp tục với liều tương tự để phòng ngừa tái phát.
-
Đa trị liệu: Liều khuyến cáo 10 mg/ngày.
-
Phòng ngừa tái phát trên bệnh nhân hưng cảm trước đó có đáp ứng với olanzapin: Liều khởi đầu khuyến cáo là 10 mg/ngày.
Ngăn ngừa tái phát cơn trầm cảm: Liều khuyến cáo bắt đầu 10 mg/ngày.
Trẻ em
Hiệu quả và độ an toàn của olanzapin ở trẻ dưới 18 tuổi chưa được thiết lập, nhưng thuốc đã được sử dụng có hiệu quả trong kiểm soát tâm thần phân liệt ở lứa tuổi này.
Người cao tuổi
Không nên dùng, thường sử dụng liều khởi đầu thấp là 5 mg nhưng nên cân nhắc đối với người bệnh hơn 65 tuổi khi có kèm các yếu tố lâm sàng không thuận lợi.
Người bệnh suy thận và/hoặc suy gan
Nên cân nhắc để dùng liều khởi đầu thấp là 5 mg. Trong trường hợp suy gan trung bình (xơ gan loại A hoặc B Child - Pugh) nên dùng liều khởi đầu 5 mg và cẩn thận khi tăng liều.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng
Liều trên 200 mg có thể gây tử vong. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1 – 2 giờ, tác dụng đạt tối đa trong vòng 4 – 6 giờ sau khi dùng thuốc gồm: Kích động, nhịp tim nhanh, kháng cholinergic, đồng tử giãn, các triệu chứng ngoại tháp, co cứng cơ, tăng tiết nước bọt, suy giảm ý thức từ mức độ an thần đến hôn mê. Đôi khi có xuất hiện ngừng tim và hô hấp, loạn nhịp nhanh, hội chứng an thần kinh ác tính, ức chế hô hấp, động kinh, tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp (bao gồm cả hạ huyết áp tư thế đứng).
Điều trị
Ngộ độc cấp:
- Chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc hỗ trợ, duy trì đường truyền tĩnh mạch kèm theo dõi chặt chức năng tim mạch và các dấu hiệu sinh tồn. Rửa dạ dày cùng với uống than hoạt tính kèm theo sorbitol để loại bỏ và ngăn cản hấp thu. Duy trì thông khí hỗ trợ và liệu pháp oxygen.
- Điều trị hạ huyết áp và suy tuần hoàn bằng các dung dịch truyền tĩnh mạch và các thuốc vận mạch (noradrenalin, phenylephrin) nhưng tránh dùng dopamin và adrenalin. Kiểm soát loạn nhịp bằng các biện pháp điều trị thích hợp. Kéo dài khoảng QRS trên điện tâm đồ có thể được điều chỉnh bằng truyền dung dịch bicarbonat. Hội chứng ngoại tháp cấp có thể được điều trị bằng các thuốc kháng cholinergic (diphenhydramin, atropin).
- Có thể sử dụng physostigmin hoặc benzodiazepin nếu có biểu hiện kích động nặng và lú lẫn ở bệnh nhân ngộ độc kháng cholinergic nặng kèm theo phức hợp QRS ngắn lại trên điện tâm đồ. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Lọc máu và thẩm phân phúc mạc có vai trò rất hạn chế trong điều trị ngộ độc cấp olanzapin.
Ngộ độc mạn: Oanzapin chưa được đánh giá một cách hệ thống liệu có gây nghiện hay không. Cần thận trọng với nguy cơ này.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Thường gặp, ADR > 1/100
-
Hệ thần kinh: Buồn ngủ, mơ màng, chóng mặt, rối loạn vận động, Parkinson.
-
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng cân, tăng prolactin, tăng cholesterol, tăng đường huyết và tăng triglycerid, glucose niệu, tăng sự thèm ăn.
-
Máu và hệ bạch huyết: Tăng bạch cầu eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.
-
Hệ tim mạch: Hạ huyết áp tư thế.
-
Hệ tiêu hóa: Táo bón, khô miệng.
-
Hệ gan - mật: Tăng enzym transaminase.
-
Da và mô dưới da: Ban đỏ.
-
Hệ cơ xương khớp và mô liên kết: Đau khớp.
-
Hệ sinh sản: Rối loạn chức năng cương dương ở nam giới, giảm ham muốn tình dục ở nam và nữ, tăng prolactin máu.
-
Rối loạn chung: Suy nhược, mệt mỏi, phù nề, sốt.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Hệ miễn dịch: Mẫn cảm với thuốc.
-
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Đợt cấp của bệnh đái tháo đường đôi khi kết hợp với nhiễm toan ceton và hôn mê (đã có trường hợp dẫn đến tử vong).
-
Hệ thần kinh: Co giật trong nhiều trường hợp đã có tiền sử động kinh hoặc có các yếu tố nguy cơ gây co giật, rối loạn vận động muộn, chứng hay quên, rối loạn trương lực.
-
Hô hấp – lồng ngực: Chảy máu cam.
-
Hệ tim mạch: Chậm nhịp tim, kéo dài khoảng QT, huyết khối bao gồm thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu.
-
Hệ tiêu hóa: Đầy bụng.
-
Da và mô dưới da: Nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc.
-
Thận và tiết niệu: Tiểu không kiểm soát, bí tiểu.
-
Hệ sinh sản: Vô kinh, nở ngực, nữ hóa tuyến vú ở nam giới.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
-
Máu và hệ bạch huyết: Giảm tiểu cầu.
-
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ thân nhiệt.
-
Hệ thần kinh: Hội chứng an thần kinh ác tính, hội chứng ngừng thuốc.
-
Hệ tim mạch: Ngoại tâm thu thất nhịp nhanh.
-
Hệ tiêu hóa: Viêm tụy.
-
Hệ gan mật: Viêm gan.
-
Hệ cơ xương khớp và mô liên kết: Tiêu cơ vân.
-
Hệ sinh sản: Cương dương.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.