Dung dịch truyền Nootropil 12g/60ml GSK điều trị hội chứng tâm thần (60ml)
Danh mục
Thuốc tăng cường tuần hoàn não
Quy cách
Dung dịch - Chai x 60ml
Thành phần
Piracetam
Thương hiệu
Gsk - UCB Pharma.S.A.
Xuất xứ
Ý
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-15056-12
0 ₫/Chai
(giá tham khảo)Thuốc Nootropyl 12 g/60 ml được sản xuất bởi công ty U.C.B.S.A Pharma Sector - Bỉ, có thành phần chính là piracetam. Thuốc Nootropyl 12 g/60 ml được chỉ định trong điều trị triệu chứng của hội chứng tâm thần - thực thể với những đặc điểm như mất trí nhớ, rối loạn chú ý và thiếu động lực; đơn trị liệu hoặc phối hợp trong chứng rung giật cơ do nguyên nhân vỏ não; điều trị chóng mặt và các rối loạn thăng bằng đi kèm; phòng ngừa và làm giảm các đợt cấp nghẽn mạch ở bệnh hồng cầu hình liềm; điều trị chứng khó đọc, kết hợp với các biện pháp thích hợp như liệu pháp dạy nói và phòng ngừa và làm giảm các đợt cấp nghẽn mạch ở bệnh hồng cầu hình liềm ở trẻ em.
Cách dùng
Thuốc Nootropyl dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch.
Khi đường tiêm là cần thiết (như trường hợp khó nuốt, hôn mê). Dung dịch tiêm truyền với liều hàng ngày khuyến cáo được truyền liên tục trong suốt 24 giờ.
Liều dùng
Người lớn
Điều trị triệu chứng của hội chứng tâm thần - thực thể
Khoảng liều dùng hàng ngày được khuyến cáo là từ 2,4 g đến 4,8 g, chia làm 2 - 3 lần.
Điều trị rung giật cơ có nguồn gốc từ vỏ não
Bắt đầu liều hàng ngày là 7,2 g, sau đó tăng thêm 4,8 g mỗi 3 - 4 ngày đến tối đa là 20 g, chia làm 2 - 3 lần. Điều trị với các thuốc trị rung giật cơ khác nên được duy trì ở cùng liều lượng. Tùy theo lợi ích lâm sàng đạt được, nên giảm liều của những thuốc này, nếu có thể. Phải xác định liều cho từng bệnh nhân bằng cách thử điều trị.
Một khi đã bắt đầu, nên tiếp tục điều trị bằng piracetam chừng nào bệnh não căn nguyên vẫn còn tồn tại. Ở những bệnh nhân có một cơn cấp tính, bệnh có thể tiến triển tốt tình cờ sau một khoảng thời gian và vì vậy cứ mỗi 6 tháng nên thử giảm liều hoặc ngưng điều trị. Nên giảm 1,2 g piracetam mỗi 2 ngày (mỗi 3 hoặc 4 ngày trong trường hợp có hội chứng Lance Adams nhằm phòng ngừa khả năng tái phát đột ngột hoặc co giật do ngưng thuốc đột ngột).
Điều trị chóng mặt
Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo trong khoảng từ 2,4 g đến 4,8 g chia làm 2 - 3 lần.
Phòng ngừa và làm giảm các đợt cấp nghẽn mạch trong bệnh hồng cầu hình liềm
Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo để phòng ngừa các đợt cấp là 160 mg/kg, dùng đường uống, chia làm 4 lần.
Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo để làm giảm các đợt cấp là 300 mg/kg dùng đường tĩnh mạch, chia làm 4 lần. Cần phải duy trì vĩnh viễn liều phòng ngừa cho bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Khi dùng liều dưới 160 mg/kg/ngày hoặc dùng thuốc không đều, có thể dẫn đến tái phát các cơn cấp tính.
Trẻ em
Điều trị chứng khó đọc
Liều khuyến cáo cho trẻ trong độ tuổi đến trường (từ 8 tuổi) và thanh thiếu niên là 3,2 g/ngày, chia làm 2 lần (tương đương 2 viên nén 800 mg vào buổi sáng và buổi tối), thường xuyên trong suốt năm học.
Phòng ngừa và làm giảm các đợt cấp nghẽn mạch trong bệnh hồng cầu hình liềm
Ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, liều phòng ngừa các đợt cấp là 160 mg/kg/ngày dùng đường uống, chia làm 4 lần. Trong trường hợp đợt cấp, liều dùng là 300 mg/kg/ngày dùng đường tĩnh mạch, chia làm 4 lần. Cần phải duy trì vĩnh viễn liều phòng ngừa cho bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Khi dùng liều dưới 160 mg/kg/ngày hoặc dùng thuốc không đều có thể dẫn đến tái phát bệnh. Có thể dùng piracetam cho trẻ em bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm theo liều dùng hàng ngày được khuyến cáo (mg/kg). Piracetam chỉ được dùng ở một số ít trẻ em trong độ tuổi 1 - 3 tuổi.
Người cao tuổi
Nên chỉnh liều ở người cao tuổi có tổn thương chức năng thận.
Khi điều trị dài hạn ở người cao tuổi, cần đánh giá thường xuyên hệ số thanh thải creatinine để chỉnh liều phù hợp khi cần thiết.
Bệnh nhân suy thận
Chống chỉ định dùng piracetam trên bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine thận dưới 20 ml/phút).
Bệnh nhân suy gan
Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân chỉ có suy gan. Nên chỉnh liều thuốc khi dùng cho bệnh nhân vừa suy gan và suy thận.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng và dấu hiệu
Không có thêm các phản ứng bất lợi liên quan đến quá liều được báo cáo với piracetam.
Trường hợp quá liều cao nhất được báo cáo là uống piraceteam liều 75 g, xuất hiện tiêu chảy có máu kèm đau bụng, rất có thể liên quan đến liều sorbitol rất cao trong thành phần của thuốc.
Xử trí quá liều
Trong trường hợp quá liều đáng kể, cấp tính, có thể làm trống dạ dày bằng cách dùng thuốc gây nôn.
Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu đối với quá liều piracetam. Điều trị quá liều chủ yếu điều trị triệu chứng và có thể bao gồm thẩm tách máu. Hiệu suất của máy thẩm tách là 50 đến 60% đối với piracetam.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Nootropyl 12 g/60 ml, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Rối loạn máu và hệ bạch huyết
-
Không biết: Rối loạn đông máu.
Rối loạn hệ miễn dịch
-
Không biết: Phản ứng dạng phản vệ, quá mẫn.
Rối loạn tâm thần
-
Phổ biến: Bồn chồn.
-
Không phổ biến: Trầm cảm.
-
Không biết: Kích động, lo lắng, lú lẫn, ảo giác.
Rối loạn hệ thần kinh
-
Phổ biến: Chứng tăng động.
-
Không phổ biến: Buồn ngủ.
-
Không biết: Mất điều hòa vận động, rối loạn thăng bằng, động kinh, nhức đầu, mất ngủ.
Rối loạn tai và mê đạo
-
Không biết: Chóng mặt.
Rối loạn mạch máu
-
Hiếm: Viêm tĩnh mạch huyết khối, hạ huyết áp.
Rối loạn tiêu hóa
-
Không biết: Đau bụng, đau vùng bụng trên, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
Rối loạn da và mô dưới da
-
Không biết: Phù mạch, viêm da, ngứa, nổi mề đay.
Rối loạn toàn thân và tại chỗ
-
Không phổ biến: Suy nhược.
-
Hiếm: Sốt, đau tại chỗ tiêm.
Các nghiên cứu khảo sát
-
Phổ biến: Tăng cân.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.