Thói quen tai hại khiến cho việc ăn sữa chua bị ngộ độc
Ăn sữa chua bị ngộ độc là trường hợp ít khi xảy ra nhưng cũng không phải là hiếm gặp. Sử dụng sữa chua không đúng cách sẽ có thể gây ra tình trạng bị ngộ độc. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu xem những thói quen tai hại nào sẽ gây ra tình trạng này.
Ngộ độc thực phẩm là gì?
![Thói quen tai hại khiến cho việc ăn sữa chua bị ngộ độc1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_quen_tai_hai_khien_cho_viec_an_sua_chua_bi_ngo_doc_1_e0a616a3c0.jpg)
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng cơ thể bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn do ăn phải các loại thức ăn, đồ uống biến chất, ôi thiu, nấm mốc hoặc ăn quá nhiều. Tình trạng ngộ độc thực phẩm còn được dân gian gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực. Ngộ độc thức ăn dù nặng hay nhẹ đều gây hại tới sức khỏe, cần được điều trị kịp thời để tránh làm các cơ quan trong cơ thể bị tổn hại. Triệu chứng khi bị ngộ độc bao gồm:
- Buồn nôn, ói mửa, nôn liên tục;
- Đi ngoài phân bị lỏng, tiêu chảy;
- Bụng đau dữ dội, đau quặn;
- Sốt;
- Nhức mỏi toàn thân, đau cơ, mệt mỏi;
- Chán ăn, người uể oải, có vị đắng trong miệng;
- Tay chân lạnh, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
Khi có các dấu hiệu này bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để cơ thể gặp phải các biến chứng nặng hơn như co giật, tím tái người, sốt cao, chất độc lan nhanh trong máu dẫn tới tử vong.
Ăn sữa chua bị ngộ độc là như thế nào?
![Thói quen tai hại khiến cho việc ăn sữa chua bị ngộ độc2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_quen_tai_hai_khien_cho_viec_an_sua_chua_bi_ngo_doc_2_050ed94c8f.jpg)
Sữa chua là thực phẩm dễ ăn và không quá kén người ăn. Tuy nhiên, ăn không đúng cách có thể khiến cho bạn bị ngộ độc. Cụ thể:
Ăn sữa chua quá nhiều
Sữa chua rất tốt cho cơ thể nhưng bạn tuyệt đối không nên ăn quá nhiều sữa chua, đặc biệt là trong lúc đói bụng. Bạn chỉ nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 2 giờ.
Không thích hợp với một số trường hợp
Với các đối tượng mắc bệnh tiêu chảy, bệnh đường ruột nên cẩn thận khi ăn sữa chua. Trẻ em dưới 1 tuổi không nên ăn.
Không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp
Bạn không nên ăn sữa chua sau khi ăn những thực phẩm có lượng mỡ cao như xúc xích, lạp xưởng. Bạn cũng không nên ăn sữa chua khi dùng thuốc tiêu chảy hoặc thuốc kháng sinh bởi các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt ngay.
Phụ nữ đang mang thai
Sữa chua đối với mẹ bầu có thể vừa phát triển thành chất đề kháng để ngăn ngừa và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, nhưng đồng thời sữa chua cũng sẽ phá hoại một số vi khuẩn có lợi. Chức năng tiêu hóa của mẹ và sự phát triển của con vì điều này mà sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Sữa chua không phải càng đặc càng tốt
Chỉ có sữa chua Hy Lạp là sữa chua đặc không có chứa các thành phần độc hại cho cơ thể. Còn hiện nay, trên thị trường các loại sữa chua đặc thường là do được thêm các chất làm đặc như hydroxypropyl tinh bột phốt phát, pectin, gelatin,... đây là những chất gây hại cho cơ thể, có thể khiến cho cơ thể bị ngộ độc. Sữa chua đặc có quá nhiều chất khác nhau, khi ăn cảm thấy ngon nhưng không hề tốt cho sức khỏe.
Nên làm gì khi ăn sữa chua bị ngộ độc
![Thói quen tai hại khiến cho việc ăn sữa chua bị ngộ độc3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_quen_tai_hai_khien_cho_viec_an_sua_chua_bi_ngo_doc_3_37a7181c96.jpg)
Cần xử lý ngộ độc thực phẩm kịp thời và đúng cách. Cần có các biện pháp xử lý cơ bản khi cơ thể có các dấu hiệu ngộ độc nhẹ. Trước tiên, người bệnh cần cố gắng tống hết thực phẩm gây ngộ độc đã ăn ra ngoài rồi uống nước Oresol để bù điện giải. Nếu như đối tượng là trẻ em bị ngộ độc, bạn không nên ép bé nôn hết ra tránh làm bé bị sặc, khó thở và khó chịu.
Trong trường hợp bị ngộ độc nặng kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy ra máu, nôn ra máu, co giật, sốt cao, thậm chí là ngừng thở thì cần đưa tới ngay bệnh viện để điều trị, trước đó cần được sơ cứu. Đặt bệnh nhân bị ngộ độc nằm nghiêng về một bên, để đầu song song với mặt sàn, tránh trường hợp dịch bị tràn vào phổi rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân vào cấp cứu để các bác sĩ xử lý.
Sau khi bệnh nhân đã ổn định, hãy cho người bệnh uống Oresol, sau đó tới nước lọc và các loại nước trái cây như dừa tươi để bù lại nước và các chất điện giải cho cơ thể.
Trên đây là một số thói quen sẽ khiến việc ăn sữa chua bị ngộ độc. Ngộ độc thực phẩm là tình trạng nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn cần thận trọng khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm nào để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp