![Dung dịch tiêm Nanokine 2000IU/ml](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00032644_26c5dd33a5.jpg)
Dung dịch tiêm Nanokine 2000IU/ml Nanogen điều trị thiếu máu
Danh mục
Dịch truyền
Quy cách
Dung dịch để tiêm trong bơm tiêm đóng sẵn - Hộp
Thành phần
Recombinant Human Erythropoietin alfa
Thương hiệu
Nanogen - CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC NANOGEN
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
QLSP-920-16
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Nanokine là sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Dược Nanogen, có thành phần chính là Recombinant Human Erythropoietin alfa. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính, kể cả người bệnh có hay không chạy thận nhân tạo; điều trị thiếu máu ở bệnh nhân ung thư đang dùng hóa trị liệu; để giảm bớt truyền máu ở bệnh nhân bị phẫu thuật; thiếu máu ở các bệnh nhân nhiễm HIV đang được điều trị bằng zidovudin; thiếu máu do viêm đa khớp dạng thấp.
Cách dùng
Đường dùng: Tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.
Chỉ nên dùng đường tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính.
Liều dùng
Tác dụng điều trị erythropoietin phụ thuộc vào liều, tuy nhiên liều cao hơn 300 đơn vị/kg, tuần 3 lần không cho kết quả tốt hơn. Liều erythropoietin tối đa an toàn chưa được xác định. Dùng thêm sắt hoặc L– carnitin làm tăng đáp ứng với erythropoietin, do đó có thể giảm liều thuốc cần dùng để kích thích tạo hồng cầu.
Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn:
Tiêm tĩnh mạch: Liều ban đầu thường dùng là 50 – 100 IU /kg, tuần ba lần. Cần giảm liều erythropoi-etin khi hematocrit đạt mức 30% tới 36% hay khi cứ mỗi hai tuần thì hematocrit tăng lên được trên 4%.
Nếu sau 8 tuần điều trị mà hematocrit không tăng lên được 5% đến 6% và vẫn thấp hơn mức cần đạt thì cần phải tăng liều. Hematocrit không được tăng cao hơn 36%. Cần tính toán liều theo từng người bệnh, liều duy trì từ 12,5 đến 525 IU/kg, tuần ba lần.
Hematocrit tăng phụ thuộc vào liều, nhưng nếu dùng liều cao hơn 300 IU/kg, tuần 3 lần, cũng không cho kết quả tốt hơn. Liều dùng để điều trị thiếu máu ở bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối là từ 3 IU/kg/liều đến 500 IU/kg/liều, tuần ba lần, bắt đầu với liều thấp rồi tăng dần từng nấc tùy theo đáp ứng huyết học. Liều có thể tăng gấp hai lần liều trước và cách nhau từ 1 đến 2 tuần.
Tiêm dưới da: Erythropoietin thường được dùng với liều ban đầu từ 50 – 100 IU/kg, tuần ba lần. Cần giảm liều erythropoietin khi hematocrit đạt mức 30% tới 36% hay tăng trên 4% trong vòng 2 tuần.
Cần phải tăng liều nếu sau 8 tuần điều trị mà hema-tocrit không tăng được 5% đến 6% và vẫn thấp hơn mức cần đạt. Hematocrit tăng phụ thuộc vào liều nhưng dùng liều cao hơn 300 IU/kg, tuần ba lần cũng không cho kết quả tốt hơn. Cần tính liều theo từng trường hợp, mỗi tháng không nên thay đổi liều quá 1 lần, trừ khi có chỉ định lâm sàng. Có thể giảm liều duy trì mỗi tuần xuống từ 23% đến 52% khi tiêm dưới da hơn là tiêm tĩnh mạch (vì thuốc được hấp thu từ đường dưới da chậm hơn). Liều tiêm dưới da để duy trì nồng độ hemoglobin ở mức 9,4% đến 10g/decilít là từ 2800 đến 6720 IU mỗi tuần, so với 8350 đến 20300 IU mỗi tuần khi tiêm tĩnh mạch.
Erythropoietin có thể tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch, nên dùng đường tĩnh mạch ở người bệnh phải thẩm phân. Tiêm dưới da phải mất nhiều ngày hơn để đạt tới nồng độ hemoglobin cần đạt so với tiêm tĩnh mạch.
Có thể tiêm erythropoietin vào bắp thịt (cơ delta) với liều từ 4000 đến 8000 IU, tuần một lần, hemato-crit có thể tăng lên 30% đến 33%. Tiêm bắp ít đau hơn tiêm dưới da.
Liều khuyên dùng ở trẻ em: Liều dùng ban đầu là 150 IU/kg tiêm dưới da, tuần ba lần; nếu hematocrit tăng lên đến mức 35%, giảm liều từng nấc 25 IU/kg/liều và ngừng dùng thuốc nếu hematocrit đạt đến mức 40%. Cách dùng này an toàn và hiệu quả đối với trẻ em suy thận giai đọan cuối thẩm phân màng bụng.
Điều chỉnh liều trong khi thẩm phân:
Lọc máu: Erythropoietin được dùng 12 giờ sau khi chạy thận nhân tạo xong.
Thẩm phân phúc mạc: Cách hữu hiệu là dùng thuốc một, hai hoặc ba lần một tuần. Sau khi dùng 2000 đến 8000 IU, mỗi tuần một lần trong thời gian từ 2 đến 10 tháng, trung bình hematocrit tăng từ 20% đến 30%. Hoặc có thể dùng liều từ 60 đến 120 IU/kg, tiêm dưới da, một tuần hai lần. Liều tiếp theo sau đó phải dựa theo đáp ứng hemoglobin. Liều cần dùng để duy trì nồng độ hemoglobin ở mức từ 11 đến 11,5 g/decilít là từ 12,5 đến 50 IU/kg, 3 lần/tuần.
Sinh khả dụng của erythropoietin dùng theo đường tiêm dưới da (22%) gấp 7 lần đường tiêm vào phúc mạc (3%); 3 đến 4 ngày sau khi tiêm dưới da, thuốc vẫn còn trong huyết thanh.
Thiếu máu do hóa trị liệu ung thư:
Cần phải bắt đầu với liều 150 IU/kg tiêm dưới da, 3 lần/tuần. Nếu sau 8 tuần mà kết quả chưa tốt thì có thể tăng liều lên tới mức 300 IU/kg. Dùng liều cao hơn cũng không tăng hiệu quả. Trong quá trình điều trị, nếu hematocrit cao hơn 40% thì phải tạm ngừng dùng erythropoietin cho đến khi hematocrit giảm xuống thấp hơn 36%, sau đó cần giảm 25% liều và điều chỉnh lại.
Giảm nhu cầu truyền máu ở bệnh nhân bị phẫu thuật:
Erythropoietin được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân thiếu máu (hemoglobin từ 10 đến 13 g/decilit) chuẩn bị phẫu thuật chọn lọc (không phải tim hoặc mạch máu) nhằm giảm nhu cầu phải truyền máu dị gen, hoặc người bệnh có nguy cơ cao mất máu nhiều cần phải được truyền máu trước, trong và sau phẫu thuật. Liều khuyên dùng là 300 IU/kg/ngày, tiêm dưới da 10 ngày trước khi mổ, trong ngày mổ và 4 ngày sau khi mổ. Một cách khác là tiêm dưới da 600 IU/kg, tuần một lần (trước ngày mổ 21, 14, và 7 ngày) thêm liều thứ tư vào ngày mổ. Cần phải bổ sung sắt.
Erythropoietin tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch (300 IU/kg/ngày cho đến khi có đáp ứng thích hợp, sau đó 150 IU/kg, cách một ngày) trong 3 đến 10 ngày, kết hợp với folat, cyanocobalamin, uống hoặc tiêm sắt và tăng cường dinh dưỡng có thể làm hemoglo-bin hay hematocrit tăng mỗi ngày lên 5% hoặc hơn nữa.
Thiếu máu ở bệnh nhân điều trị bằng zidovudin:
Liều ban đầu được khuyên dùng để điều trị thiếu máu cho bệnh nhân nhiễm HIV điều trị bằng zidovudin là 100 IU/kg tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da, 3 lần/tuần trong 8 tuần. Nếu sau 8 tuần mà kết quả chưa tốt thì có thể tăng thêm từ 50 đến 100 IU cho mỗi kg, 3 lần/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Nanokine, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
Tác dụng phụ tương đối nhẹ và thường phụ thuộc liều. Tiêm tĩnh mạch hay gây ra tác dụng phụ hơn tiêm dưới da.
Thường gặp (ADR>1/100):
- Toàn thân: Nhức đầu, phù, ớn lạnh và đau xương (triệu chứng giống giả cúm) chủ yếu ở vào mũi tiêm tĩnh mạch đầu tiên.
- Tuần hoàn: Tăng huyết áp, huyết khối nơi tiêm tĩnh mạch, cục đông máu trong máy thẩm tách, tiểu cầu tăng nhất thời.
- Máu: Thay đổi quá nhanh về hematocrit, tăng kali huyết.
- Thần kinh: Chuột rút, cơn động kinh toàn thể.
- Da: Kích ứng tại chỗ, mụn trứng cá, đau ở chỗ tiêm dưới da.
Hiếm gặp (ADR<1/100):
- Chứng bất sản hồng cầu đơn thuần (PRCA) sau nhiều tháng đến nhiều năm điều trị bằng erythropoi-etin đã được ghi nhận với tỷ lệ rất hiếm gặp (<1/10000). (xem thêm mục Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc).
- Tuần hoàn: Tăng tiểu cầu, cơn đau thắt ngực.
- Vã mồ hôi.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Cần theo dõi hematocrit một cách thường xuyên và điều chỉnh liều theo đáp ứng nồng độ hemoglobin.
Để tránh tăng đông máu gây tắc mạch, sau khi đã tiêm thuốc vào tĩnh mạch thì tiêm thêm ngay 10 mL dung dịch muối đẳng trương và tăng liều heparin trong khi chạy thận nhân tạo đề phòng huyết khối.
Khi tăng huyết áp tới mức nguy hiểm mà các liệu pháp chống tăng huyết không có kết quả. Có thể thực hiện thủ thuật mở tĩnh mạch khi nồng độ hemoglobin (Hb) tăng quá mức.
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Sản phẩm liên quan
![Viên nén Parokey 20mg DaViPharm điều trị trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng bức (3 vỉ x 10 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/IMG_2449_1a5befc2ad.jpg)
![Viên đặt Cyclogest 200mg Actavis điều trị các hội chứng tiền kinh, trầm cảm (3 vỉ x 5 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00010063_cyclogest_200_3x5_4448_63d7_large_8ac9dc8000.jpg)
![Thuốc Tadachem-20 Aurochem điều trị rối loạn cương dương (2 vỉ x 2 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00017898_tadachem_20_aurochem_2x2_3519_6361_large_62794ab1de.jpg)
![Viên nén Novomycine 1.5 M.IU Mekophar điều trị viêm họng, viêm xoang cấp (2 vỉ x 8 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00005391_2a14879551.jpg)
![Hỗn dịch xịt mũi Monitazone Nasal Spray điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng (18ml)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00004999_monitazone_spray_7207_6078_large_efde78aba2.jpg)
![Viên sủi Kidpredni 5mg USP chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch (5 vỉ x 10 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00020495_kidpredni_5mg_usa_5x10_8821_5d2f_large_aba9de20a3.png)
![Thuốc Dactus 300mg Remedica dự phòng và điều trị thiếu máu, thiếu sắt (50 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00032113_dactus_300mg_remedica_5x10_2478_6425_large_d498fc1656.jpg)
![Thuốc bột uống Smetstad Stella điều trị tiêu chảy cấp (30 gói x 3g/gói)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smestad_67705da31d.jpg)
Tin tức
![Cách giữ mùi sữa tắm lâu cho cô nàng thơm tho cả ngày](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_giu_mui_sua_tam_lau_cho_co_nang_thom_tho_ca_ngay_kmty_A_1559654909_e66169ca72.jpg)
![Làm thế nào để chống lão hóa da vùng mắt?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lam_the_nao_de_chong_lao_hoa_da_o_vung_mat_Szpzk_1644753735_b2c96d8dd4.jpg)
![Hướng dẫn cách làm nước rửa tay diệt khuẩn nhanh từ cồn](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huong_dan_cach_lam_nuoc_rua_tay_diet_khuan_nhanh_tu_con_YK_Ev_P_1582079287_93c2521782.jpg)
![Bệnh mất ngủ mãn tính có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_mat_ngu_man_tinh_co_anh_huong_nhieu_den_suc_khoe_khong_g_Xjd_Y_1645260842_42b71b4095.jpg)
![Hướng dẫn một số công thức làm nước detox giảm cân 7 ngày](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huong_dan_mot_so_cong_thuc_lam_nuoc_detox_giam_can_7_ngay_Cropped_8cec19900f.jpg)
![Các cách giúp người bệnh phục hồi và tăng cường sức khỏe an toàn, hiệu quả](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giup_ban_phuc_hoi_va_tang_cuong_suc_khoe_1_Cropped_17850c0653.jpg)
![Đặc điểm khuôn mặt cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dac_diem_khuon_mat_canh_bao_tinh_trang_suc_khoe_cua_ban_nhu_the_nao_z_M_Gjy_1515059732_large_e569174fd9.jpg)
![Đừng làm ngơ với hệ tiêu hóa: Thương hàn có thể dẫn đến tử vong](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuong_han_final_6ee129827c.png)
![Tìm hiểu viêm quanh khớp vai sau chấn thương là gì? Cách phòng ngừa như thế nào?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_viem_quanh_khop_vai_sau_chan_thuong_la_gi_cach_phong_ngua_nhu_the_nao_f_GFHS_1648618405_01fe363762.jpg)
![Tiêm insulin sống được bao lâu? Biện pháp hỗ trợ sau khi tiêm insulin](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_insulin_song_duoc_bao_lau_1_38c7056a1e.png)
![Viêm xoang gây khó thở có triệu chứng ra sao? Cách khắc phục thế nào?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_xoang_gay_kho_tho_co_trieu_chung_ra_sao_cach_khac_phuc_the_nao_g_M_Xf_L_1653662256_e585979a60.jpg)
![Một số cách giảm đau sau khi nhổ răng đơn giản tại nhà](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Cach_giam_dau_sau_khi_nho_rang_01_6d93c13c40.jpg)