Viên nén Losartan 50 Pharimexco điều trị tăng huyết áp (10 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc tim mạch huyết áp
Quy cách
Viên nén - Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thành phần
Losartan
Thương hiệu
PHARIMEXCO - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG (PHARIMEXCO)
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
893110282323
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Losartan 50mg được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long Pharimexco, có thành phần chính là Losartan kali. Thuốc Losartan 50mg được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác; điều trị bệnh thận ở người lớn bị tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II; điều trị suy tim mạn tính; giảm nguy cơ đột quy ở bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái.
Thuốc Losartan 50mg được bào chế dưới dạng viên nén. Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Cách dùng
Thuốc Losartan 50mg dùng đường uống.
Uống thuốc đúng giờ, có thể uống trong hoặc xa bữa ăn.
Liều dùng
Người lớn
Tăng huyết áp: Thông thường liều khởi đầu và duy trì là 50 mg/lần/ngày, có thể tăng lên 100 mg ngày 1 lần. Tác dụng hạ huyết áp tối đa đạt được 3-6 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Losartan có thể được dùng với các thuốc chống tăng huyết áp khác, đặc biệt là với các thuốc lợi tiểu (ví dụ như hydrochlorothiazid).
Tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II có protein niệu > 0,5g/ngày: Liều khởi đầu thông thường là 50 mg mỗi ngày một lần. Liều có thể tăng lên đến 100 mg mỗi ngày một lần dựa trên đáp ứng của bệnh nhân sau khi bắt đầu điều trị 1 tháng.
Suy tim: Liều khởi đầu thông thường của losartan ở bệnh nhân suy tim là 12,5 mg/lần/ngày. Liều thông thường nên được xác định trong khoảng thời gian hàng tuần (tức là 12,5 mg mỗi ngày, 25 mg mỗi ngày, 50 mg mỗi ngày, 100 mg mỗi ngày, tăng đến liều tối đa là 150 mg mỗi ngày một lần) dựa vào dung nạp của bệnh nhân.
Giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái được ghi nhận bằng điện tâm đồ: Liều khởi đầu thông thường là 50 mg/ngày/lần.
Đối tượng đặc biệt
Người giảm thể tích dịch tuần hoàn: Liều khởi đầu là 25 mg/lần/ngày.
Suy thận và chạy thận nhân tạo: Không cần điều chỉnh liều ban đầu.
Suy gan: Dùng liều thấp hơn. Chưa có kinh nghiệm điều trị ở bệnh nhân suy gan nặng. Do đó, losartan chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan nặng.
Trẻ em:
Từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi: Không khuyến cáo dùng chế phẩm này.
Từ 6 tuổi đến 18 tuổi: Liều khuyến cáo là 25 mg/lần/ngày ở bệnh nhân có cân nặng từ 20 đến 50 kg. (Trong trường hợp đặc biệt liều có thể được tăng lên đến tối đa là 50 mg/ngày/lần). Liều dùng nên được điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân.
Ở những bệnh nhân > 50 kg, liều thông thường là 50 mg/ngày/lần. Trong trường hợp đặc biệt liều có thể được điều chỉnh để tối đa là 100 mg/ngày/lần.
Người cao tuổi:
Cần thận trọng khi bắt đầu điều trị ở bệnh nhân trên 75 tuổi với liều 25 mg nhưng không cần điều chỉnh liều đối với người cao tuổi.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng: Gồm hạ huyết áp nặng, nhịp tim nhanh. Chậm nhịp tim cũng có thể xảy ra do kích thích thần kinh phó giao cảm.
Xử trí: Phụ thuộc vào thời gian dùng quá liều thuốc, biểu hiện và mức độ nặng của các triệu chứng, nhưng biện pháp quan trọng nhất là ổn định huyết động cho người bệnh. Nếu mới uống thuốc có thể cần gây nôn. Nếu xảy ra triệu chứng hạ huyết áp, cần thực hiện điều trị hỗ trợ. Thẩm tách máu không chắc loại bỏ được losartan.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Losartan 50mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp:
-
Rối loạn về máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu.
-
Rối loạn hệ thần kinh: Chóng mặt.
-
Rối loạn về tai và mê đạo: Chóng mặt.
-
Rối loạn mạch máu: Hạ huyết áp thế đứng.
-
Rối loạn về thận và tiết niệu: Suy thận, tổn thương thận.
-
Rối loạn chung: Chứng suy nhược, mệt mỏi.
-
Rối loạn về chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng kali huyết, tăng urê creatinin, hạ đường huyết.
Ít gặp:
-
Rối loạn hệ thần kinh: Ngủ mơ màng, đau đầu, rối loạn giấc ngủ.
-
Rối loạn hệ tim mạch: Đánh trống ngực, đau thắt ngực.
-
Rối loạn về hô hấp, ngực, trung thất: Chứng khó thở, ho.
-
Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
-
Rối loạn da và mô dưới da: Nổi mề đay, ngứa, phát ban.
-
Rối loạn chung: Phù nề.
Hiếm gặp:
-
Rối loạn hệ thần kinh: Dị cảm.
-
Rối loạn hệ tim mạch: Ngất, rung tâm nhĩ, tai biến mạch máu não.
-
Rối loạn về hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn, phản ứng phản vệ, phù mạch, và viêm mạch.
-
Rối loạn gan mật: Viêm gan.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.