Thuốc Happi 20mg Cadila hỗ trợ điều trị loét do trào ngược dạ dày thực quản (10 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc dạ dày
Quy cách
Viên nén - Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thành phần
Rabeprazole
Thương hiệu
Cadila - CADILA HEALTHCARE LIMITED
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-20397-17
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Happi 20 mg 10X10 của Công ty Cadila Healthcare Ltd., thành phần chính rabeprazol natri, là thuốc được sử dụng để làm lành vết loét và giảm chứng ăn mòn hoặc loét do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), loét tá tràng và dạ dày lành tính, bệnh tăng tiết dịch vị, bao gồm cả hội chứng Zollinger-Ellison. Thuốc còn dùng phối hợp với các kháng sinh thích hợp theo phác đồ diệt H. pylori ở những bệnh nhân loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn.
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống. Nên nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai, nghiền nát hoặc bẻ viên thuốc.
Liều dùng
Dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị
Điều trị ăn mòn hoặc loét do trào ngược dạ dày thực quản:
1 viên 20 mg/ngày x 4 - 8 tuần. Nếu bệnh nhân không lành sau 8 tuần thì cần điều trị thêm 1 đợt 8 tuần nữa. Loét tá tràng và loét dạ dày lành tính dùng liều 20 mg/ngày, thường khoảng 6 - 12 tuần. Khuyên dùng 20 mg rabeprazol với 500 mg clarithromycin và 1g amoxicillin (các thuốc đều uống 2 lần/ngày) trong vòng 7 ngày để diệt trừ H. pylori ở những bệnh nhân loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn.
Bệnh tăng tiết dịch vị, gồm cả hội chứng Zollinger-Ellison:
60 mg/lần/ngày. Điều chỉnh liều theo đáp ứng của mỗi bệnh nhân và theo thời gian chỉ dẫn của bác sĩ. Không cần điều chỉnh liều ở người già, người có bệnh thận hoặc người suy gan nhẹ đến vừa.
Trẻ em
Chưa có nghiên cứu về sử dụng rabeprazol cho trẻ em.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Cho đến nay rất hiếm báo cáo về quá liều có chủ định hay ngẫu nhiên. Liều tối đa không vượt quá 60 mg x 2 lần/ngày, hay 160 mg x 1 lần/ngày. Những tác dụng này theo ghi nhận được nhìn chung rất ít và có thể hồi phục rất ít và có thể hồi phục mà không cần có sự can thiệp y học nào khác. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Rabeprazol natri gắn kết nhiều với protein huyết tương và do đó không dễ dàng thẩm tách. Như trong những trường hợp quá liều khác, nên điều trị triệu chứng và áp dụng các biện pháp nâng tổng trạng.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Happi 20 mg 10X10, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Phản ứng ngoại ý thường gặp nhất, trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát với rabeprazol là đau đầu, tiêu chảy, đau bụng, suy nhược, đầy hơi, nổi ban và khô miệng. Hầu hết các biến cố ngoại ý xảy ra trong các nghiên cứu lâm sàng là nhẹ đến trung bình, thoáng qua trong thực tế. Các biến cố ngoại ý sau đã được báo cáo trong thử nghiệm lâm sàng và khi lưu hành trên thị trường.
Thường gặp, 1/100 < ADR < 1/10
-
Nhiễm trùng nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm trùng.
-
Rối loạn tâm thần: Mất ngủ.
-
Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt.
-
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Ho, viêm họng, viêm mũi.
-
Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi.
-
Rối loạn cơ xương, mô liên kết: Đau không đặc hiệu, đau lưng.
-
Rối loạn toàn thân: Suy nhược, hội chứng giả cúm.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/00
-
Rối loạn tâm thần: Bồn chồn.
-
Rối loạn hệ thần kinh: Buồn ngủ.
-
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Viêm phế quản, viêm xoang.
-
Rối loạn tiêu hóa: Khó tiêu, khô miệng, ợ hơi.
-
Rối loạn da và mô dưới da: Phát ban, ban đỏ.
-
Rối loạn cơ xương, mô liên kết: Đau cơ, chuột rút, đau khớp, rạn nứt hông, cổ tay, cột sống.
-
Rối loạn toàn thân: Đau ngực, ớn lạnh, sốt.
-
Xét nghiệm: Tăng men gan.
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
-
Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu.
-
Rối loạn hệ miễn dịch: Quá mẫn.
-
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Chán ăn.
-
Rối loạn tâm thần: Trầm cảm.
-
Rối loạn thị giác: Rối loạn thị giác.
-
Rối loạn tiêu hóa: Viêm dạ dày, viêm miệng, rối loạn vị giác.
-
Rối loạn gan mật: Viêm gan, vàng da, bệnh não gan.
-
Rối loạn da và mô dưới da: Ngứa, vã mồ hôi, phản ứng nổi bóng nước.
-
Xét nghiệm: Tăng cân.
Rất hiếm gặp, ADR < 1/10000
-
Rối loạn da và mô dưới da: Hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì da nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens - Johnson (SJS).
Không rõ tần suất
-
Rối loạn tâm thần: Hỗn loạn.
-
Rối loạn mạch: Phù ngoại biên.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Ngừng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.