Cốm Haginir 125 DHG điều trị nhiễm khuẩn (24 gói)
Danh mục
Thuốc kháng sinh
Quy cách
Cốm pha hỗn dịch uống - Hộp 24 Gói
Thành phần
Cefdinir
Thương hiệu
Dhg - DHG
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-22766-15
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Haginir 125mg là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang chứa hoạt chất Cefdinir dùng trong điều trị nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hàm trên cấp tính, viêm tai giữa cấp, viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng.
Cách dùng
Thuốc Haginir 125mg dùng đường uống.
Hòa thuốc với lượng nước vừa đủ (khoảng 5 - 10 ml nước cho 1 gói), khuấy đều trước khi uống.
Liều dùng
Tổng liều trong ngày cho các bệnh nhiễm khuẩn là 14 mg/ kg thể trọng/ ngày (tối đa 600 mg/ ngày).
Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 13 tuổi:
- Viêm họng, viêm amidan: 7 mg/ kg thể trọng x 2 lần/ ngày, trong 5 - 10 ngày. Hoặc 14 mg/ kg thể trọng/ ngày, trong 10 ngày.
- Viêm xoang hàm trên cấp tính: 7 mg/ kg thể trọng x 2 lần/ ngày, trong 10 ngày. Hoặc 14 mg/ kg thể trọng/ ngày, trong 10 ngày.
- Viêm tai giữa cấp: 7 mg/ kg thể trọng x 2 lần/ ngày, trong 5 - 10 ngày. Hoặc 14 mg/ kg thể trọng/ ngày, trong 10 ngày.
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng: 7 mg/ kg thể trọng x 2 lần/ ngày, trong 10 ngày.
Đối với người suy thận (Clcr < 30 ml/ phút): 7 mg/ kg thể trọng/ ngày.
Trẻ em từ 13 tuổi trở lên hoặc trên 43 kg và người lớn khuyến cáo sử dụng dạng bào chế phù hợp với phân liều sau:
- Viêm họng và viêm amidan: 300 mg x 2 lần/ ngày, trong 5 - 10 ngày. Hoặc 600 mg x 1 lần/ ngày, trong 10 ngày.
- Đợt cấp viêm phế quản mạn tính: 300 mg x 2 lần/ ngày, trong 5 - 10 ngày. Hoặc 600 mg x 1 lần/ ngày, trong 10 ngày.
- Viêm xoang hàm trên cấp tính: 300 mg x 2 lần/ ngày, trong 10 ngày. Hoặc 600 mg x 1 lần/ ngày, trong 10 ngày.
- Viêm phổi cộng đồng: 300 mg x 2 lần/ ngày, trong 10 ngày.
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng: 300 mg x 2 lần/ ngày, trong 10 ngày.
Đối với người suy thận (Clcr < 30 ml/ phút): 300 mg x 1 lần/ ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Biểu hiện của quá liều cefdinir bao gồm buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy và co giật.
Xử lý quá liều chủ yếu là điều trị triệu chứng và loại thuốc ra khỏi cơ thể. Có thể tiến hành thẩm tách máu để loại thuốc ra khỏi máu.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Có 2289 bệnh nhân nhi (gồm 1783 bệnh nhân tại Mỹ và 506 bệnh nhân tại các nước khác) được điều trị cefdinir dạng hỗn dịch theo liều khuyến cáo 14 mg/ kg/ ngày. Không có trường hợp tử vong hay tàn tật vĩnh viễn nào liên quan đến cefdinir. 40/2289 (2%) bệnh nhân ngừng thuốc do tác dụng không mong muốn theo đánh giá của người nghiên cứu là có liên quan đến cefdinir.
Ngừng dùng thuốc chủ yếu là do rối loạn tiêu hóa, thường là tiêu chảy, 5/2289 (0,3%) bệnh nhân ngừng thuốc do phát ban được cho là có liên quan đến cefdinir.
Các tác dụng không mong muốn sau được báo cáo trên 1783 bệnh nhân dùng cefdinir trong các thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ:
- Nhiễm khuẩn: Nhiễm candida da, nhiễm candida âm hộ - âm đạo, nhiễm khuẩm âm đạo.
- Rối loạn hệ bạch huyết và máu: Giảm bạch cầu.
- Rối loạn hệ thần kinh: Chứng tăng động.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, phân bất thường.
- Rối loạn da và mô dưới da: Phát ban, phát ban từng mảng.
- Thăm khám: Tăng men aspartate aminotransferase.
Thay đổi trị số xét nghiệm:
Thay đổi các trị số xét nghiệm sau đây có thể có ý nghĩa về mặt lâm sàng, đã được quan sát trong thử nghiệm lâm sàng, dù có liên quan đến liệu pháp cefdinir hay không. Các thay đổi dưới đây có tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1%.
Thăm khám: Tăng bạch cầu, giảm bạch cầu, tăng men alkaline phosphatase máu, giảm bicarbonat máu, tăng bạch cầu ưa eosin, tăng men lactate dehydrogenase trong máu, tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu trung tính, nước tiểu có protein.
Ngoài các tác dụng không mong muốn được báo cáo trong thử nghiệm lâm sàng, các chỉ số xét nghiệm thay đổi, đã có báo cáo trong kinh nghiệm sử dụng, bắt đầu được phê duyệt tại Nhật Bản năm 1991 bao gồm:
- Nhiễm khuẩn: Viêm ruột kết màng giả, viêm phổi.
- Rối loạn hệ máu và bạch huyết: Giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt, đông máu nội mạch ngưng kết, thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, thiếu máu tan máu, tạng xuất huyết, bệnh đông máu, giảm bạch cầu trung tính.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ, quá mẫn.
- Rối loạn hệ thần kinh: Mất nhận thức, rối loạn vận động.
- Rối loạn mắt: Viêm kết mạc.
- Rối loạn tim: Suy tim, nhồi máu cơ tim.
- Rối loạn mạch: Sốc, cao huyết áp, xuất huyết.
- Rối loạn trung thất, ngực và hô hấp: Suy hô hấp cấp tính, phù thanh quản, bệnh phổi kẽ, hen, viêm phổi ưa eosin, cảm giác nghẹt thở.
- Rối loạn tiêu hóa: Viêm ruột xuất huyết, xuất huyết tiêu hóa trên, tiêu chảy có máu, loét dạ dày, tắc ruột, phân đen, viêm ruột, viêm dạ dày.
- Rối loạn gan mật: Viêm gan bạo phát, suy gan, viêm gan cấp tính, ứ mật, vàng da.
- Rối loạn da và mô mềm dưới da: Hoại tử biểu bì nhiễn độc, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, viêm da trốc vẩy, hồng ban dạng nốt, viêm mạch mẫn cảm.
- Rối loạn mô liên kết và cơ xương: Hủy cơ vân.
- Rối loạn thận và tiết niệu: Suy thận cấp, bệnh thận, nhiễm độc thận.
- Các rối loạn toàn thân và tại chỗ: Phù mặt, sốt, đau ngực.
- Thăm khám: Tăng men amylase máu.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.