Thuốc Grarizine 5mg Gracure điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm mũi dị ứng theo mùa (10 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc chống dị ứng
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 10 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Levocetirizine hydrochloride
Thương hiệu
Gracure - Gracure Pharmaceuticals
Xuất xứ
Ấn Độ
Thuốc cần kê toa
Không
Số đăng kí
VN-21289-18
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Grarizine là sản phẩm của Gracure Pharmaceuticals Ltd với thành phần chính là Levocetirizin dihydrochlorid. Thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng liên quan đến tình trạng dị ứng như viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm mũi dị ứng theo mùa và chứng mày đay tự phát mạn tính.
Cách dùng
Dùng đường uống.
Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: 1 viên (5 mg Levocetirizine Dihydrochloride), mỗi ngày 1 lần.
Bệnh nhân suy thận: Liều đề nghị cho bệnh nhân suy thận trung bình (độ thanh thải creatinin từ 30-49 ml/phút) là 1 viên Grarizine mỗi 2 ngày. Trong trường hợp bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút), khoảng cách giữa các lần uống thuốc tăng lên 3 ngày 1 lần.
Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối (độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút) không được sử dụng Levocetirizine.
Thuốc phải được nuốt cả viên với nước, có thể cùng hoặc không cùng thức ăn.
Làm gì khi dùng quá liều?
Chưa có báo cáo về các phản ứng có hại xảy ra trong trường hợp quá liều. Tuy nhiên, khi xảy qua rá liều, cần điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên một liều thuốc, cần dùng thuốc càng sớm càng tốt, nhưng hãy bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, không dùng hai liều cùng một lúc.
Người lớn và thanh thiếu niên trên 12 tuổi:
Trong các nghiên cứu ở phụ nữ và nam giới trong độ tuổi từ 12-71 tuổi, có 15,1% bệnh nhân trong nhóm sử dụng levocetirizine 5 mg gặp phải ít nhất một tác dụng không mong muốn của thuốc so với 11,3% ở nhóm dùng giả dược. 91,6% trong số các tác dụng không mong muốn của thuốc là từ nhẹ đến trung bình.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, tỷ lệ gặp phải tác dụng không mong muốn là 1,0% (9/935) với levocetirizine 5 mg và 1,8% (14/771) với giả dược.
Trong các thử nghiệm lâm sàng này, các tác dụng không mong muốn thường gặp sau đây đã được báo cáo với tỷ lệ 1% hoặc cao hơn (thường gặp: >=1/100 đến <1/10):
Giả dược (n=771) | Levocetirizine 5 mg (n=935) | |
---|---|---|
Đau đầu | 25 (3.2%) | 24 (2.6%) |
Buồn ngủ | 11 (1.4%) | 49 (5.2%) |
Khô miệng | 12 (1.6%) | 24 (2.6%) |
Mệt mỏi | 9 (1.2%) | 23 (2.5%) |
Các tác dụng không mong muốn ít gặp đã được báo cáo (ít gặp: ≥1 / 1000 đến <1/100) gồm suy nhược hoặc đau bụng.
Tỷ lệ gặp phải các tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, mệt mỏi và suy nhược đã được báo cáo là 8,1% khi dùng levocetirizine 5 mg và 3,1% khi dùng giả dược.
Trẻ em:
Trong hai nghiên cứu đối chứng với giả dược có kiểm soát ở 169 bệnh nhi độ tuổi từ 6-11 tháng tuổi và 1-6 tuổi, uống thuốc levocetirizine với liều 1,25mg/ngày trong 2 tuần và 1,25mg x 2 lần/ngày, các tác dụng không mong muốn thường gặp sau đây đã được báo cáo với tỷ lệ 1% hoặc cao hơn (thường gặp: ≥1/100 đến <1/10).
Giả dược (n=83) | Levocetirizine 5 mg (n=159) | |
---|---|---|
Rối loạn tiêu hóa | ||
Tiêu chảy | 0 | 3 (1,9%) |
Nôn | 1 (1,2%) | 1 (0,6%) |
Táo bón | 0 | 2 (1,3%) |
Rối loạn hệ thống thần kinh | ||
Buồn ngủ | 2 (2,4%) | 3 (1,9%) |
Rối loạn tâm thần | ||
Rối loạn giấc ngủ | 0 | 2 (1,3%) |
Trong nghiên cứu đối chứng giả dược mà đôi ở 243 trẻ em từ 6-12 tuổi uống levocetirizine 5mg/ngày trong thời gian từ 1-13 tuần, các tác dụng không mong muốn thường gặp sau đây đã được báo cáo với tỷ lệ 1% hoặc cao hơn (thường gặp: ≥1 / 100 đến <1/10).
Giả dược (n=240) | Levocetirizine 5mg (n=243) | |
---|---|---|
Đau đầu | 5 (2,1%) | 2 (0,8%) |
Buồn ngủ | 1 (0,4%) | 7 (2,9%) |
Tác dụng không mong muốn báo cáo sau khi thuốc lưu hành trên thị trường:
Các tần số được xác định như sau: Rất phổ biến (≥1/10); thường gặp (≥1/100 đến <1/10); ít gặp (≥1/1000 đến <1/100); hiếm gặp (≥1/10.000 đến <1/1.000); rất hiếm gặp (<1/10.000), không biết tần số gặp phải (không thể được ước tính từ dữ liệu có sẵn).
Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch:
Không biết tần số gặp phải: Quá mẫn bao gồm cả sốc phản vệ.
Ảnh hưởng đến chuyển hóa và dinh dưỡng:
Không biết tần số gặp phải: Tăng sự thèm ăn.
Ảnh hưởng đến tâm thần:
Không biết tần số gặp phải: Kích thích, kích động, ảo giác, trầm cảm, mất ngủ, ý tưởng tự tử.
Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh:
Không biết tần số gặp phải: Co giật, dị cảm, chóng mặt, ngất xỉu, run.
Ảnh hưởng đến tai và tiền đình:
Không biết tần số gặp phải: Chóng mặt.
Ảnh hưởng đến mắt:
Không biết tần số gặp phải: Rối loạn thị giác, nhìn mờ.
Ảnh hưởng đến tim:
Không biết tần số gặp phải: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
Ảnh hưởng đến hô hấp, lồng ngực, và trung thất:
Không biết tần số gặp phải: Khó thở.
Ảnh hưởng đến tiêu hóa:
Không biết tần số gặp phải: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
Ảnh hưởng đến gan mật:
Không biết tần số gặp phải: Viêm gan.
Ảnh hưởng đến thận và tiết niệu:
Không biết tần số gặp phải: Khó tiểu, bí tiểu.
Ảnh hưởng đến da và mô dưới da:
Không biết tần số gặp phải: Phù mạch thần kinh, ngứa, phát ban, nổi mề đay.
Ảnh hưởng đến cơ, xương khớp và các mô liên kết:
Không biết tần số gặp phải: Đau cơ, đau khớp.
Ảnh hưởng đến toàn thân:
Không biết tần số gặp phải: Phù nề.
Ảnh hưởng đến các xét nghiệm:
Không biết tần số gặp phải: Trọng lượng tăng lên, xét nghiệm chức năng gan bất thường.
Thông báo cho các bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.