
Thuốc Azenmarol 4 Agimexpharm điều trị nhồi máu cơ tim, bệnh tim gây tắc mạch (10 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc tim mạch huyết áp
Quy cách
Viên nén - Hộp 10 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Acenocoumarol
Thương hiệu
Agimexpharm - CÔNG TY CPDP AGIMEXPHARM
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-28826-18
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Azenmarol 4mg là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm, có thành phần chính là Acenocoumarol. Thuốc Azenmarol chứa Acenocoumarol là thuốc chống đông máu dùng để điều trị và phòng ngừa các bệnh huyết khối tắc mạch.
Cách dùng
Thuốc Acenocoumarol dùng qua đường uống, thường được uống một lần vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Liều dùng
Liều lượng phải được điều chỉnh nhằm đạt mục đích ngăn cản cơ chế đông máu tới mức không xảy ra huyết khối nhưng tránh được chảy máu tự phát. Liều dùng tùy thuộc vào đáp ứng điều trị của từng người.
Liều uống thông thường:
- Trong ngày đầu là 4 mg/ngày, ngày thứ 2 là 4 – 8mg/ngày.
- Liều duy trì từ 1- 8mg/ ngày tùy theo đáp ứng sinh học.
- Việc điều chỉnh thường tiến hành từng nấc 1 mg.
Theo dõi sinh học và điều chỉnh liều:
Xét nghiệm sinh học thích hợp là đo thời gian prothrombin (PT) biểu thị bằng tỷ số chuẩn hóa quốc tế INR (International Normalized Ratio).
Thời gian prothrombin cho phép thăm dò các yếu tố II, VII, X là những yếu tố bị giảm bởi thuốc kháng vitamin K. Yếu tố IX cũng bị giảm bởi thuốc kháng vitamin K, nhưng không được thăm dò bởi thời gian prothrombin.
INR là một cách biểu thị thời gian Quick có tính đến độ nhạy của thuốc thử (thromboplastin) dùng để làm xét nghiệm, nên giảm được những thay đổi thất thường giữa các labo.
- Khi không dùng thuốc kháng vitamin K, INR ở người bình thường là 1.
- Khi dùng thuốc trong những tình huống dưới đây, trong đa số trường hợp đích INR cần đạt là 2,5, dao động trong khoảng 2 và 3.
- INR dưới 2 phản ánh dùng thuốc chống đông máu chưa đủ. INR trên 3 là dùng thừa thuốc. INR trên 5 là có nguy cơ chảy máu.
Nhịp độ kiểm tra sinh học:
Lần kiểm tra đầu tiên tiến hành 48 giờ ± 12 giờ sau lần uống thuốc kháng vitamin K đầu tiên để phát hiện sự tăng nhạy cảm của cá nhân.
Nếu INR trên 2, báo hiệu sẽ quá liều khi cân bằng, vì vậy phải giảm bớt liều.
Những lần kiểm tra sau tiến hành hàng ngày hoặc cách nhật cho tới khi INR ổn định, sau đó cách xa dần tùy theo đáp ứng, dài nhất là 12 tuần một lần.
Cân bằng điều trị đôi khi chỉ đạt sau nhiều tuần. Sau mỗi lần thay đổi liều, phải kiểm tra INR 1 – 2 ngày sau đó và nhắc lại cho tới khi đạt ổn định.
- Nhìn chung, INR từ 2 – 3 được khuyến cáo để phòng hoặc điều trị huyết khối tắc tĩnh mạch, bao gồm nghẽn mạch phổi, rung nhĩ, bệnh van tim, hoặc van sinh học.
- INR từ 2,5 đến 3,5 được khuyến cáo sau nhồi máu cơ tim, người bệnh van tim cơ học, hoặc ở một số người bệnh có huyết khối hoặc hội chứng kháng phospholipid.
- INR cao hơn có thể được khuyến cáo cho tắc mạch tái phát.
Liều ở người cao tuổi:
- Liều khởi đầu phải thấp hơn liều người lớn.
- Liều trung bình cân bằng trong điều trị thường chỉ bằng 1/2 tới 3/4 liều người lớn.
Điều trị nối tiếp heparin-liệu pháp:
- Do tác dụng chống đông máu chậm của các thuốc kháng vitamin K, nên heparin phải được duy trì với liều không đổi trong suốt thời gian cần thiết, nghĩa là cho tới khi INR nằm trong trị số mong muốn 2 ngày liên tiếp.
- Trong trường hợp có giảm tiểu cầu do heparin, không nên cho kháng vitamin K sớm ngay sau khi ngừng heparin vì có nguy cơ tăng đông máu do protein S (chống đông máu) bị giảm sớm.
- Chỉ cho kháng vitamin K sau khi đã cho các thuốc kháng thrombin (danaparoid hoặc hirudin).
Cần dừng thuốc chống đông máu 5 ngày trước khi phẫu thuật. Nếu ngày trước khi phẫu thuật INR ≥ 1,5 thì cần cho uống vitamin K dạng tiêm 1 – 5mg. Nếu cầm máu tốt thì có thể cho dùng lại thuốc (Acenocoumarol) với liều duy trì bình thường vào tối ngày phẫu thuật hoặc sáng hôm sau.
Bệnh nhân dừng thuốc trước khi phẫu thuật được coi là có nguy cơ huyết khối cao nên có thể cần hỗ trợ bằng một loại heparin phân tử lượng thấp (dùng với liều điều trị). Cần dừng heparin phân tử lượng thấp ít nhất 24 giờ trước khi phẫu thuật. Nếu phẫu thuật có nguy cơ chảy máu cao, không được dùng lại heparin phân tử lượng thấp trong vòng ít nhất 48 giờ sau phẫu thuật.
Bệnh nhân đang dùng thuốc (Acenocoumarol) cần phẫu thuật gấp mà có thể chậm lại khoảng 6 – 12 giờ thì có thể cho tiêm tĩnh mạch 5 mg vitamin K để đảo ngược tác dụng chống đông. Nếu không thể trì hoãn thì phải cho dùng cả vitamin K tiêm và hỗn hợp prothrombin khô (ví dụ 25 đơn vị/kg) và phải xét nghiệm xác định INR trước khi phẫu thuật.
Làm gì khi quá liều?
Triệu chứng:
- Biểu hiện nổi bật của quá liều là xuất huyết, có thể xảy ra trong vòng 1 – 5 ngày sau khi uống thuốc.
- Các biểu hiện xuất huyết có thể nhận thấy: Mũi chảy máu, nôn ra máu, ho ra máu, xuất huyết dạ dày – ruột, xuất huyết âm đạo, đái ra máu (với cơn đau quặn thận), xuất huyết dưới da, chảy máu nướu, tụ máu, và chảy máu trong khớp hay rong kinh.
- Có thể thấy triệu chứng nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, rối loạn tuần hoàn ngoại vi do mất máu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.
Xử trí:
Xử trí quá liều thường căn cứ vào INR và các dấu hiệu chảy máu, các biện pháp điều chỉnh phải tuần tự để không gây nguy cơ huyết khối. Nếu đã dùng thuốc chống đông nhưng không dùng vitamin K, cần xét nghiệm lại INR 2 – 3 ngày sau để đảm bảo rằng INR đã xuống.
Nếu INR < 5, ở mức điều trị, người bệnh không có biểu hiện chảy máu hoặc không cần hiệu chỉnh nhanh đông máu trước phẫu thuật:
- Bỏ 1 lần uống thuốc, rồi lại tiếp tục điều trị với liều thấp hơn khi đã đạt INR mong muốn.
- Nếu INR rất gần với INR mong muốn, thì giảm liều mà không cần phải bỏ lần uống thuốc.
Nếu 5 < INR < 8, không có biểu hiện chảy máu khác ngoài chảy máu lợi hoặc chảy máu cam:
- Bỏ 1 hoặc 2 lần uống thuốc chống đông máu, đo INR thường xuyên hơn rồi khi đã đạt INR mong muốn, uống lại thuốc với liều thấp hơn.
Nếu 5 < INR < 8, có chảy máu nhẹ:
- Ngừng thuốc, cho dùng vitamin K từ 1 – 3 mg theo đường truyền tĩnh mạch chậm.
- Chỉ dùng lại Acenocoumarol khi INR < 5,0.
Nếu INR > 8, không có chảy máu:
- Ngừng Acenocoumarol, dùng 1 – 5 mg phytomenadion (vitamin K1) (sử dụng dạng thuốc tiêm thay cho đường uống).
- Sau 24 giờ nếu INR vẫn cao thì lặp lại điều trị với vitamin K.
- Chỉ dùng lại Acenocoumarol khi INR < 5,0.
Nếu INR > 8, chảy máu nhẹ:
- Ngừng thuốc, cho dùng vitamin K từ 1 – 3 mg theo đường tiêm tĩnh mạch chậm.
- Sau 24 giờ nếu INR vẫn cao thì lặp lại liều vitamin K.
- Chỉ dùng lại Acenocoumarol khi INR < 5,0.
Trong trường hợp có biểu hiện chảy máu nặng hoặc quá liều nặng (ví dụ INR > 20):
- Ngừng thuốc, tiêm tĩnh mạch chậm 5 mg vitamin K, cho dùng hỗn hợp prothrombin khô ( yếu tố II, VII, IX và X) 25 – 50 đơn vị/kg (nếu không có hỗn hợp prothrombin khô thì thay thế bằng huyết tương tươi đông lạnh 15 ml/kg nhưng hiệu quả sẽ kém hơn).
- Không nên dùng kèm yếu tố VIIa trong trường hợp cấp cứu đảo ngược tác dụng chống đông.
Trường hợp ngộ độc do tai nạn, thì cũng phải đánh giá theo INR và biểu hiện biến chứng chảy máu. Phải đo INR nhiều ngày sau đó (2-5 ngày), có tính đến nửa đời kéo dài của thuốc chống đông máu. Dùng vitamin K để hiệu chỉnh tác dụng của thuốc chống đông máu.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Azenmarol, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR):
Các biểu hiện chảy máu là biến chứng hay gặp nhất, có thể xảy ra trên khắp cơ thể: Hệ thần kinh trung ương, các chi, các phủ tạng, trong ổ bụng, trong nhãn cầu,….
Đôi khi xảy ra tiêu chảy (có thể kèm theo phân nhiễm mỡ), đau khớp riêng lẻ.
Hiếm khi xảy ra: Rụng tóc; hoại tử da khu trú, có thể do di truyền thiếu protein C hay đồng yếu tố là protein S; mẩn da dị ứng.
Rất hiếm thấy bị viêm mạch máu, tổn thương gan.
Hướng dẫn xử trí ADR: Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sản phẩm liên quan












Tin tức











