Bút tiêm Apidra Solostar 100IU/ml Sanofi điều trị đái tháo đường (5 bút x 3ml)
Danh mục
Thuốc trị tiểu đường
Quy cách
Dung dịch tiêm trong bút tiêm nạp sẵn - Hộp 5 Cái x 15ml
Thành phần
Insulin Glulisine
Thương hiệu
Sanofi - SANOFI
Xuất xứ
Đức
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
QLSP-915-16
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Bút tiêm Apidra SoloStar 100 IU/mL được sản xuất bởi Sanofi–Aventis, với thành phần chính Insulin glulisine, là thuốc dùng để điều trị đái tháo đường cho người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Trong bút tiêm nạp sẵn là một dung dịch trong suốt, không màu, không có các hạt li ti nhìn thấy được.
Cách dùng
Bút tiêm Apidra được tiêm dưới da hoặc hoặc tiêm truyền dưới da liên tục bằng bơm.
Nên tiêm thuốc Apidra Solostar dưới da ở thành bụng, đùi hoặc vai hoặc tiêm truyền liên tục ở thành bụng. Cần luân phiên thay đổi vị trí tiêm hoặc tiêm truyền ở trong một vùng tiêm (bụng, đùi hoặc vai) giữa các lần tiêm.
Tốc độ hấp thu, khởi phát và thời gian tác động có thể bị ảnh hưởng bởi vị trí tiêm, sự vận động thể lực, và các biến số khác. Tiêm dưới da ở thành bụng bảo đảm được sự hấp thu hơi nhanh hơn so với các vị trí tiêm khác.
Cần thận trọng để bảo đảm không đâm kim vào mạch máu. Sau khi tiêm, không nên xoa chỗ tiêm. Bệnh nhân cần được huấn luyện để tiêm thuốc đúng kỹ thuật.
Trộn chung các insulin: Vì không có các nghiên cứu về tính tương hợp, không được trộn chung insulin glulisine với các thuốc khác ngoại trừ insulin NPH người.
Trước khi dùng bút tiêm SoloStar, phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong trong tờ hướng dẫn trong hộp thuốc.
Cách thao tác với thuốc Apidra SoloStar:
- Để đề phòng lây truyền bệnh nhiễm khuẩn, mỗi bút tiêm chỉ được sử dụng cho một bệnh nhân.
- Trước khi sử dụng, luôn luôn gắn một kim tiêm mới và làm test an toàn. Chỉ sử dụng loại kim tiêm tương thích với Apidra SoloStar.
- Trước khi dùng bút tiêm, cần xem kỹ ngăn chứa thuốc. Chỉ sử dụng nếu dung dịch thuốc trong, không màu và không thấy những hạt li ti trong đó. Không lắc hoặc trộn chung thuốc trước khi dùng.
- Phải luôn luôn dùng một bút tiêm mới nếu bệnh nhân để ý thấy việc kiểm soát đường huyết diễn biến xấu ngoài dự kiến.
Liều dùng
Hàm lượng của chế phẩm này được tính bằng đơn vị. Đây là loại đơn vị dùng riêng cho insulin glulisine và không giống với đơn vị quốc tế (IU) hoặc đơn vị dùng để biểu diễn hàm lượng của các thuốc tương đồng insulin khác.
Insulin glulisine cần được tiêm trong thời gian ngắn (0 – 15 phút) trước hoặc sau bữa ăn.
Nên dùng insulin glulisine trong các phác đồ có một chất tương đồng insulin tác dụng dài hoặc trung bình hoặc insulin nền và có thể dùng với các thuốc hạ đường huyết dạng uống.
Liều dùng insulin glulisine phải được điều chỉnh cho từng người.
Suy thận
Các tính chất dược động học của insulin glulisine thường được giữ vững trên bệnh nhân suy thận. Tuy vậy, nhu cầu insulin có thể giảm khi có sự hiện diện của suy thận.
Suy gan
Các tính chất dược động học của insulin glulisine chưa được khảo sát trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan. Trên bệnh nhân suy gan, nhu cầu insulin có thể giảm do giảm khả năng tân sinh đường và giảm chuyển hoá insulin.
Người cao tuổi
Số liệu dược động học trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi còn hạn chế. Sự suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến giảm nhu cầu insulin.
Trẻ em và thiếu niên
Không có đủ thông tin lâm sàng về việc sử dụng insulin glulisine trên trẻ em dưới 6 tuổi.
Làm gì khi dùng quá liều?
Hạ đường huyết có thể xảy ra như một hệ quả của hoạt tính insulin quá cao so với thức ăn ăn vào và sự tiêu hao năng lượng.
Có thể điều trị cơn hạ đường huyết nhẹ bằng cách cho uống glucose hoặc sản phẩm chứa đường. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường lúc nào cũng nên mang theo một ít đường viên, kẹo, bánh qui hoặc nước trái cây có đường.
Có thể điều trị cơn hạ đường huyết nặng, khi bệnh nhân trở nên mất tri giác, bằng glucagon (0,5 – 1 mg) tiêm bắp hoặc tiêm dưới da bởi một người đã được hướng dẫn thích hợp hoặc bằng glucose tiêm tĩnh mạch. Glucose cũng được tiêm tĩnh mạch nếu bệnh nhân không đáp ứng với glucagon trong vòng 10 – 15 phút. Khi đã lấy lại tri giác, nên cho bệnh nhân dùng carbohydrate bằng đường uống để đề phòng tái phát.
Sau khi tiêm glucagon, nên theo dõi bệnh nhân trong bệnh viện để tìm lý do hạ đường huyết nặng và ngăn ngừa các cơn tương tự khác.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Apidra SoloStar, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Rất thường gặp, ADR > 1/10
- Chuyển hoá: Hạ đường huyết.
Thường gặp, 1/100 < ADR < 1/10
- Da và mô dưới da: Phản ứng tại chỗ tiêm và phản ứng dị ứng tại chỗ (đỏ, sưng, ngứa tại chỗ tiêm).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Quá mẫn: Phản ứng dị ứng toàn thân (mày đay, tức ngực, khó thở, viêm da dị ứng và ngứa, phản ứng phản vệ).
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
- Da và mô dưới da: Loạn dưỡng mỡ.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Các phản ứng dị ứng tại chỗ có thể xảy với bất cứ loại insulin nào và có thể xảy ra trong vòng 1 – 3 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Các phản ứng tại chỗ thường tương đối nhẹ và thường hết trong vài ngày hoặc tuần. Kỹ thuật tiêm kém cũng góp phần vào phản ứng tại chỗ. Biểu hiện mẫn cảm tức thì thường xảy ra trong vòng 30 – 120 phút sau khi tiêm, có thể kéo dài trong vài giờ hoặc ngày và thường tự hết.
Dị ứng insulin thực sự hiếm có, biểu hiện bằng nổi mày đay toàn thân, nốt phỏng, khó thở, thở khò khè, hạ huyết áp, tim đập nhanh, vã mồ hôi, phù mạch và phản vệ. Các phản ứng này chủ yếu xảy ra khi dùng insulin ngắt quãng hoặc ở người có kháng thể kháng insulin tăng trong máu.
Nhiều trường hợp nặng đòi hỏi phải sẵn sàng cấp cứu. Người bệnh nào đã có phản ứng dị ứng nặng phải được làm test da trước khi dùng bất cứ thuốc insulin mới nào. Có thể giải mẫn cảm cho người bệnh có tiềm năng dị ứng. Vì thường hay bị dị ứng với insulin bò hoặc lợn, hoặc protamine, hoặc protein, có thể ngăn chặn các phản ứng dị ứng về sau bằng cách thay thế một insulin chứa ít protein (như các insulin tinh chế bao gồm insulin người) hoặc không chứa protamine.
Nếu có hiệu ứng Somogyi, giảm liều buổi chiều insulin tác dụng trung gian hoặc tăng bữa phụ tối. Nếu có hiện tượng bình minh, tăng liều buổi tối insulin tác dụng trung gian và/hoặc tiêm muộn (như tiêm vào lúc đi ngủ, không tiêm vào bữa chiều).
ADR phổ biến nhất của insulin là hạ glucose huyết và có thể cả hạ kali huyết. Đặc biệt chú ý đến người có nguy cơ cao như đói, có đáp ứng kém chống lại hạ glucose huyết (như người bệnh có bệnh thần kinh thực vật, suy tuyến yên hoặc thượng thận, người dùng thuốc chẹn beta) hoặc người dùng thuốc giảm kali.
Nồng độ glucose và kali huyết phải được theo dõi sát khi insulin được truyền tĩnh mạch. Thay đổi nhanh nồng độ glucose huyết có thể thúc đẩy biểu hiện hạ glucose huyết bất luận nồng độ glucose huyết là bao nhiêu.
Có thể giảm nguy cơ tiềm ẩn hạ glucose huyết muộn sau ăn do insulin tác dụng nhanh bằng thay đổi giờ ăn, số lần ăn, lượng ăn, thay đổi tập luyện, giám sát thường xuyên glucose huyết, điều chỉnh liều insulin và/hoặc chuyển sang insulin tác dụng nhanh hơn (như insulin lispro, insulin glulisine).
Hạ glucose huyết nặng và thường xuyên xảy ra là một chỉ định tuyệt đối thay đổi phác đồ điều trị. Người đái tháo đường trước khi lái xe, phải kiểm tra glucose huyết và phải có biện pháp tránh hạ glucose huyết (nguồn cung cấp glucose) trên xe.
Xử lý hạ glucose huyết: Đối với hạ glucose nhẹ, tốt nhất là cho qua miệng 10 – 20 g glucose, hoặc bất cứ thức ăn dạng carbohydrate chứa glucose như nước cam hoặc nước quả, đường, đường phèn... Liều lượng có thể lặp lại 15 phút sau nếu glucose huyết vẫn dưới 70 mg/dL (tự đo) hoặc vẫn còn triệu chứng của hạ glucose huyết. Một khi glucose huyết trở lại bình thường, nên ăn một bữa nếu gần đến giờ ăn hoặc ăn một bữa phụ.