Tannic acid
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Tannic acid là gì?
Tannic acid là dạng đặc biệt của tanin, một loại polyphenol. Tannic acid có tính axit yếu do sự hiện diện của một số nhóm chức phenol. Tannic acid thường được tìm thấy trong mô thực vật của một số loại cây như hồng, trà, cà phê, lựu,... Những cây này khi chưa trưởng thành đều chứa hàm lượng tannic acid rất cao.
Tannic acid có cấu trúc rất phức tạp, sau khi thủy phân thường tạo ra glucose, axit gallic hoặc các axit polyphenolic khác. Tanin có vị đắng, đặc tính làm se, bảo vệ tránh côn trùng.

Thời xa xưa, tannic acid đã được dùng kết hợp cùng than hoạt tính và oxit magiê trong thuốc giải độc phổ rộng, mang lại tác dụng hấp thụ chất độc tốt hơn bất kỳ thành phần nào. Tuy nhiên, ngày nay người ta phát hiện than hoạt tính sau khi ngâm axit tannic ít nhiều làm bất hoạt nó, sự kết hợp vì thế cũng trở nên kém hiệu quả.
Nhiều người dùng thuật ngữ tannic acid và tanin để thay thế cho nhau, tuy nhiên chúng không hoàn toàn là một mà có những điểm khác nhau. Cụ thể, tannic acid là một hình thức cụ thể của tanin thương mại, được tạo thành từ một hỗn hợp của các hợp chất thực vật. Còn tanin là một nhóm polyphenol. Sự khác biệt chính giữa hai thành phần này là tanin là một loại phân tử hữu cơ xuất hiện trong các mô thực vật, trong khi tannic acid là một loại tanin và có tính axit yếu.
Tannic acid là thành phần quen mặt trong nhiều mỹ phẩm chăm sóc da, đặc biệt cho vùng da mụn, bỏng hay bọng mắt. Hợp chất này xuất hiện trong toner, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, kem trị mụn, kem tan bọng mắt,…
Điều chế và sản xuất Tannic acid
Tannic acid thương mại có công thức hóa học C76H52O46, thường được chiết xuất từ nhiều nguồn, như vỏ quả Tara (Caesalpinia spinosa), mật ong từ Rhus semialata hoặc Quercus infectoria hoặc lá sumac Sicilia (Rhus coriaria).
Cơ chế hoạt động
Tannic acid là nằm trong nhóm polyphenol, hoạt động yếu và có khả năng liên kết vững chắc với các protein và những hợp chất cao phân tử như amino axit hay alkaloid.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Stearic Acid là gì?
Stearic Acid hay còn gọi là sáp trứng cá, là một loại acid béo có nguồn gốc từ những loại động vật và thực vật thân mềm (phổ biến nhất là trong dầu thực vật).
Stearic Acid tồn tại ở thể hạt rắn không màu, không mùi, không tan trong nước, dễ cháy và không có độc. Chất này hiện đang được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên an toàn cho da.

Nhờ đặc tính tạo nhũ, ổn định nhũ, Stearic Acid được bổ sung vào công thức để giúp làm tăng độ xốp, độ dày sản phẩm. Cụ thể, trong công thức làm lotion và cream, Stearic Acid là một chất nhũ hóa giúp kết hợp nước và dầu.
Bên cạnh đó, Stearic Acid còn là chất bôi trơn hay chất xúc tác, tác nhân làm sạch, chất làm mềm (duy trì độ ẩm cho da) và có thể dùng trong trang điểm để che mờ nhược điểm. Stearic Acid được tìm thấy tự nhiên ở lớp da ngoài cùng như hàng rào bảo vệ và duy trì độ ẩm trên da.
Điều chế sản xuất
Stearic Acid được tạo ra bằng cách xử lý các chất béo và các loại mỡ thực vật với nước ở áp suất cao và nhiệt độ trên 200 độ C, dẫn đến quá trình thủy phân triglycerides. Sau đó, người ta mang hỗn hợp này qua công đoạn chưng cất. Stearic Acid thương mại thường là một hỗn hợp của Stearic Acid và palmitic.
Cách điều chế Stearic Acid thứ hai là từ tinh bột thông qua việc hydro hóa các axit béo không no trong dầu thực vật tổng hợp máy móc thông qua acetyl -CoA.
Cơ chế hoạt động
Là chất làm mềm nên Stearic Acid sẽ hoạt động bằng cách làm mềm và mịn da; đồngthời thúc đẩy hàng rào bảo vệ da chống lại sự mất nước và thậm chí làm giảm các dấu hiệu lão hóa.
Stearic Acid còn được đánh giá cao nhờ cơ chế như một chất hoạt động bề mặt, giúp làm sạch da bằng cách giúp dầu, nước và bụi bẩn liên kết với nhau, sau đó loại bỏ chúng ra khỏi bề mặt da một cách dễ dàng.
Không giống như các chất hoạt động bề mặt khác như ahem hay sulfat, Stearic Acid không những không làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da mà còn tạo ra kết cấu mịn, mượt mà tất cả chúng ta đều yêu thích.
Octocrylene là gì?
Octocrylene là một hợp chất hữu cơ, dẫn xuất của Benzophenone. Octocrylene tồn tại ở dạng lỏng, sền sệt, không màu, có khả năng tan trong dầu.
Trong mỹ phẩm chăm sóc da, Octocrylene là chất ổn định, đồng thời còn mang lại tác dụng chống nắng. Các nhà sản xuất bổ sung Octocrylene vào công thức sản phẩm chống nắng là nhờ vào khả năng trung hòa, phản xạ tia UV có trong ánh nắng mặt trời của chất này. Từ đó giúp bảo vệ da cũng như hạn chế đến mức thấp nhất các tác hại lên da khi đi ngoài nắng trong thời gian dài.

Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng kết hợp Octocrylene cùng với Avobenzone – một chất chống nắng thế hệ cũ và khá không ổn định nhằm mục đích giúp ổn định và tăng cường khả năng chống nắng của Avobenzone.
Như chúng ta đều biết, những thành phần chống nắng hóa học thường kém bền; tuy nhiên, với thành phần chống nắng Octocrylene lại không như thế. Octocrylene chống nắng rất bền (dù hiệu quả chống nắng thấp hơn các thành phần khác) nên nó có tác dụng rất tốt trong việc ổn định và cải thiện mức độ phủ da của các thành phần chống nắng khác. Đó là lý do vì sao có sự kết hợp giữa Octocrylene và Avobenzone để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, Octocrylene còn có công dụng của một chất làm mềm, giúp làm tăng khả năng hydrat hóa tế bào. Đây là một ưu điểm của Octocrylene do khi sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần sẽ giảm được nguy cơ gây khô da cũng như giảm tỷ lệ kích ứng da.

Một lợi thế khác nữa của hoạt chất Octocrylene là thành phần này có khả năng kết hợp với nhiều loại dầu khác. Chính vì đặc tính này mà Octocrylene được dùng như một chất nhũ hóa, giúp giữ ổn định và hòa trộn những thành phần khác. Đây chính là lý do các sản phẩm chống nắng hóa học có chứa Octocrylene, thường được bổ sung nhiều tác dụng khác.
Nhìn chung, Octocrylene được đánh giá cao đối với việc chăm sóc và bảo vệ làn da người sử dụng. Thành phần này đã được phê duyệt an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm trên phạm vi toàn cầu. Chính vì thế, chúng ta có thể tìm thấy Octocrylene trong các sản phẩm chống nắng cũng như rất dòng sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân khác.
Cơ chế hoạt động của Octocrylene
Octocrylene hay các thành phần chống nắng khác (oxybenzone, avobenzone, octisalate, homosalate, octinoxate) trong kem chống nắng đều có cơ chế hoạt động giống như một miếng bọt biển, hấp thụ các tia nắng mặt trời. Những loại kem chống nắng này có xu hướng dễ thoa vào da hơn mà không để lại cặn trắng.
Isopropyl Palmitate là gì?
Isopropyl Palmitate là một hợp chất được chiết xuất từ dầu cọ hay mỡ động vật. Isopropyl Palmitate không màu, không mùi và có khả năng làm mềm lan truyền nhanh.

Thành phần này có mặt trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da như kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, lăn khử mùi, nước hoa,… với vai trò là một chất làm đặc cho sản phẩm. Isopropyl Palmitate cũng có thể hoạt động như chất làm mịn giống silicon nên khi sử dụng da sẽ mềm mại và cảm giác lỗ chân lông được che phủ hơn.
Điều chế sản xuất Isopropyl Palmitate
Mặc dù có thể chiết xuất từ dầu cọ tự nhiên nhưng Isopropyl Palmitate trong mỹ phẩm hiện nay đều được điều chế từ phản ứng este hóa giữa metyl và rượu isopropyl. Đây là một hợp chất có thể tan trong dầu nhưng không tan trong nước.
Isoquercitrin là gì?
Tên quốc tế: Isoquercitrin
PubChem CID: 5280804
Tên gọi khác: Isoquercetin, Hirsutrin, 3-Glucosylquercetin, Isotrifoliin, Quercetin 3-O-glucoside.
Isoquercitrin là một chất thuộc nhóm Flavonoid. Flavonoid là hợp chất cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Flavonoid xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại cây và rau quả như táo, hành tây, anh đào và nhiều hơn nữa. Isoquercitrin thuộc về một nhóm sắc tố thực vật được gọi là Flavonols (nhóm nhỏ của Flavonoid) mang lại màu sắc cho nhiều loại trái cây, hoa và rau củ.
Tất cả các Flavonoid đều có cấu trúc hóa học cơ bản giống nhau, hàng ngàn Flavonoid riêng biệt được xác định trong tự nhiên trên vô số các sự thay thế và kết hợp độc đáo. Cấu trúc phân tử của những phân tử này giống như Quercetin, nhưng một trong những nhóm hydroxyl trên vòng C đã được thay thế bằng một phân tử đường. Trong phân tử isoquercitrin, glucose được gắn vào C-3 của Quercetin.
Công thức hóa học của Isoquercitrin là C21H20O12, trọng lượng phân tử là 464.4 g/mol.

Isoquercitrin có nhiệt độ nóng chảy khoảng 226 độ C và là một tinh thể màu vàng ở nhiệt độ phòng. Độ hòa tan của nó trong nước thấp, chỉ 25.9 mg/l ở nhiệt độ phòng. Nó trở nên sẫm màu hơn sau khi được hòa tan trong nước kiềm.
Điều chế sản xuất Isoquercitrin
Isoquercitrin phân bố rộng rãi trong thực vật, bao gồm cây hàm ếch hay tam bạch thảo (Saururus chinensis), diếp cá (Houttuynia cordata), đỗ quyên lá vàng (Rhododendron gold leaf), đỗ quyên, bạch quả (Ginkgo biloba), dâu tắm trắng (Morus mulberry),... Tuy nhiên, hàm lượng isoquercitrin trung bình trong tự nhiên thấp, chỉ khoảng vài phần nghì, nên phần lớn được điều chế bằng phương pháp tổng hợp.

Isoquercitrin có hàm lượng tự nhiên thấp trong thực vật, và nó thường được điều chế bằng phương pháp thủy phân axit, thủy phân áp suất cao và các phương pháp khác trong công nghiệp. Các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp sắc ký cột để tách đơn phân isoquercitrin ra khỏi dịch chiết thực vật. Tuy nhiên, do hàm lượng isoquercitrin tự nhiên trong cây trồng thấp nên phương pháp này không chỉ cho năng suất thấp mà còn phải thực hiện một khối lượng công việc lớn và tiêu tốn nhiều thuốc thử nên hạn chế phần lớn ứng dụng của nó trong thực tế công nghiệp.
Công nghệ sinh học như biến đổi vi sinh vật và biến đổi xúc tác bằng enzym, thực chất là một phản ứng trao đổi chất sử dụng các enzyme tự do hoặc enzym phức tạp để thay đổi cấu trúc của các hợp chất lạ. Nó có ưu điểm là điều kiện ôn hòa, tính chọn lọc mạnh, ít phụ phẩm, sạch và thân thiện với môi trường, giá thành rẻ. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Hiện nay, phương pháp thủy phân bằng enzyme có ưu điểm là điều kiện phản ứng nhẹ, tính đặc hiệu mạnh, dễ kiểm soát phản ứng, khắc phục được những khuyết điểm của phương pháp điều chế isoquercitrin nêu trên. Wu Di và cộng sự đã sử dụng α-L-rhamnosidase do vi sinh vật tạo ra để biến đổi rutin, kết quả cho thấy hiệu suất của Isoquercitrin là 49,4% và độ tinh khiết của nó có thể đạt 98,3% sau khi tinh chế bằng sắc ký cột silica gel. Sun Guoxia và cộng sự đã sử dụng hesperidinase để thủy phân rutin điều chế isoquercitrin, và sử dụng chất lỏng ion để tăng sản lượng của isoquercitrin. Tỷ lệ chuyển hóa của sản phẩm cuối cùng đạt 99,27 ± 0,55%.

Ozokerite là gì?
Sáp Ozokerite hay còn gọi là sáp đất là loại sáp khoáng có nguồn gốc từ than đá và đá phiến sét, được khai thác chủ yếu ở Đông Âu. Về mặt hóa học, Ozokerite bao gồm một hỗn hợp các Hydrocacbon khác nhau, chứa 85-87% trọng lượng là Carbon và 14-13% Hydro. Ozokerite có nhiều màu khác nhau từ màu vàng nhạt đến nâu sẫm hoặc màu đen ở dạng tinh khiết nhất, thường xuất hiện màu xanh lục do lưỡng sắc. Vì vậy, Ozokerite thường được tinh chế rất nhiều để trở thành màu trắng hoặc vàng để ứng dụng cho mỹ phẩm.

Chất này không tan trong nước và rượu, có thể hòa tan trong Ete, dầu mỏ, Benzen, nhựa thông, Cloroform, Carbon disulfide và các loại sáp đã đun nóng chảy khác. Ozokerite có điểm nóng chảy hơn hầu hết các loại sáp khác và kết cấu bền vững của sáp cũng giúp thành phẩm không bị giòn xốp dễ gãy.
Ưu điểm quan trọng nhất và lợi thế của chất này là thành phần độc đáo của nó. Ozokerite chứa một lượng lớn khoáng chất, Carbohydrate và các nguyên tố vi lượng khác có tác dụng tích cực đối với cơ thể con người. Đồng thời, sáp có dược tính tuyệt vời và rất mạnh và thường được sử dụng như một công cụ tuyệt vời có tác dụng chống viêm.
Trong lĩnh vực làm đẹp, sáp Ozokerite giúp tạo độ cứng, giữ cho sản phẩm dạng gel ổn định, đảm bảo sự đồng nhất màu sắc trong mỹ phẩm, nhũ tương. Chất này tương thích với hầu hết các loại dầu khoáng, dầu thực vật, sáp.
Điều chế sản xuất
Sau khi khai thác, Ozokerite được tinh chế bằng cách đun sôi trong nước với điểm nóng chảy là 58 – 100 độ C. Sáp nổi lên bề mặt và được tinh chế bằng Acid sulfuric và khử màu bằng than. Ozokerite có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với sáp dầu mỏ tổng hợp điển hình, một đặc tính cần thiết trong sản xuất giấy carbon, chất đánh bóng da, mỹ phẩm, chất cách điện và nến.
Cơ chế hoạt động
Do độ dẫn nhiệt thấp, Ozokerite không gây bỏng trên da. Sau khi tiếp xúc với da, Ozokerite cứng lại và bảo vệ da khỏi các lớp khoáng chất nóng. Có thể sử dụng Ozokerite với nhiệt độ 65 - 75 độ.
Nhựa và hóa chất trong Ozokerite có tác dụng kích thích trên da, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Do các thành phần của Ozokerite có đặc tính kháng sinh, chất này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, tái tạo.
Methylisothiazolinone là gì?

Methylisothiazolinone là một chất bảo quản có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm thuộc nhóm Isothiazolinene. Đây là một chất lỏng trong suốt, không màu, hòa tan trong nước.
Nhiều người hay gọi thành phần Methylisothiazolinone bằng kí hiệu ngắn gọn là MCI. Một số tên gọi khác của thành phần Methylisothiazolinone như: 4-Isothiazolin-3-one, 5-chloro-2-methyl-, 5-Chloro-N-methylisothiazolin-3-one và 5-Chloro-2-methyl-3(2H)-isothiazolone.
Thành phần Methylisothiazolinone cùng với thành phần Paraben được sử dụng khá phổ biến trong mỹ phẩm. Tuy nhiên Methylisothiazolinone lại là một hóa chất ăn mòn cao, vô cùng độc hại nếu hít, nuốt phải.
Methylisothiazolinone được đánh giá là một chất khá nhạy cảm cho da. Một số tác dụng phụ của chất này có thể kể đến như da bong vảy, bong tróc, da bị nổi mẩn đỏ, ngứa rát, nổi mụn và sưng ở vùng mắt. Methylisothiazolinone cũng bị nghi ngờ là một chất độc thần kinh.
Cơ chế hoạt động
Methylisothiazolinone giúp nâng cao tính an toàn và thời hạn sử dụng của sản phẩm bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm men. Nếu không có chất bảo quản như Methylisothiazolinon, sản phẩm sẽ có mùi khó chịu, đổi màu hoặc phát triển các loại nấm mốc tạo ra độc tố có hại cho sức khỏe.
PEG-75 Lanolin là gì?
PEG-75 Lanolin được sản xuất từ mỡ lông cừu (tiết ra từ tuyến bã nhờn của cừu), và nhanh chóng trở thành loại nguyên liệu dùng phổ biến trong rất nhiều mỹ phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân. Lanolin thường tồn tại ở dạng sáp, có màu hổ phách, nóng chảy ở nhiệt độ từ 48 - 52 độ C, tan được trong nước và cồn nhưng tan ít trong dầu khoáng. PEG 75 ổn định trong phạm vi pH từ 2 - 10.

PEG-75 Lanolin thường được etoxyl hóa để thu lấy nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm những sản phẩm có đặc điểm hòa tan hoàn toàn trong nước hoặc ở dạng dung dịch trong như pha lê ở mọi nồng độ. Những sản phẩm PEG-75 Lanolin tan được cả trong nước và nồng độ etanol trong nước lên đến 40%.
Trong sản xuất sản phẩm, liều lượng PEG-75 Lanolin được kiểm soát rất chặt chẽ nhằm mục đích đảm bảo sự thay đổi độ nhớt tối thiểu của các dung dịch nước.
Điều chế sản xuất
PEG 75 Lanolin được điều chế từ toàn bộ mỡ lông cừu - sản phẩm của tuyến bã nhờn cừu, thu được từ len lông cừu.
Olea Europaea Fruit Oil là gì?
Olea Europaea Fruit Oil (hay Olive Fruit Oil) chính là dầu oliu mà chúng ta quen dùng trong chế biến thực phẩm. Cũng giống như những loại dầu thực vật khác, Olea Europaea Fruit Oil cũng phổ biến trong chăm sóc da nhờ tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm, dưỡng da, nhất là với những làn da khô.
Olea Europaea Fruit Oil chứa nhiều chất béo, chất chống oxy hóa, vitamin E giúp da không bị tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím của ánh nắng mặt trời, tránh nguy cơ ung thư da, ức chế hình thành và tăng trưởng của các khối u.

Thành phần của Olea Europaea Fruit Oil chứa nhiều axit béo, trong đó chiếm (55-83%) là axit oleic, axit linoleic chiếm từ 3.5-20% còn axit palmitic là 7-20%. Nhờ chứa polyphenols, tocopherols (đều là các loại vitamin E) và carotenoids nên dầu oliu cũng có khả năng chống oxy hóa. Đồng thời, thành phần squalene có trong dầu oliu còn có công dụng dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt của da.
Những người sở hữu làn da khô dùng dầu oliu là một chọn lựa đáng tiền trong chăm sóc da. Tuy dầu oliu đều được chiết xuất từ oliu nhưng dựa theo mức độ tinh khiết mà phân làm nhiều loại khác nhau như sau:
-
Extra virgin
Chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào nên đây là loại dầu oliu tinh khiết nhất, tốt nhất được lấy từ nước ép đầu tiên. Vì thế, giá thành của nó là cao nhất trên thị trường.
Extra virgin oliu oil giữ được những tinh túy của ô liu và chứa hàm lượng chất dinh dưỡng toàn vẹn nhất gồm nhiều vitamin A, E, nhiều axit béo không bão hòa đơn, có nồng độ axit dưới 1% và các chất chống oxy hóa.
-
Virgin
Sau extra virgin thì virgin là loại dầu thu được từ nước ép đầu tiên của quả oliu nhưng theo phương pháp cơ học và vật lý với nồng độ axit cao hơn.
-
Pure
Đây là là loại dầu đã qua một số công đoạn xử lý loại bỏ tạp chất nên độ tinh khiết của dầu đã bị giảm đi nhiều (nhưng vẫn giữ được đặc tính vốn có). Pure oliu oil giá bán rẻ hơn hai loại trên, trên thị trường loại dầu này có tên là Olive oil.
-
Extra light / light hoặc Pomace
Là loại đã qua chế biến nhiều nhất, vì thế độ nguyên chất của nó cũng giảm đi đáng kể.

Điều chế sản xuất
Từ xa xưa, người ta đã biết chiết xuất dầu oliu bằng phương pháp thủ công, dùng các cối đá chuyên dụng để nghiền và ép các quả ô liu lấy ra dầu. Ngày nay, dầu oliu được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh với năng suất và hiệu quả cao để đủ đáp ứng cho người tiêu dùng.
L-valine là gì?
L-valine là đồng phân đối hình L của valine, hoạt chất có vai trò như một chất dinh dưỡng; vi chất dinh dưỡng; chất chuyển hóa tảo; chất chuyển hóa Saccharomyces cerevisiae; chất chuyển hóa ở người; chất chuyển hóa Escherichia coli và chất chuyển hóa của chuột. Vai trò của L-Valine là axit amin thiết yếu, có hoạt tính kích thích. Hoạt chất này thúc đẩy sửa chữa mô và phát triển cơ bắp. Thành phần này là một axit amin họ pyruvate có thể tạo protein, một valine và một axit amin L-alpha. Hoạt chất là một cơ sở liên hợp của một L-valinium, axit liên hợp của một L-valinat. Đồng thời L-valine cũng là một chất đồng phân đối quang của một D-valine, đồng phân của một zwitterion L-valine.
Điều chế sản xuất
Thủy phân protein, được tổng hợp bằng phản ứng của amoniac với axit alpha-chloroisovaleric. Các axit amin được kết hợp trong protein của động vật có vú là axit amin alpha, ngoại trừ proline, là axit alpha-imino. Điều này có nghĩa là chúng có một nhóm cacboxyl, một nhóm nitơ amin và một chuỗi bên được gắn với một cacbon alpha trung tâm.

Sự khác biệt về chức năng giữa các axit amin nằm trong cấu trúc của chuỗi bên của chúng. Ngoài sự khác biệt về kích thước, các nhóm phụ này mang điện tích khác nhau ở pH sinh lý (ví dụ, không phân cực, không tích điện nhưng có cực, tích điện âm, tích điện dương); một số nhóm kỵ nước (ví dụ, chuỗi phân nhánh và các axit amin thơm) và một số ưa nước (hầu hết các nhóm khác). Các chuỗi bên này có vai trò quan trọng đối với cách thức ổn định các bậc cao hơn của cấu trúc protein và là những bộ phận thân thiết của nhiều khía cạnh khác của chức năng protein.
Cơ chế hoạt động
L-valine được hấp thụ từ ruột non bằng quá trình vận chuyển tích cực phụ thuộc natri. Nồng độ trong máu và mô của các axit amin chuỗi nhánh (BCAA) bị thay đổi do một số bệnh và trạng thái sinh lý bất thường, bao gồm bệnh đái tháo đường, rối loạn chức năng gan, đói, suy dinh dưỡng protein-calo, nghiện rượu và béo phì. Những điều kiện này và các điều kiện khác đôi khi tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong các bể BCAA trong huyết tương.
Mặc dù các axit amin tự do hòa tan trong dịch cơ thể chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng khối lượng axit amin của cơ thể, nhưng chúng rất quan trọng đối với việc kiểm soát dinh dưỡng và trao đổi chất của protein trong cơ thể... Mặc dù ngăn huyết tương dễ lấy mẫu nhất, nhưng nồng độ của hầu hết các axit amin cao hơn trong các bể nội bào của mô.
Thông thường, các axit amin trung tính lớn, chẳng hạn như leucine và phenylalanin, về cơ bản ở trạng thái cân bằng với huyết tương. Những thứ khác, đặc biệt là glutamine, axit glutamic và glycine, tập trung nhiều hơn từ 10-50 lần trong vùng nội bào. Sự thay đổi chế độ ăn uống hoặc tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể về nồng độ của các axit amin tự do riêng lẻ trong cả hồ huyết tương và mô.
Sau khi ăn vào, protein bị biến tính bởi axit trong dạ dày, nơi chúng cũng bị phân cắt thành các peptit nhỏ hơn bởi enzim pepsin, được kích hoạt bởi sự gia tăng axit trong dạ dày xảy ra khi cho ăn. Sau đó, protein và peptit sẽ đi vào ruột non, nơi các liên kết peptit bị thủy phân bởi nhiều loại enzym. Các enzym đặc hiệu liên kết này bắt nguồn từ tuyến tụy và bao gồm trypsin, chymotrypsins, elastase và carboxypeptidases.
Sau đó, hỗn hợp kết quả của các axit amin tự do và các peptit nhỏ được vận chuyển vào các tế bào niêm mạc bởi một số hệ thống chất mang đối với các axit amin cụ thể và đối với các di - và tri-peptit, mỗi loại cụ thể đối với một số cơ chất peptit giới hạn. Sau khi thủy phân nội bào của các peptit được hấp thụ, các axit amin tự do sau đó được tiết vào máu cổng bởi các hệ thống chất mang cụ thể khác trong tế bào niêm mạc hoặc tiếp tục được chuyển hóa trong chính tế bào. Các axit amin được hấp thụ sẽ đi vào gan, nơi một phần của các axit amin được tiếp nhận và sử dụng; phần còn lại đi vào hệ tuần hoàn và được sử dụng bởi các mô ngoại vi.
Sự tiết protein vào ruột vẫn tiếp tục ngay cả trong điều kiện cho ăn không có protein, và lượng nitơ mất đi trong phân (tức là nitơ bị mất khi vi khuẩn trong phân) có thể chiếm 25% lượng nitơ mất đi bắt buộc. Trong hoàn cảnh ăn kiêng này, các axit amin được tiết vào ruột dưới dạng thành phần của các enzym phân giải protein và từ các tế bào niêm mạc bong tróc là nguồn axit amin duy nhất để duy trì sinh khối vi khuẩn đường ruột... Các con đường mất axit amin nguyên vẹn khác là qua nước tiểu và qua da và rụng tóc. Những tổn thất này là nhỏ so với những tổn thất được mô tả ở trên, nhưng vẫn có thể có tác động đáng kể đến các ước tính về yêu cầu, đặc biệt là trong tình trạng dịch bệnh.
Leucine là gì?
Trong quá trình tổng hợp cơ bắp, Leucine là một axit amin thiết yếu không thể thiếu. Leucine chứa một nhóm alpha-amino, axit alpha-cacboxylic và một nhóm isobutyl chuỗi bên. Điều này khiến nó trở thành một axit amin chuỗi phân nhánh. Axit amin chuỗi nhánh cần được lấy từ các nguồn thực phẩm do nó không thể được sản xuất bởi cơ thể. Các axit amin này được phân hủy trong cơ thay vì gan, giúp tăng cường sản xuất năng lượng và tổng hợp cơ trong quá trình tập luyện.

Leucine được tìm thấy trong protein cũng như những axit khác. Leucine là loại axit amin kỵ nước. Dù là axit amin thiết yếu của cơ thể nhưng nó không thể tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn.
Trong thịt, cá, gia cầm đều có leucine. Leucine kích thích sự tổng hợp protein, giúp cơ thể để xây dựng cơ bắp và có thể giúp giải phóng các tiền chất gluconeogen như alanine.
Khi tập aerobic ( từ 11-33%), hay tập thể dục (30%) ở cường độ cao Nồng độ leucine giảm đáng kể . Nồng độ leucine giảm và lượng dự trữ glycogen giảm trong quá trình tập luyện aerobic.
Ở xung quanh chúng ta có rất nhiều loại thực phẩm giàu leucine, những loại thực phẩm mà bạn thường sử dụng hàng ngày. Nó được tìm thấy trong nhiều nguồn protein kể cả ở thực vật và động vật chẳng hạn như thịt, phô mai và thực vật.
Danh sách một số nguồn thực phẩm hàng đầu của leucine dưới đây, bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày.
- Trứng
- Tảo xoắn
- Thịt nai
- Gà
- Yến mạch
- Cá ngừ
- Thịt bò
- Đậu lăng
- Phô mai
- Hạt mè
- Đậu phộng
- Mầm lúa mì
- Hạt giống cây gai dầu
Điều chế sản xuất Leucine
l -Leucine, là một axit amin chuỗi nhánh cần thiết cho con người và động vật, gần đây đang thu hút nhiều sự chú ý vì tiềm năng của nó đối với nhu cầu thị trường đang tăng nhanh. Khả năng ứng dụng đa dạng từ chất điều vị, phụ gia thức ăn chăn nuôi và các thành phần trong mỹ phẩm đến các chất dinh dưỡng đặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm và y tế. Lên men vi sinh là phương pháp chính để sản xuất l -leucine bằng cách sử dụng Escherichia coli và Corynebacterium glutamicum làm vi khuẩn chủ.
Tổng quan này cung cấp một cái nhìn tổng quan về con đường trao đổi chất của l-leucine (tức là hệ thống sản xuất, xuất nhập khẩu) và nêu bật các cơ chế điều hòa chính của operon ở E.coli và C.glutamicum sinh tổng hợp l -leucine. Ở đây tóm tắt các xu hướng hiện tại trong các kỹ thuật chuyển hóa và các chiến lược để điều khiển các chủng sản xuất l -leucine. Trong tương lai để tạo ra các chủng có lợi trong công nghiệp đang được nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học.
Cơ chế hoạt động của Leucine
Chỉ amino acid leucine duy nhất có khả năng điều hòa sự tổng hợp protein của cơ bắp. Nó là một phần để bổ sung trong chế độ ăn kiêng, nó còn được phát hiện làm giảm sự thoái hoá mô cơ bằng cách làm tăng sự tổng hợp các protein của cơ. Điều này được thấy ở thí nghiệm những con chuột già.
Glycyrrhiza Inflata Root Extract là gì?

Glycyrrhiza Inflata Root Extract hay còn gọi là chiết xuất cam thảo tồn tại ở dạng dung dịch, mùi giống mùi sâm, màu nâu đậm, tan trong nước và không tan trong dầu. Chúng được bảo quản khi dùng với Sodium Benzoate, Potassium Sorbate ở tỉ lệ nhỏ với nhiệt độ từ 10 – 25 độ C. Ngoài các đặc tính trên cam thảo còn được sử dụng để giữ màu khi nhuộm tóc.
Glycyrrhiza Inflata Root Extract có các thành phần chính bao gồm Water, Glycerin, Root Extract, Glycyrrhiza Glabra. Theo các nhà nghiên cứu thì hoạt chất này có tác dụng làm trắng da vượt trội, phục hồi làn da bị rám nắng và ngứa rát. Ngoài ra, chất Licochalcone trong Glycyrrhiza Inflata Root Extract còn giúp kiểm soát lượng dầu trên da. Đây cũng là một trong những giải pháp hiệu quả cho những người đang bị mụn trứng cá và da nhờn.
Trong mỹ phẩm, Glycyrrhiza Inflata Root Extract thường được sử dụng bởi 1 trong 3 loại cam thảo dưới đây. Mỗi loại có một công dụng hay một đặc tính riêng biệt gồm: Glycyrrhiza Inflata, Glycyrrhiza Gcabra và Glycyrrhiza Uralensis.
Trong y học cổ truyền, đây là loại dược liệu được sử dụng lâu đời có công dụng cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong cam thảo có chứa Flavonoid, Glycosides… là những chất có khả năng chống oxy hóa. Do đó, Glycyrrhiza Inflata Root Extract đang dần được ứng dụng vào các sản phẩm làm đẹp.
Điều chế sản xuất
Glycyrrhiza Inflata Root Extract được chiết xuất từ rễ cây cam thảo, một loài thực vật có hoa thuộc chi Cam thảo trong họ Đậu, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải.
Betamethason dipropionat là gì?
Betamethason là một corticosteroid tác dụng kéo dài có đặc tính ức chế miễn dịch và chống viêm. Betamethason thường được sử dụng tại chỗ để kiểm soát các tình trạng viêm da có đáp ứng với corticosteroid như viêm da cơ địa hay bệnh vảy nến.

Betamethason thoa tại chỗ thường có sẵn ở dạng kem, gel, thuốc mỡ, kem dưỡng da hoặc dạng xịt. Các công thức Betamethason tại chỗ thường được bào chế với một trong hai loại muối là Betamethasone dipropionat hoặc Betamethason valerat. Hiệu lực của mỗi công thức Betamethason có thể khác nhau tùy thuộc vào loại muối được sử dụng.
Betamethason dipropionat chứa hai este, điều này làm cho thuốc hoà tan trong chất béo tốt hơn và khả năng thẩm thấu vào da tốt hơn. Do đó, Betamethason dipropionat sẽ mạnh hơn Betamethason valerat vì valerat chỉ chứa một este.
Điều chế sản xuất Betamethason dipropionat
Betamethason dipropionat so với các steroid khác sẽ có ưu điểm hoà tan lipid cao và thấm qua da tốt hơn. Betamethason dipropionat được sử dụng rộng rãi cho các bệnh lý da không nhiễm trùng, giúp giảm viêm và ngứa. Tuy nhiên, sản phẩm Betamethason dipropionat có yêu cầu cao về tạp chất, hiệu suất tinh chế thấp trong thời gian dài và một số tạp chất cụ thể khiến thuốc không đáp ứng được các yêu cầu của dược điển tiêu chuẩn cao như của Châu Âu.
Trong đó, sản phẩm Betamethason dipropionat thô được điều chế bằng quy trình truyền thống có hàm lượng tạp chất vượt xa quy định của dược điển Châu Âu. Do vấn đề cấp bách đó, hiện nay lĩnh vực kỹ thuật phát triển ra phương pháp mới để tinh chế Betamethason dipropionat nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm và duy trì năng suất cao.

Tinh chế Betamethason dipropionat thô bằng cách sử dụng hỗn hợp dung môi acetone và dung môi hữu cơ ankan. Các tạp chất của Betamethason dipropionat luôn được hoà tan ở mức độ cao hơn trong quá trình tinh chế và sản phẩm Betamethason dipropionat tinh khiết sẽ được tách ra để có thể kiểm soát hiệu quả loại bỏ tạp chất.
Betamethason dipropionat tinh chế được cải thiện từ 97% lên đến hơn 99,5%. Phương pháp cụ thể bao gồm 4 bước sau:
- Bước 1: Thêm acetone vào sản phẩm Betamethason dipropionat thô để thu được dung dịch acetone của Betamethason dipropionat.
- Bước 2: Làm mất màu dung dịch acetone Betamethason dipropionat và lọc để thu được dung dịch acetone Betamethason dipropionat đã mất màu.
- Bước 3: Tiến hành chưng cất giảm áp suất dung dịch acetone Betamethason dipropionat đã khử màu để thu được dung dịch acetone Betamethason dipropionat đậm đặc.
- Bước 4: Nhỏ giọt dung môi hữu cơ ankan vào dung dịch acetone Betamethason dipropionat đậm đặc và thực hiện khuấy, kết tinh, đứng, lọc và sấy khô để thu được sản phẩm tinh chế Betamethason dipropionat.
Cơ chế hoạt động
Glucocorticoid ức chế quá trình apoptosis và phân tách bạch cầu trung tính, đồng thời ức chế NF-Kappa B và các yếu tố phiên mã gây viêm khác. Chúng cũng ức chế phospholipase A2, dẫn đến giảm sự hình thành các dẫn xuất của acid arachidonic. Ngoài ra, glucocorticoid còn thúc đẩy các cytokine chống viêm như interleukin-10.

Corticosteroid như betamethasone có thể hoạt động thông qua các con đường liên quan hoặc không liên quan đến gen. Quá trình liên quan đến gen diễn ra chậm hơn và xảy ra khi glucocorticoid kích hoạt các thụ thể glucocorticoid. Sau đó, bắt đầu các tác động xuôi dòng nhằm thúc đẩy quá trình phiên mã của các gen chống viêm, bao gồm phosphoenolpyruvate carboxykinase (PEPCK), chất đối kháng thụ thể IL-1 và tyrosine amino transferase (TAT).
Mặt khác, con đường không liên quan đến gen có thể tạo ra phản ứng nhanh hơn bằng cách điều chỉnh hoạt động của tế bào T, tiểu cầu và bạch cầu đơn nhân thông qua việc sử dụng các thụ thể gắn màng và chất truyền tin thứ hai.
Sản phẩm liên quan








