Sorbitan Isostearate
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Sorbitan isostearate là gì?
Tên quốc tế: Sorbitan isostearate
PubChem CID: 91886584
Tên gọi khác: Sorbitan, monoisooctadecanoate; 1-Deoxy-D-glucofuranose 6-(16-methyheptadecanoate)...
Este axit béo sorbitan là các axit béo mono, di- và triesters của axit béo và anhydrit hexitol có nguồn gốc sorbitol, trong đó Sorbitan isostearate được hình thành bằng sự kết hợp các phần của axit isostearic - một axit béo với thành phần đường sorbitol. Nó có thể được sản xuất từ nguồn gốc thực vật hay động vật, tuy nhiên hiện nay dạng sản xuất từ nguồn gốc động vật không còn được ưa chuộng, do đó dạng chiết xuất từ thực vật là chủ yếu và áp dụng rộng rãi.
Sorbitan isostearate có công thức hóa học là C24H46O6. Trọng lượng phân tử là 430.626 g/mol. Một liều lượng thấp khoảng 2% có thể được sử dụng để ổn định chất nhũ tương và độ an toàn của nó đã được thiết lập ở nồng độ lên đến 25%, mặc dù Sorbitan isostearate hiếm khi được sử dụng ở nồng độ trên 10% trong các công thức chăm sóc da.

Tính chất của Sorbitol isostearate:
-
Tương tự như axit béo lỏng isostearic axit;
-
Hoạt động như một chất làm sạch nhẹ và chất nhũ hóa;
-
Giúp ổn định công thức nước trong dầu;
-
Không dễ bị vỡ khi tiếp xúc với không khí.
Điều chế sản xuất Sorbitan isostearate
Các este sorbitan nói chung được tạo ra bằng cách phản ứng polyol sorbitol với một axit béo, cụ thể sorbitan isostearate được tạo ra từ isostearic acid và sorbitol. Cả sorbitol và axit béo đều có nguồn gốc tự nhiên và được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Từ thành phần hóa học được chế xuất, Sorbitan isostearate sẽ tham gia vào dây chuyền sản xuất ra các sản phẩm làm đẹp từ sản phẩm chăm sóc da, dưỡng ẩm da, đến sản phẩm phục vụ nhu cầu trang điểm của các chị em phụ nữ.

Cơ chế hoạt động
Sorbitan isostearate là một thành phần giúp nước và dầu trộn đều với nhau, còn gọi là chất nhũ hóa tạo ra chất nhũ tương. Nó đặc biệt được khuyên dùng cho các loại kem bảo vệ, kem dưỡng chăm sóc em bé và kem làm mềm da đa năng.
Sorbitan isostearate cũng giúp phân tán các hạt không hòa tan (ví dụ như sắc tố màu hoặc chất chống nắng kẽm/titanium dioxide). Do đó, Sorbitan isostearate là chất hoạt động bề mặt, dùng làm kem lót, giúp tán phấn khi trang điểm, đặc biệt giúp làm đều kem chống nắng và kem nền, dùng được cho hỗn hợp lạnh, khả năng chống phân cực dầu cực tốt.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Almond là gì?

Almond là tên gọi của hạnh nhân, loại hạt từ quả hạnh đào, một loài thực vật phát triển tốt với khí hậu Địa Trung Hải, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đây là loại hạt lâu đời nhất trên thế giới, được trồng nhân rộng ra dọc theo bờ biển Địa Trung Hải và miền Nam Châu Âu.
Tuy nhiên, Almond được trồng nhiều nhất ở California với sản lượng lên đến 80% sản lượng thế giới.
Ngày nay, Almond gắn liền với nền nông nghiệp nước Mỹ, nơi xuất khẩu đến 70% lượng hạnh nhân tiêu thụ trên toàn thế giới. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao nên loại hạt này được ứng dụng để chế biến nhiều sản phẩm khác như sữa hạnh nhân, nguyên liệu chế biến các món ăn thức uống… và cả mỹ phẩm.
Ở Việt Nam, cây Almond được trồng nhiều ở vùng Bắc Trung Bộ thuộc các tỉnh như Sapa, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An,… Hiện nay, trên thị trường có hai loại Almond khác nhau là hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng (xen lẫn vị cay). Do mỗi loại có vị đặc trưng nên chúng cũng được ứng dụng vào các sản phẩm khác nhau.
Thành phần dinh dưỡng
Hạnh nhân có rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Trung bình trong 100g hạnh nhân sẽ chứa giá trị dinh dưỡng gồm:
Axit pantothenic (vit. B5) 0,3mg (6%), đường 5g, canxi 248mg (25%), chất béo không no đa 12g, kẽm 3mg (30%), kali 728mg (15%), magiê 275mg (74%), niacin (vit. B3) 4mg (27%), carbohydrates 20g, sắt 4mg (32%), axit folic (vit. B9) 29μg (7%), chất béo không no đơn 32g, protein 22g, phốt pho 474 mg (68%), thiamin (vit. B1) 0.24 mg (18%), riboflavin (Vit. B2) 0.8 mg (53%), vitamin B6 0.13 mg (10%), chất béo 51g, vitamin E 26.22 mg (175%), chất xơ thực phẩm 12g, chất béo no 4g.
Với những thành phần và giá trị dinh dưỡng như vậy nên Almond rất được ưa chuộng và mang lại nhiều lợi ích cho bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư, tiểu đường, não bộ... nếu được sử dụng hàng ngày.
Tea Tree Oil là gì?
Tea Tree Oil (Tinh dầu tràm trà) là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, được chiết xuất từ lá cây trà (Melaleuca alternifolia), mọc ở vùng đầm lầy ven biển phía Đông Nam Queensland và bờ biển Đông Bắc New South Wales của nước Úc. Tinh dầu có mùi thơm đặc trưng khiến người dùng cảm thấy thư giãn, dễ chịu.

Tea Tree Oil có thành phần hóa học gồm 28 – 30 hợp chất khác nhau, trong đó chủ yếu là:
Terpinen-4-ol (46,6%): Nguyên liệu dùng để sản xuất các loại thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới dạng thuốc bôi hoặc dạng hít.
Cineol (1,8 – 2,4%): Có mùi thơm mát, hơi cay, được dùng trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm (đặc biệt là nước hoa) và trong các sản phẩm xua đuổi côn trùng. Chất này còn là phụ gia cho thuốc lá.
Terpinenene: Chiếm 10 – 25% và Terpinene chiếm 18,6 – 23,65%.
Những người thổ dân ở Úc có truyền thống sử dụng Tea Tree Oil như một chất khử trùng (diệt vi trùng) và một loại thuốc thảo dược.
Ngày nay, việc sử dụng tinh dầu này để bôi ngoài da được khuyến khích đối với nhiều tình trạng khác nhau như mụn trứng cá, nấm da chân, chấy, nấm móng tay, vết cắt, nhiễm trùng ve ở đáy mí mắt và côn trùng cắn.
Điều chế sản xuất
Tea Tree Oil được tạo ra từ quá trình chưng cất hơi nước của lá cây trà ở Úc.
Cơ chế hoạt động
Các hoạt chất trong Tea Tree Oil có khả năng giết chết các loại vi khuẩn gây mụn, gây nấm và giúp giảm phản ứng dị ứng da. Dựa vào những công dụng này mà Tea Tree Oil được sử dụng phổ biến trong ngành mỹ phẩm, làm đẹp, nhất là trong các sản phẩm trị mụn.
Ethylparaben là gì?
Ethylparaben là este ethyl của axit p-hydroxybenzoic. Ethylparaben là một trong những chất thuộc nhóm các hợp chất gọi là paraben (cùng methylparaben, butylparaben, isobutylparaben và propylparaben).

Paraben từng được dùng phổ biến trong công thức của các sản phẩm mỹ phẩm với vai trò của một chất bảo quản. So với các chất bảo quản khác, paraben được ưa chuộng bởi tính chất nhẹ nhàng, không nhạy cảm và hiệu quả cao của nó.
Ngoài ra, paraben nói chung, Ethylparaben nói riêng có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật dưới dạng axit p-hydroxybenzoic (PHBA). Trên thực tế, paraben được sử dụng trong mỹ phẩm giống hệt với những chất có trong tự nhiên. Nếu paraben được hấp thụ qua da, cơ thể con người có thể nhanh chóng chuyển hóa chúng thành PHBA và loại bỏ chúng.

Tuy nhiên, thời gian qua, có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc sử dụng paraben do nhóm các hợp chất này bị cáo buộc liên quan đến các vấn đề sức khỏe.
Cetrimonium Chloride là gì?
Cetrimonium Chloride, Cetrimonium Bromide và Steartrimonium Chloride là các muối amoni bậc bốn được dùng rất phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Cetrimonium Chloride có đặc tính như tan trong nước, là chất hoạt động bề mặt và có khả năng kháng khuẩn, chống viêm.

Cetrimonium Chloride tồn tại ở dạng chất lỏng màu vàng nhạt, mùi nồng, có thể tương thích với chất hoạt động bề mặt không ion, cation và các dung môi phân cực. Nhờ những đặc tính kể trên mà các nhà sản xuất chuộng sử dụng Cetrimonium Chloride trong các sản phẩm chăm sóc tóc để giúp người dùng giải quyết các vấn đề hư tổn của tóc do làm tóc và nhiệt độ quá cao.
Bên cạnh đó, Cetrimonium Chloride còn được sử dụng như là một loại chất hoạt động bề mặt hiệu quả, nó có khả năng cân bằng điện tích trên bề mặt tóc giúp tóc mượt mà hơn trong thời tiết lạnh, khô…
Human Serum Albumin là gì?
Albumin là protein quan trọng nhất của huyết thanh, chiếm 58-74% lượng protein toàn phần. Albumin có vai trò trong việc duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương, giữ cho nước không rò rỉ ra ngoài mạch máu. Albumin cung cấp axit amin trong quá trình tổng hợp protein ở ngoại vi. Khi người bệnh đang điều trị, albumin có thể liên kết, vận chuyển các chất có phân tử lượng nhỏ như bilirubin, hormon steroid, acid béo và những hoạt chất thuốc trong máu đi khắp cơ thể.

Trong cơ thể chúng ta, gan là cơ quan duy nhất sản xuất Albumin và cũng rất nhạy cảm với tổn thương ở gan. Nồng độ Albumin thể hiện rõ tình trạng chức năng của gan, albumin giảm khi gan bị suy yếu ở người mắc bệnh thận, suy dinh dưỡng hoặc viêm nhiễm,... Đây là một sự gia tăng tương đối và xảy ra khi mà khối lượng huyết tương giảm.
Albumin liên kết với nước, cation (như Ca2 +, Na + và K +), axit béo, hormone, bilirubin, thyroxine (T4) và dược phẩm (bao gồm cả barbiturat). Albumin chiếm khoảng 50% tổng hàm lượng protein ở người khỏe mạnh.
Điều chế sản xuất Human Serum Albumin
Cách điều chế ra huyết thanh là quá trình cho máu đông lại một thời gian nhất định. Quá trình tiếp theo là đun ống bằng que thử như vậy sẽ loại bỏ máu đông, tiếp đến là ly tâm ống. Các quá trình trên hoàn tất, chúng ta thu được huyết thanh.
Cơ chế hoạt động của Human Serum Albumin
Albumin giúp tăng thể tích huyết tương tuần hoàn, giảm độ nhớt, giảm sự cô đặc của máu. Albumin như một protein có thể vận chuyển lưu thông, liên kết các vật liệu, thuốc độc hại, tự nhiên và trị liệu. Albumin người chiếm hơn 50% tổng protein trong huyết tương, thành phần này chiếm khoảng 10% hoạt động tổng hợp protein của gan. Albumin 25% ở người có tác dụng tăng cường tương ứng.
Gellan Gum là gì?
Gellan gum, chỉ số quốc tế là E418, là một chất phụ gia thực phẩm được sử dụng để thay thế cho Gelatin và thạch Agar, hiện được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến bao gồm mứt, kẹo, thịt và sữa thực vật.

Chất phụ gia thực phẩm này thường được sử dụng để kết dính, ổn định hoặc tạo kết cấu cho thực phẩm đã qua chế biến, tương tự như các chất tạo gel khác như Guar gum, Carrageenan, thạch Agar và Xanthan gum.
Gellan gum là một Polysaccharide anion hòa tan trong nước được tạo ra bởi vi khuẩn Sphingomonas elodea. Vi khuẩn sản sinh Gellan được phát hiện và phân lập vào năm 1978 từ mô cây hoa loa kèn trong ao nước tự nhiên ở Pennsylvania.
Gellan gum có thể chịu được nhiệt 120 độ C, được xác định là một chất tạo gel đặc biệt hữu ích trong việc nuôi cấy vi sinh vật ưa nhiệt. Chỉ cần khoảng một nửa lượng Gellan gum dưới dạng thạch có thể đạt được độ bền gel tương đương, mặc dù kết cấu và chất lượng chính xác phụ thuộc vào nồng độ của các điện tích dương hóa trị hai. Gellan gum cũng được sử dụng làm chất tạo gel trong nuôi cấy tế bào thực vật trên đĩa Petri, vì nó tạo ra một chất gel rất trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích tế bào và mô bằng kính hiển vi quang học.
Là một chất phụ gia thực phẩm, Gellan gum lần đầu tiên được phép sử dụng trong thực phẩm ở Nhật Bản năm 1988, sau đó đã được nhiều quốc gia khác như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu chấp thuận sử dụng trong thực phẩm, phi thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm...
Gellan gum được sử dụng trong các loại sữa có nguồn gốc thực vật để giữ cho Protein thực vật lơ lửng trong sữa. Thành phần này cũng đã trở nên phổ biến trong ẩm thực cao cấp, đặc biệt là trong ẩm thực phân tử để tạo ra các loại gel có hương vị. Đầu bếp người Anh Heston Blumenthal và đầu bếp người Mỹ Wylie Dufresne được xem là những đầu bếp đầu tiên kết hợp Gellan gum vào ẩm thực tại nhà hàng cao cấp.
Điều chế sản xuất
Gellan gum là chất phát triển tự nhiên trên hoa súng.
Trong quy trình sản xuất nhân tạo, Gellan gum được sản xuất bằng cách lên men đường với trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas elodea, bao gồm một đơn vị lặp lại của các Monome, Tetrasaccharide, là hai gốc của D-glucose và một trong mỗi gốc của axit D-glucuronic và L-rhamnose.
Cơ chế hoạt động
Gellan gum khi được ngậm nước thích hợp, có thể được sử dụng trong các công thức làm kem và sữa chua, hoạt động như một loại gel lỏng sau khi khuấy.
Caprylhydroxamic Acid là thành phần trung hòa ion khoáng, nhất là sắt. Được dùng trong vai trò chất bảo quản sản phẩm, Caprylhydroxamic Acid có cơ chế hoạt động như tác nhân phân hủy sinh học, chống nấm mốc.
Trong những sản phẩm mỹ phẩm không sử dụng chất bảo quản, Caprylhydroxamic Acid thường được dùng kết hợp với một loại glycol có khả năng chống vi khuẩn, chẳng hạn như propanediol, để phát huy vai trò bảo quản cho sản phẩm.

Như chúng ta đều biết, các sản phẩm mỹ phẩm có chứa nước, điển hình như kem dưỡng da, sữa rửa mặt, toner,… đều có thể bị nhiễm khuẩn, nấm men và nấm mốc phát triển khiến sản phẩm nhanh bị hư hỏng, biến chất, gây ảnh hưởng đến người sử dụng.
Một khi vi khuẩn, nấm mốc hoặc nấm men xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân sẽ làm giảm thời hạn sử dụng. Các thành phần trong sản phẩm bị vi khuẩn phá vỡ khiến sản phẩm kém ổn định, giảm chất lượng. Quan trọng hơn, nhiễm khuẩn, nấm mốc trong sản phẩm có thể đưa đến số rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe và làn da.
Do đó, để chắc chắn vi sinh vật không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho người sử dụng, các sản phẩm mỹ phẩm cần chứa một số loại chất bảo quản. Caprylhydroxamic Acid có khả năng chống nấm nên được dùng làm chất bảo quản phổ biến để giải quyết các vấn đề nói trên. Không giống như nhiều chất bảo quản khác, Caprylhydroxamic Acid hoạt động hiệu quả ở độ pH trung bình. Chất này có ưu điểm nữa chính là khả năng tương thích với hầu hết các thành phần mỹ phẩm.
Alpha Arbutin là gì?
Alpha Arbutin là một dạng của Arbutin - thành phần thường thấy trong các sản phẩm dùng làm trắng da. Arbutin, về mặt hóa học arbutin, được xem là một dạng của hydroquinone (chất làm trắng da) nhưng trong phân tử arbutin lại chứa thêm glucose. Nói thêm về hydroquinone, đây là chất có khả năng giúp làm sáng da; tuy nhiên nếu chúng ta dùng nó không kiểm soát sẽ có thể gây ra tác dụng phụ lớn, bao gồm việc mất màu da vĩnh viễn. Trên thế giới, nhiều nước đã có quy định cấm sử dụng hydroquinone.

Với Arbutin, việc làm sáng da lành tính hơn rất nhiều. Arbutin không làm hại các tế bào melanocytes tự nhiên trong cơ thể, thay vào đó nó sẽ giúp ức chế enzyme trong tế bào – vốn được biết đến là nơi sản sinh ra melanin. Nói cách khác, Arbutin có công dụng ngăn chặn hoạt động của melanin; đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến làn da như phục hồi da bị nám, tàn nhang, không đều màu. Làn da sẽ dần trắng sáng lên một cách tự nhiên, mà không bị ảnh hưởng tiêu cực nào. Điều này lý giải vì sao Arbutin, đặc biệt là Alpha Arbutin được các nhà nghiên cứu mỹ phẩm ưu tiên chọn đưa vào công thức với vai trò là thành phần dưỡng trắng da.
Alpha Arbutin có thể được tìm thấy ở một số loại quả và ngũ cốc như việt quất, nam việt quất, quả dâu gấu, lúa mì, lê… Trong đó, phổ biến nhất là quả dâu gấu đã được sử dụng hàng trăm năm qua như một loại kháng sinh tự nhiên.

Alpha Arbutin được yêu thích là nhờ là sự lành tính của nó. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy chắc chắn rằng khi dùng Alpha Arbutin ở lượng lớn và lâu dài có thể làm hại da. Hầu hết nồng độ có trong mỹ phẩm được kiểm soát rất tốt, đều ở mức vừa phải, có thể phát huy tối đa công dụng mà lại an toàn. Nếu bạn muốn tìm sản phẩm trắng da phù hợp với da, không gây tác dụng phụ thì Alpha Arbutin là một lựa chọn sáng suốt.
Arbutin có hai dạng là alpha và beta. Alpha là dạng Arbutin tinh khiết nhất hiện nay nên thường có mức giá khá cao. Tuy nhiên, so với dạng beta thì alpha cho mức độ ổn định cao hơn và có tác dụng ức chế mạnh hơn. Alpha Arbutin tồn tại ở dạng bột tinh thể màu trắng, tan được trong nước nên da dễ dàng hấp thụ, độ pH dao động ở mức 3,5 – 6,5.
Điều chế sản xuất Alpha Arbutin
Alpha Arbutin là hoạt chất có nguồn gốc thực vật, thu được từ quá trình thủy phân glucoside nên có độ an toàn rất cao.

Trong tự nhiên, Alpha-Arbutin được chiết xuất từ cây Bearberry. Ngoài ra, Alpha Arbutin cũng được tìm thấy trong mầm lúa mì, da lê, trong lá của quả việt quất và nam việt quất. Tuy nhiên, việc chiết xuất arbutin từ tự nhiên không dễ dàng nên hiện tại có khá nhiều arbutin được tổng hợp từ phòng thí nghiệm.
Cơ chế hoạt động của Alpha Arbutin
Các Alpha Arbutin có cơ chế hoạt động thông qua quá trình giải phóng có kiểm soát gây ức chế quá trình oxy hóa của L-tyrosine (hoạt động monophenolase) được xúc tác bởi men tyrosinase và chống lại hoạt động liên kết trong tyrosinase.
Nhờ phân tử có thêm Glucose, Arbutin sẽ ức chế các enzyme sản sinh ra melanin trong tế bào, từ đó giúp trắng da, nâng tone màu da.

So với khi sử dụng các Hydroquinone (chất làm trắng da) trực tiếp, Arbutin ít gây kích ứng hơn cũng như xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Nhờ đó, hiệu quả mang lại cũng vững chắc và không hại da hơn.
Hydrogen Dimethicone là gì?
Hydrogen Dimethicone là một thành phần gốc silicone được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân. Nó giữ cho tất cả các thành phần trong sản phẩm không bị tách rời. Nó cũng mang lại cho các sản phẩm này một kết cấu mịn, mượt.
Công thức hóa học Hydrogen Dimethicone
Điều chế sản xuất Hydrogen Dimethicone
Hydrogen Dimethicone là một loại silicone. Do đó, nó là tổng hợp và hoàn toàn không phải tự nhiên.
Cơ chế hoạt động Hydrogen Dimethicone
Khi thoa lên da hoặc tóc, Hydrogen dimethicone tạo ra một hàng rào vật lý để giữ ẩm, giữ cho da ẩm và không bị xoăn cứng.
Trong mỹ phẩm, Hydrogen dimethicone “giúp làm đầy nếp nhăn"- Bác sĩ da liễu Jessie Cheung cho biết.
Nó giúp lớp trang điểm của bạn trông đều hơn chứ không bị bết Hydrogen Dimethicone cũng không gây dị ứng, có nghĩa là nó sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Nhiều loại mỹ phẩm có chứa Hydrogen dimethicone. Nó làm thay đổi kết cấu của công thức để chúng có cảm giác mượt mà như nhung. Nó cũng không mùi, không màu, không gây dị ứng và không gây dị ứng, có nghĩa là nó có nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông thấp.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Clofibrate (Clofibrat)
Loại thuốc
Thuốc chống rối loạn lipid máu (nhóm fibrat).
Dạng thuốc và hàm lượng
Nang 500 mg
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Hoàng bá.
Tên khác: Hoàng nghiệt, Bá bì, Bá mộc, Xuyên hoàng bá.
Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr., Phellodendron chinense Schneid, họ cam quýt (Rutaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Hoàng bá là một loài cây to cao, có thể cao tới 20 - 25m, đường kính thân có thể đạt đến 70cm. Vỏ thân dày, phân thành 2 tầng rõ rệt, tầng ngoài có màu xám còn tầng trong có màu vàng. Lá mọc đối, kép gồm 5 - 13 lá chét nhỏ hình trứng dài, mép nguyên. Hoa tím đen, bên trong chứa từ 2 - 5 hạt. Ra hoa mùa hạ.
Ngoài loại cây Hoàng bá kể trên, tại Trung Quốc người ta còn khai thác vỏ cây Xuyên hoàng bá, tên khoa học là Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinensis Fr. Schmidt (có tác giả xác định là Phellodendron sinensis Schneider), loại cây này nhỏ và thấp hơn, có 7 - 15 lá chét, quả hình trứng còn quả của cây hoàng bá nói trên thì có hình cầu.

Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Vị Hoàng bá thật hiện tại còn phải nhập vì chưa có Hoàng bá mọc tự nhiên ở nước ta. Tại Trung Quốc, hoàng bá có ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu. Tại nước Nga, Hoàng bá mọc ở Siberia. Mấy năm gần đây, chúng ta đã xin được hạt và bắt đầu trồng thử nghiệm. Sơ bộ, thấy cây mọc khỏe, tốt nhưng chưa đưa ra trồng quy mô lớn để khai thác.
Thu hái: Vỏ thân thường được thu hoạch vào mùa hạ.
Chế biến: Vỏ thân thu hái xong được cạo sạch lớp vỏ ngoài, chỉ để lại lớp trong dày khoảng 1cm, đem cắt thành từng miếng dài khoảng 9cm rộng 6cm rồi phơi khô. Loại tốt có màu vàng tươi và vị rất đắng. Hoàng bá có thể dùng dạng phơi khô hoặc tán bột.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng chủ yếu là vỏ thân.

Ceramide là gì?
Ceramide được biết đến là một trong ba loại lipid tham gia cấu tạo lớp màng trên bề mặt da. Chất này chiếm 40-50% lipid ở lớp ngoài cùng của da – còn gọi là lớp sừng (số % còn lại là cholesterol và các acid béo tự do).
Có vai trò thiết yếu đảm bảo khả năng hoạt động của hàng rào bảo vệ da (lớp màng Hydrolipid) và duy trì độ ẩm cần thiết của da, Ceramide có thể nói là một trong những thành phần quan trọng quyết định đến vẻ đẹp của làn da.

Tham gia cấu tạo làn da, tuy nhiên Ceramide theo thời gian sẽ mất dần đi. Bên cạnh đó, tuổi tác cùng những ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời cũng khiến sự sản sinh ceramide tự nhiên trên da bị giảm sút. Hậu quả là làn da chúng ta mất nước và độ ẩm trở nên khô hơn, nếp nhăn xuất hiện, kích ứng hoặc mẩn đỏ. Sử dụng ceramide trong chăm sóc da thời điểm này để khôi phục đáng kể lượng ceramide bị giảm sút.
Cơ chế hoạt động của Ceramide
Khi chúng ta dùng sản phẩm bôi ngoài da, Ceramide sẽ bắt chước các chất béo có trong da, nhanh chóng hấp thụ vào bề mặt da, lấp đầy những “vết nứt” do thiếu hụt. Ceramide hoạt động ở lớp da trên cùng (lớp biểu bì), đồng hành cùng hàng rào bảo vệ da.
Mọi loại da đều có thể phù hợp để sử dụng sản phẩm có chứa Ceramide.
Sản phẩm liên quan







